« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam giai đoạn 2010-2020


Tóm tắt Xem thử

- Kết cấu của luận văn 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 1.1.
- Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.1.1.
- Sự ra đời và phát triển lý thuyết về chiến lược kinh doanh 10 1.1.2.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh 11 1.1.3.
- Bản chất của chiến lược kinh doanh 12 1.1.4.
- Đặc trưng của chiến lược kinh doanh 14 1.1.5.
- Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh 16 1.1.6.
- Phân loại các loại hình chiến lược kinh doanh 17 1.1.7.
- Một số mô hình chiến lược kinh doanh 19 1.1.8.
- Các chiến lược kinh doanh bộ phận 24 1.2.
- Quản trị chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp 28 1.2.1.
- Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh 28 1.2.2.
- Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh 28 Trường ĐHBK Hà Nội 4 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD 1.2.3.
- Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh 29 1.3.
- Tác động của môi trƣờng kinh doanh tới chiến lƣợc của doanh nghiệp 33 1.3.1.
- Môi trường bên trong doanh nghiệp 40 1.3.3.
- Kết luận Chƣơng 1 44 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PTSC) 2.1.
- Thực trạng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của PTSC 77 Trường ĐHBK Hà Nội 5 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD 2.4.1 Thực trạng xây dựng chiến lược SXKD giai đoạn Thực trạng xây dựng chiến lược SXKD giai đoạn 2007 đến nay 78 2.5.
- Kết luận Chƣơng 2 79 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PTSC) GIAI ĐOẠN .
- Căn cứ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho PTSC giai đoạn .
- Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, dịch vụ cho PTSC giai đoạn Các mục tiêu cụ thể phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật của PTSC 88 3.2.2 Kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược 89 3.3.
- Một số giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của PTSC giai đoạn .
- Công ty cổ phần phân đạm và hoá chất dầu khí 7 PVGas Tổng công ty khí Việt Nam 8 PVOil Tổng công ty Dầu Việt Nam 9 LNTT Lợi nhuận trước thuế 10 VĐL Vốn điều lệ 11 HĐLĐ Hợp đồng lao động 12 NSNN Ngân sách nhà nước 13 ATSKMT&CL An toàn, sứa khoẻ, môi trường và chất lượng 14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 15 XDCB Xây dựng cơ bản 16 R&D Research & Development Trường ĐHBK Hà Nội 7 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG SỐ LIỆU TT Hình/Bảng Tên Bảng/Sơ đồ Trang 1 Hình 1.1 Mô hình quản lý chiến lược 30 2 Bảng 1.1 Cấu trúc ma trận SWOT 43 3 Bảng 2.1 Dự báo nhu cầu và sản lượng khai thác dầu một số nước Đông Bắc Á và ASEAN đến năm 2020 50 4 Hinh 2.1 Sản lượng dự báo khai thác qui dầu ở nước ngoài của PVN giai đoạn Hình 2.2 Sản lượng dự báo khai thác qui dầu ở nước ngoài của PVN giai đoạn Phương án cơ sở 52 6 Hình 2.3 Sản lượng dự báo khai thác qui dầu ở nước ngoài của PVN giai đoạn Phương án cao 53 7 Hình 2.4 Sơ đồ môi trường tác nghiệp trong ngành 58 8 Hình 2.5 Đặc điểm dịch vụ ảnh hưởng đến nhà cung cấp dịch vụ 67 9 Hình 2.6 Lực lượng lao động của PTSC giai đoạn Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của PTSC theo quốc tịch, giới tính và độ tuổi 68 11 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ, loại HĐLĐ 69 12 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu tài chính của PTSC tính đến Hình 2.7 Doanh thu của PTSC giai đoạn Hình 2.8 Lợi nhuận trước thuế của PTSC giai đoạn Hình 2.9 Thu nộp NSNN của PTSC giai đoạn Bảng 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu chiến lược chủ yếu của PTSC giai đoạn Bảng 3.2 Danh mục các dự án đầu tư của PTSC giai đoạn Trường ĐHBK Hà Nội 8 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Sự cần thiết và lý do chọn đề tài Hoạt động cung cấp dịch vụ dầu khí có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
- Vì vậy, nếu được tổ chức phát triển tốt, hoạt động dịch vụ dầu khí sẽ có đóng góp đáng kể vào hoạt động sản xuất kinh doanh chung của PVN.
- Để giải quyết tốt yêu cầu nâng cao tỷ trọng doanh thu của các loại hình dịch vụ dầu khí trong tổng doanh thu của toàn ngành đòi hỏi cần phải có định hướng rõ ràng về các loại hình dịch vụ dầu khí nói chung, trong đó có các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí nói riêng mà PTSC có thể cung cấp và cần phải có phương hướng và tập trung phát triển các loại dịch vụ đã được lựa chọn để trên cơ sở đó xây dựng chiến lược dài hạn của công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh các loại hình dịch vụ dầu khí.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài Dựa trên cơ sở các lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh, tập hợp và phân tích số các liệu để.
- Xây dựng một số chiến lược cơ bản, để từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong giai đoạn 2010-2020 của PTSC.
- Phạm vi nghiên cứu Vận dụng lý thuyết chung về xây dựng chiến lược kinh doanh để phân tích thực trạng tình hình SXKD, dịch vụ của PTSC.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hoá được một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, năng lực cạnh tranh của PTSC.
- nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Chƣơng 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giai đoạn 2010-2020 Tóm tắt luận văn bằng tiếng Việt Tóm tắt luận văn bằng tiếng Anh Danh mục các tài liệu tham khảo Trường ĐHBK Hà Nội 10 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 1.1.
- Chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1.
- Sự ra đời và phát triển lý thuyết về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược đã được xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực quân sự từ ngày xưa, là phương pháp, cách thức chỉ huy, điều khiển các trận đánh.
- Theo thời gian, khi xã hội ngày càng phát triển, nhờ tính ưu việt, chiến lược đã được phát triển sang nhiều lĩnh vực khác như: Chính trị, văn hoá, kinh tế, đời sống xã hội, công nghệ… Đến năm 1950, chiến lược đã được sử dụng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp đó là một số các chủ trương, ý tưởng hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các tiềm lực tài nguyên.
- Vào giai đoạn này, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều biến đổi lớn như.
- Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn và mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
- Trường ĐHBK Hà Nội 11 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD Từ những biến đổi mạnh mẽ nêu trên đã kéo theo sự biến đổi của môi trường kinh doanh.
- Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật… thì chiến lược kinh doanh đã được áp dụng từ những năm 1950 và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất to lớn.
- Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, chiến lược kinh doanh là một phạm trù tương đối mới mẻ, ít được nhắc đến.
- Các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch của nhà nước, mang tính tập trung cao độ.
- Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc xây dựng chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội… Do đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp chưa được áp dụng rộng rãi.
- Từ khi có sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đa số các doanh nghiệp nước ta phải đối mặt với những điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, phức tạp mang tính biến động và rủi ro cao.
- Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp lúc này là đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
- Chính vì lý do đó, các doanh nghiệp và các cơ quan đã bắt đầu có hoạt động quản trị chiến lược và trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị doanh nghiệp.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh Hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Theo các cách tiếp cận khác nhau, các nhà kinh tế học trên thế giới đưa ra một số quan điểm về chiến lược kinh doanh như sau.
- Theo Michael E.Porter thì: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ” [11, tr.2].
- Theo K.Ohmae thì: “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác Trường ĐHBK Hà Nội 12 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD định đúng ranh giới của sự thoả hiệp” và ông nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững với đối thủ cạnh tranh”.
- [11, tr.2] Ngoài ra, có một nhóm các nhà kinh tế còn có những cách tiếp cận khác cho rằng chiến lược là tập hợp các kế hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động.
- Theo James B.Quinn thì: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể dính với nhau”.
- Theo William J.Guech thì: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện”.
- Theo Alfred Chandler thì: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
- [11, tr.2] Mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chiến lược kinh doanh, nhưng bằng cách tiếp cận nào thì chiến lược kinh doanh cũng phải đáp ứng các yếu tố cơ bản sau đây: [11] Thứ nhất: Phải xác định rõ các mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp.
- Thứ ba: Phải được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược.
- Thứ tƣ: Chiến lược kinh doanh phải được lập cho một khoảng thời gian dài, thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm.
- Bản chất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của chiến lược kinh doanh được thể hiện trên các mặt sau: Trường ĐHBK Hà Nội 13 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD a) Chiến lược kinh doanh thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải phân tích hoàn cảnh khách quan của mình.
- Đồng thời cũng phải nghiên cứu những điều kiện chủ quan của doanh nghiệp để biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải kết hợp tốt những cơ hội mà hoàn cảnh khách quan mang lại với những điểm mạnh của doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có các giải pháp khắc phục những thách thức và điểm yếu của doanh nghiệp.
- Do đó, chúng ta phải nghiên cứu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và chỉ có như vậy mới có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp.
- b) Chiến lược kinh doanh là mô thức kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh là cương lĩnh hoạt động của doanh nghiệp, là phương thức sử dụng các nguồn lực, là căn cứ để giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp.
- Do đó, xét trên khía cạnh này ta thấy chiến lược kinh doanh là mô thức của doanh nghiệp.
- c) Chiến lược kinh doanh thể hiện quan niệm giá trị của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị, tinh thần tiến thủ, ý chí ngoan cường của người lãnh đạo doanh nghiệp, phản ánh sự đánh giá của người lãnh đạo về hoàn cảnh khách quan và điều kiện chủ quan của doanh nghiệp.
- Cùng một doanh nghiệp, nhưng với mỗi người lãnh đạo khác nhau sẽ có quan niệm khác nhau về giá trị của doanh nghiệp và do đó sẽ có những quyết định về chiến lược khác nhau.
- Chỉ khi người lãnh đạo đánh giá đúng hoàn cảnh khách quan và điều kiện chủ quan của doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
- d) Chiến lược kinh doanh là sự sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp Sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp căn cứ vào mục tiêu nhất định, sắp xếp và hình thành một hệ thống quản trị mới hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Do đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp và sự sáng tạo quản trị phải kết hợp chặt chẽ với sự sáng tạo về chế độ đãi ngộ, sáng tạo về tổ chức, Trường ĐHBK Hà Nội 14 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD sáng tạo về khoa học kỹ thuật… mới có thể phát huy hết tác dụng của chiến lược kinh doanh.
- e) Chiến lược kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp là quan trọng nhưng việc thực hiện chiến lược kinh doanh đưa ra còn quan trọng hơn nhiều.
- nếu có chiến lược nhưng không thực hiện thì chiến lược đó trở thành vô nghĩa.
- Muốn thực hiện được chiến lược thì toàn thể cán bộ công nhân viên phải nắm vững được chiến lược và phải biến chiến lược đó thành kế hoạch hàng năm, kế hoạch của từng bộ phận, thành hành động của từng người và phải có tính khả thi.
- Đặc trưng của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh được thể hiện qua một số đặc trưng sau: [6] a) Tính toàn cục Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp, nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan.
- Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện ở ba mặt sau.
- Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của doanh nghiệp, là cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với xu thế phát triển của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội… trong một thời kỳ nhất định.
- Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với trào lưu hội nhập kinh tế thế giới.
- Tính toàn cục của kế hoạch kinh doanh đòi hỏi phải xem xét tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, hoàn cảnh quốc gia và hoàn cảnh quốc tế.
- Nếu không có quan điểm toàn cục thì không thể có chiến lược kinh doanh tốt.
- b) Tính nhìn xa Trước đây nhiều doanh nghiệp không có quy hoạch chiến lược cụ thể, gặp công việc gì thì làm việc đó và làm theo phong trào nên làm việc rất vất vả mà hiệu quả kinh tế không cao.
- Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do không nắm được xu thế phát triển của doanh nghiệp.
- Do đó muốn xây dựng chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm tốt công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội.
- Một chiến lược kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội 15 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD thành công thông thường là chiến lược được xây dựng trên cơ sở dự báo đúng và chính xác.
- c) Tính cạnh tranh Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
- Tính cạnh tranh là đặc trưng căn bản nhất của chiến lược kinh doanh.
- Trong giai đoạn hiện nay, không có doanh nghiệp nào là không hoạt động trong môi trường cạnh tranh.
- Do đó chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác để nhờ đó giành được thắng lợi trong cạnh tranh.
- d) Tính rủi ro Chiến lược kinh doanh là quy hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai nhưng môi trường tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai là điều không thể chắc chắn và hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian.
- Do đó, thời gian thực hiện của chiến lược càng dài thì các nhân tố không chắc chắn của hoàn cảnh khách quan càng nhiều và mức độ không chắc chắn càng lớn dẫn đến rủi ro của chiến lược cũng lớn theo.
- Tính rủi ro của chiến lược kinh doanh đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải đứng cao, nhìn xa, trông rộng, quan sát một cách thận trọng, khách quan tính chất, mức độ và hướng thay đổi của hoàn cảnh khách quan mới có thể đưa ra được chiến lược đúng đắn.
- Do đó, chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay phải tính toán thời gian thực hiện phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt và tính hiện thực của chiến lược.
- e) Tính chuyên nghiệp và sáng tạo Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ vào thực lực của mình để chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của doanh nghiệp, tránh những ngành mà các doanh nghiệp lớn có thế mạnh.
- Đa số các doanh nghiệp làm được như vậy đều thành công, phát triển tốt.
- Chuyên nghiệp và sáng tạo kỹ thuật thích hợp là biện pháp quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Trường ĐHBK Hà Nội 16 Khoa Kinh tế & Quản lý Học viên: Đinh Hoàng Anh Luận văn thạc sỹ QTKD f) Tính ổn định tương đối Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính ổn định tương đối trong một giai đoạn nhất định, nếu không nó sẽ không có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
- Môi trường khách quan và hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp là một quá trình vận động không ngừng.
- Chiến lược kinh doanh cũng phải có khả năng điều chỉnh, phù hợp với hoàn cảnh khách quan.
- Chiến lược kinh doanh không thể cố định nhưng cũng không thể thay đổi quá nhanh mà phải tương đối ổn định.
- Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt sau: [6.
- Giúp cho doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích, hướng đi của mình, làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra các phương án kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tăng sự liên kết và gắn bó của cán bộ quản trị trong thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp tạo ra thế chủ động tác động tới môi trường, làm thay đổi môi trường cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
- Xây dựng chiến lược khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tăng cường tính tập thể

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt