« Home « Kết quả tìm kiếm

Suy nghĩ về việc hành nghề của giới làm báo


Tóm tắt Xem thử

- Đôi điều về việc hành nghề của người làm báo Phạm Lệnh Hồ Người làm báo là những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông thông tin, có chức năng chính yếu là sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện công nghệ hiện đại để trình bày những sự kiện đang diễn ra trong xã hội, bình luận về ý nghĩa của những sự kiện ấy, giúp từng cá nhân của một cộng đồng nhận thức về những diễn biến liên quan đến mọi hoạt động của con người, của các nhóm người, của các cộng đồng, và của toàn thể loài người với mục đích duy trì sự ổn định và sự phát triển của xã hội loài người.
- Đây là loại hoạt động mang lại cho xã hội con người những sản phẩm có khả năng tác động mạnh mẽ đến nhiều lãnh vực của cuộc sống.
- Người làm báo cũng tham gia vào việc cung cấp cho xã hội các phương tiện mang tính cách giải trí, nhưng phải hiểu rằng đây chỉ là chức năng thứ yếu.
- Những người làm báo họp thành một giới được gọi là giới báo chí.
- Do mọi xã hội luôn luôn hình thành những nhóm thiểu số có quyền lực và đa số người khác bị chi phối bởi quyền lực, đã có quan điểm cho rằng báo chí phải được hoàn toàn tự do để đóng vai trò quyền lực thứ tư bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp nhờ đó mà có thể góp phần bảo vệ những người thấp cổ bé miệng.
- Tuy nhiên, về phương diện đạo đức, tất cả mọi quyền lực, kể cả quyền tự do, đều chịu một hạn chế nghiêm ngặt là không được xâm phạm đến tự do của người khác.
- Đối với người làm báo, sự tự do của nhà báo trước hết là không được vi phạm tính trung thực và sự khách quan.
- vì một sản phẩm báo chí không trung thực và không khách quan là vi phạm đến tự do của người khác ở chỗ đã áp đặt quan điểm của mình đối với đại chúng.
- Tuy nhiên, ngay cả khái niệm trung thực trong việc làm báo cũng không phải dễ định nghĩa.
- vì thế, trước mỗi sự kiện, người làm báo đều tường thuật và nhận định theo góc nhìn dựa vào xuất thân và bối cảnh giáo dục đó.
- Như vậy, việc nhìn nhận một sự việc không bao giờ có thể bao quát để thể hiện trọn vẹn sự thật.
- Có thể có những thiếu sót do không đủ tầm nhìn.
- Chính vì vậy, người làm báo không nên phủ nhận những cách tường thuật khác với góc nhìn của mình, miễn sao, những thiếu sót của các góc nhìn khác nhau không phải do cố ý bóp méo một sự thật.
- Như vậy, người làm báo nên chấp nhận lập trường của người khác trên tinh thần cầu thị để cùng nhau thấy rõ mọi ý nghĩa của một vấn đề.
- Mặt khác, người làm báo không phải là kẻ ở trên trời rơi xuống, cũng không thể đứng hổng chân trên mặt đất.
- Làm báo là làm báo trong môi trường xã hội nào.
- Khi các xã hội vẫn còn có những khác biệt về lối sống, về phong tục, tập quán, về chế độ chính trị…người làm báo không thể không biết gì đến môi trường xã hội của mình để nêu ra những luận điểm quá xa lạ với môi trường đó.
- Một vấn đề nữa là tuy người làm báo thuộc về giới làm báo, nhưng thực ra, giới làm báo không phải là một giới nghiêm cách không có quan hệ với những giới khác.
- Do các quan hệ xã hội đan xen nhau, người làm báo vẫn có thể bị tác động bởi những tình cảm liên hệ đến những nhóm lợi ích khác nhau có những quyền lợi đối kháng...Cụ thể nhất là những người làm báo vẫn có những niềm tin tôn giáo khác nhau, vẫn có những lập trường chính trị khác nhau.
- Nói tóm lại, đáp ứng được yêu cầu khách quan và trung thực trong hoạt động làm báo không phải là điều đơn giản.
- Như vậy, bằng cách nào người làm báo có thể thực hiện đúng chức năng của nhà báo trong việc “cung cấp thông tin trung thực, phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân,” như được quy định ở khoản 1, điều 15, Luật Báo Chí của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày Đã từ lâu, giới báo chí Việt Nam vẫn mong muốn có được những bản tiêu chuẩn hành nghề, những bộ quy tắc đạo đức của người làm báo.
- Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã nhiều lần đề xướng việc soạn thảo một bộ quy tắc về đạo đức của nghề báo.
- Trong dịp kỷ niệm 86 năm ngày Nhà báo, tại cuộc hội thảo được tổ chức vào ngày 21-6-2011 bởi Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã có ý kiến nói tới việc nhà báo phải thấy rõ được ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội, hiểu đúng mức tác động của nghề báo đối với tư tưởng, tình cảm, và hành động của con người để “…vươn tới phụng sự con người, tôn vinh phẩm giá con người.
- ở bình diện lớn hơn là phụng sự công bằng và tiến bộ của xã hội…” 1 mặc dù “nhà báo luôn thuộc về một dân tộc, một quốc gia.
- do đó, nghĩa vụ phục vụ tổ quốc mình là trách nhiệm công dân của nhà báo.” 2 Có thể coi đây là một luận điểm tích cực đối với đạo đức của người làm báo.
- Hiển nhiên người làm báo cũng là một công dân.
- vì thế, nhà báo phải chu toàn trách nhiệm của mình là có nghĩa vụ phục vụ tổ quốc.
- Kế tiếp là phụng sự con người và tôn vinh phẩm giá con người.
- Con người ở đây vừa là con người phổ quát, vừa là từng con người hiện thực bằng xương bằng thịt.
- Nói chung, với ý kiến dẫn trên, đạo đức cơ bản của người làm báo là hướng tới phục vụ quốc gia, dân tộc, nhân dân.
- mà điều quan trọng nhất là phụng sự cho sự công bằng và tiến bộ của xã hội theo chiều hướng tôn vinh phẩm giá của mọi con người.
- Điều đáng nói là những khái niệm này vẫn còn quá tổng quát và trừu tượng, dẫn đến việc có thể suy diễn dựa trên lợi ích nhóm để bào chữa cho những hành vi sai trái của kẻ có quyền lực, đè nén những kẻ thấp cổ bé miệng, vi phạm lợi ích của quốc gia dân tộc.
- Vì thế, vấn đề còn lại vẫn là cần có những quy định chi tiết hơn để hướng dẫn người làm báo thực thi chức năng của họ một cách đúng mực.
- Một điều rất quan trọng mà người làm báo cần tâm niệm là không thể loan tin thất thiệt, vì chuyện loan tin thất thiệt luôn luôn gây nên những tai họa khôn lường.
- Để minh họa cho việc thông tin không chính xác có thể gây hại như thế nào, người làm báo cũng nên biết đến một câu chuyện được thuật lại trong tập hợp những mẩu chuyện tiền thân của Đức Phật, được gọi là Jataka, thuộc tuyển tập Tiểu bộ của hệ thống kinh điển nguyên thủy của Phật giáo, chuyện Tiếng động mạnh hay Tiền thân Daddabha với nội dung như sau: Một con thỏ ở trong rừng sống dưới một cây kè nhỏ, bên cạnh một cây vilva lớn có trái chín.
- Qua đó, người làm báo cần nhận thức, lưôn luôn phải tìm hiểu kỹ càng một sự việc trước khi đưa thông tin.
- Người làm báo không vì những danh hiệu hão huyền mà tìm cách vội vàng đưa thông tin trước nhất khi chưa kịp kiểm chứng, có thể gây nên những tai họa không đáng có.
- Khi thấy rõ được ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội, dứt khoát người làm báo phải biết cân nhắc khi tường thuật hay bình luận.
- Điều đó đòi hỏi lương tri của người làm báo, một nghề có những quy định đặc biệt, chứ đừng nên bảo rằng đó là thiên chức.
- Về những điều chi tiết liên quan đến hành vi đạo đức của người làm báo trong lúc hành nghề, thực ra báo chí Việt Nam vẫn có thể tham khảo các bộ quy tắc đạo đức của nền báo chí Âu Mỹ, vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc làm báo.
- Giới làm báo có thể hy vọng rằng với những định hướng đạo đức cụ thể được đúc kết trong cuộc hội thảo vừa nêu, một ngày không xa, nền báo chí Việt Nam cũng sẽ có một bộ quy chuẩn hành nghề dành cho người làm báo phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một nền báo chí hiện đại mang tính chuyên nghiệp.
- Phát biểu của ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 23-6-2012.