« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Bùi Thị Nga MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG VNS HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- 10 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.
- 11 1.1 Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực.
- 11 1.1.1 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực.
- 11 1.1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực.
- 13 1.1.3 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- 14 1.2 Các nội dung cơ bản của công tác quản trị nguồn nhân lực.
- 16 1.2.1 Chức năng thu hút nguồn nhân lực.
- 16 1.2.1.1 Xác định nhu cầu nhân lực.
- 16 1.2.1.2 Tuyển dụng nhân lực.
- 21 1.2.1.3 Công tác phân công, sắp xếp nhân lực vào các vị trí.
- 24 1.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- 25 1.2.2.1 Xác định nhu cầu nhân lực cho đào tạo.
- 26 1.2.2.2 Thực hiện các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- 30 1.2.3 Chức năng duy trì nguồn nhân lực.
- 36 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- 37 1.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo số lượng và cơ cấu.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng, nguồn nhân lực theo chỉ tiêu thời gian và cường độ lao động.
- 37 Trường đại học Bách Khoa Hà Nội - 4 - Khoa kinh tế và quản lý.
- 1.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo doanh thu.
- 39 1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- 41 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG VNS HÀ NỘI.
- 43 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- 43 2.1.1 Giới thiệu về công ty.
- 43 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội.
- 43 2.1.3 Phòng quản trị tổng hợp.
- 46 2.1.5 Cơ cấu về lao động trong công ty.
- 50 2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội.
- 51 2.2.1 Công tác thu hút nguồn nhân lực.
- Công tác xác định nguồn nhân lực tại công ty.
- 51 2.2.1.2 Hiện trạng công tác tuyển dụng tại công ty.
- 54 2.2.1.3 Tổng kết đánh giá ưu nhược điểm của công tác thu hút nguồn nhân lực của công ty.
- 60 2.2.2 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- 60 2.2.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu và lập kế hoạch nhân lực cần đào tạo của công ty.
- 61 2.2.2.2 Đánh giá về công tác thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
- 63 2.2.2.3 Đánh giá ưu nhược điểm của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty.
- 64 2.2.3 Công tác duy trì và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
- 68 2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty.
- 73 2.2.4.3 Một số tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực trong công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội.
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG VNS HÀ NỘI.
- 77 3.1 Mục tiêu chiến lược phát triển của công ty.
- 77 3.1.1 Mục tiêu chiến lược phát triển công ty.
- 77 3.1.2 Hệ thống lại các tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty.
- 79 3.2.1 Giải pháp: cải tiến quy trình thu hút tuyển dụng của công ty.
- Giải pháp 3: Tăng cường đào tạo nội bộ cho các nhân viên trong công ty.
- Thu hút và giữ chân người tài trong công ty.
- …15 Hình 1.2 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực.
- 34 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội.
- 44 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của Phòng quản trị tổng hợp Công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội.
- 48 Hình 2.3 Quy trình tuyển dụng của công ty.
- 53 Bảng 2.4 Bảng số liệu tuyển dụng của công ty qua các năm.
- 57 Bảng 2.5 Bảng kết quả tuyển dụng lao động của công ty trong năm 2010.
- 71 Bảng 2.11 Bảng tóm tắt kết quả phân tích các tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty.
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT QTNNL: Quản trị nguồn nhân lực CBCNV: Cán bộ công nhân viên VND: Việt Nam Đồng HĐQT: Hội đồng quản trị QTTH: Phòng quản trị tổng hợp Ban GĐ: Ban giám đốc NV: Nhân viên CBQL: Cán bộ quản lý TNBQ: Thu nhập bình quân Trường đại học Bách Khoa Hà Nội - 8 - Khoa kinh tế và quản lý.
- Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp.
- Quản trị nhân lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ (A.
- Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý báu của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.
- Như vậy có thể khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Việc quản trị nguồn nhân lực có liên quan đến sự thành bại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Trường đại học Bách Khoa Hà Nội - 9 - Khoa kinh tế và quản lý.
- Công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội mới thành lập từ năm 2007.
- Do những chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện hiện tại, công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội gặp không ít khó khăn trong công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Với kiến thức đã học được từ Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG VNS HÀ NỘI” với hi vọng có thể giúp Ban giám đốc công ty thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực hiệu quả hơn.
- MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN Với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đội ngũ nhân sự trong công ty, tác giả hi vọng đánh giá được công tác quản trị nguồn nhân lực một cách chính xác hiện trạng của công ty cũng như tầm quan trọng của nó.
- Đồng thời là tài liệu tham khảo cho giám đốc công ty để giúp sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn, mang lại hiệu quả cho công ty.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là thực trạng nguồn nhân lực của công ty cổ phần thương mại và xây dựng VNS Hà Nội.
- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương: CHƯƠNG I: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực, chương này giới thiệu khái quát về Quản trị nguồn nhân lực, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của quản trị nhân lực.
- Đây là cơ sở lý luận định hướng quản trị nguồn nhân lực tại công ty VNS Hà Nội CHƯƠNG II: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty VNS Hà Nội.
- Giới thiệu sơ lược về công ty - Thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty - Hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty VNS Hà Nội.
- Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty, đưa ra một số giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty.
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực Con người là vốn quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp - hơn lúc nào hết, câu nói này càng có giá trị và ý nghĩa khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập toàn cầu một cách mạnh mẽ, tính chất cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày càng gay gắt, thì yếu tố con người ngày càng là nền tảng trọng yếu nhất trong mỗi tổ chức, đặc biệt là mỗi doanh nghiệp.
- Việc thu hút và sử dụng nhân tài luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp và doanh nhân, bởi hơn bao giờ hết, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp chính là có nguồn nhân lực tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, có tính cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng biến động kinh tế, có nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ rõ rất nhiều điểm yếu, lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà một trong số nguyên nhân chủ đạo vẫn là thiếu hoặc yếu tầm hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực.
- Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) là một tên gọi khá mới trong chuỗi khái niệm và thông lệ liên quan đến quản lý con người.
- Càng về sau này, quản trị nguồn nhân lực được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là Úc, các nước vùng Scandivania và Nam Phi.
- Quản trị nguồn nhân lực được đánh giá là một khâu hết sức Trường đại học Bách Khoa Hà Nội - 12 - Khoa kinh tế và quản lý.
- Khái niệm về nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
- Vậy “Quản trị nguồn nhân lực là hoạch định và tổ chức thực hiện hệ thống các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm có nhân lực để sử dụng, sử dụng tốt nhất và làm cho nó không ngừng phát triển” PGS.TS kinh tế Đỗ Văn Phức (2005), Giáo trình quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật).
- Một khái niệm khác: “Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của nó.
- Quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với chiến lược hoạt động của công ty” (Nguồn: Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright: Human Resource Management – Gaining A Competitive Advantage, 6th Ed (2006) McGraw-Hill Iriwn, P5).
- Ở đây danh từ “Quản trị” bao gồm các khía cạnh nhân sự liên quan đến cơ cấu, điều hành và phát triển.
- Điều hành: Nghĩa là chỉ đạo nhân lực trong ý nghĩa điều khiển cung cách ứng xử của nhân viên qua quá trình lãnh đạo nhân viên và chế ngự hệ thống nhân sự.
- Như vậy quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quan trọng trong bất kỳ một tổ chức nào, đó là quản trị con người.
- là hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người đảm bảo cho việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
- 1.1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực Đặc điểm: Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận của quản lý doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý doanh nghiệp ứng với yếu tố con người.
- Đây là đặc điểm lớn nhất và chủ yếu nhất của quản lý nguồn nhân lực, chi phối toàn bộ đến các nội dung của quản lý nguồn nhân lực.
- Chức năng: Quản trị nguồn nhân lực thực hiện các chức năng sau.
- Thu hút nguồn nhân lực - Đào tạo và phát triển - Duy trì nguồn nhân lực Ngoài ra, Quản trị nguồn nhân lực còn nhằm củng cố và duy trì đầy đủ cân đối kịp thời số lượng và chất lượng nhân lực cho mọi hoạt động của tổ chức.
- Mục tiêu Mục tiêu chung của quản trị nhân lực là nhằm cung cấp cho tổ chức một lực lượng lao động có hiệu quả.
- Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ: Mỗi bộ phận trong tổ chức đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, quản lý nguồn nhân lực trợ giúp cho các bộ phận này thực hiện được chức năng và nhiệm của mình trong tổ chức.
- 1.1.3 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Một câu hỏi đặt ra: ai phụ trách quản trị nguồn nhân lực trong quản lý doanh nghiệp? Rõ ràng câu trả lời sẽ là: mọi nhà quản lý trong doanh nghiệp.
- Quản trị nguồn nhân lực là đảm bảo có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu của công ty.
- Nhưng dù ở bất cứ xã hội nào vấn đề mấu chốt của quản trị vẫn là quản trị nguồn nhân lực.
- Như vậy có thể thấy sự phát triển của một quốc gia, tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực trí tuệ và tay nghề của con người là chủ yếu thay vì dựa vào nguồn tài nguyên vốn, vật chất trước đây thì nguồn nhân lực càng đóng vai trò quan trọng hơn.
- Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật tư phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết hoặc quản trị kém nguồn tài nguyên nhân sự.
- Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn hóa của tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hay lúc nào cũng căng thẳng bất ổn định.
- Việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực là hết sức cần thiết bởi vì.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng.
- Nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản lý biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên của mình và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong công việc tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.
- Công tác quản trị nguồn nhân lực có mối liên hệ trực tiếp với tất cả các quá trình khác của doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt