« Home « Kết quả tìm kiếm

TÍNH CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ NHƯ MỘT GIÁ TRỊ VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ NHƯ MỘT GIÁ TRỊ VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ (trường hợp làng xã Nam Bộ.
- Phan An  Viện KHXH vùng Nam Bộ Làng Nam Bộ, khởi nguồn từ sự tập hợp của những người có chung nhau ý chí, nguyện vọng tìm đất mưu sinh.
- Vì vậy, quan hệ giữa các thành viên của làng buổi đầu là sự cộng cư, là sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người đi khai phá trên những điểm tụ cư giữa cái mênh mông của đất đai hoang hóa.
- Làng Việt Nam Bộ còn là nơi gắn kết của những con người mang trong mình cái nghĩa khí lớn lao là đi mở cõi đất phương Nam.
- Một vùng đất mới được khai mở ở phương Nam Năm 1698 được xem là một cột mốc đánh dấu việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở vùng đất Nam Bộ Việt Nam với sự kiện chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, sắp xếp một cơ cấu hành chính quản lí đất phương Nam “lấy đất Đồng Nai đặt làm Phủ Gia Định” [Trịnh Hoài Đức 1972].
- Thời điểm này, đã hiện diện hơn 40.000 hộ lưu dân người Việt định cư ở vùng đất Nam Bộ (ước khoảng hơn 200.000 người).
- Những di dân người Việt từ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, trước đó đã vào đất Nam Bộ khai hoang lập ấp, tức lập nên các làng xã một cách tự phát.
- Làng dưới thời nhà Nguyễn ở Nam Bộ được phân chia thành ba hạng.
- Những địa vực hành chánh để giới hạn làng, thôn, ấp, xã… ở Nam Bộ qua các thời kì lịch sử đã có nhiều thay đổi, và cũng không ít sự lầm lẫn trong dân gian cũng như trong quản lí nhà nước.
- Hendry về cộng đồng thôn xã ở Việt Nam, đơn vị hành chánh “xã Khánh Hậu” của chính quyền Sài Gòn được tác giả xem như “ Làng Khánh Hậu” (village).
- Dẫn liệu này cho thấy khái niệm về làng, xã ở Nam Bộ trong lịch sử cần có sự tìm hiểu thêm.
- Nhận diện về một làng Việt ở Nam Bộ Làng là một điểm tụ cư, hoặc một thiết chế tổ chức xã hội truyền thống của người Việt - cư dân văn minh canh tác lúa nước.
- Làng Việt Nam Bộ là sản phẩm tái cấu trúc tổ chức xã hội truyền thống của cộng đồng cư dân Việt di cư từ phía Bắc Việt Nam vào cư trú và sinh sống ở Nam Bộ.
- Đến vùng đất mới Nam Bộ, người Việt đã tập hợp nhau lại, cùng cư trú, cùng khai hoang mở đất, mở cõi.
- Một trong những việc quan trọng của những di dân này là thiết lập một cộng đồng cư trú nơi vùng đất mới.
- Công việc khai hoang vỡ đất ở phương Nam không thể không bắt đầu từ cộng đồng và sức mạnh của cộng đồng.
- Làng là sự tập hợp của cộng đồng di dân, mô hình làng là sự chọn lựa tối ưu cho buổi đầu của những di dân Việt trên mảnh đất Nam Bộ.
- Sự tái cấu trúc mô hình cộng đồng làng ở Nam Bộ của di dân người Việt, vừa là sự thừa hưởng những kinh nghiệm, những văn hóa tổ chức truyền thống, và cũng là sự sáng tạo của họ khi tính chuyện tồn tại lâu dài ở vùng đất mới.
- Vì vậy, làng của người Việt Nam Bộ vừa có cái chung với làng Việt ở phía Bắc, vừa có nét đặc thù của Nam Bộ.
- Nếu ở phía Bắc làng Việt có cội nguồn từ các công xã cổ đại, công xã nông nghiệp (thuật ngữ của K.Marx), trong đó, yếu tố dòng họ đóng vai trò quan trọng, thì làng Việt Nam Bộ là sự tập hợp những di dân, sự “liên hiệp tự nguyện của những nông dân tự do.
- Những di dân Việt đến vùng đất Nam Bộ, đa phần là những nông dân, thợ thủ công nghèo khó.
- Họ tìm đến vùng đất Nam Bộ để mưu sinh, để thay đổi hiện trạng cuộc sống.
- Làng Nam Bộ, khởi nguồn từ sự tập hợp của những người có chung nhau ý chí, nguyện vọng tìm đất mưu sinh.
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong làng Nam Bộ tương đối đơn giản hơn, trước hết là mối quan hệ huyết thống không còn chiếm địa vị trọng yếu .
- Sự gia nhập vào cộng đồng làng của một người (đôi khi là một nhóm người) từ nơi khác đến, được những người sống lâu ở làng vui vẻ chấp nhận.
- Không gian cư trú của làng Nam Bộ tương đối rộng và khá thoáng mở.
- Làng ở Nam Bộ trải dài hàng cây số dọc theo kênh rạch, đường giao thông, nhà này cách nhà kia bởi những khu vườn, dòng kênh.
- Chính cái không gian thoáng mở đó, đã làm cho tính độc lập của các thành viên và gia đình trong làng được bảo đảm, tránh sự can thiệp, dòm ngó của láng giềng và sự kiểm soát của cộng đồng làng một cách chặt chẽ.
- Như vậy, làng ở Nam Bộ, ngoài những nét chung với làng ở phía Bắc, còn là một tái cấu trúc làng của di dân người Việt trên đất Nam Bộ, có những nét riêng về lịch sử hình thành, về cấu trúc, quan hệ giữa các thành viên… Những nét riêng và chung đó đã ảnh hưởng đến tính cộng đồng của làng Nam Bộ trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
- Tính cộng đồng của làng xã ở Nam Bộ Làng nói chung trong cả nước và riêng ở Nam Bộ là một tập hợp người, gắn kết bởi nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố cộng cư là quan hệ chủ yếu.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của làng là canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.
- Số làng nghề thủ công ở Nam Bộ không nhiều, các sản phẩm tiêu dùng được mua từ nơi khác đến, từ các thành phố, thị trấn.
- Đáng lưu ý, ở Nam Bộ, hoạt động kinh tế hàng hóa phát triển khá sớm, sự tham dự của người nông dân Nam Bộ vào hoạt động kinh tế hàng hóa có một vai trò quan trọng.
- Trước đây và hiện nay, lúa gạo của Nam Bộ không chỉ cung ứng cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu vào loại các quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á.
- Làng ở Nam Bộ hầu như rất ít có ruộng đất công, khác với các làng Bắc Bộ phổ biến chế độ công điền công thổ [Trần Thị Thu Lương 1994].
- Chế độ sở hữu tư nhân đất ruộng chiếm ưu thế trong các làng Nam Bộ, và điều đó cũng góp phần hình thành những quan hệ xã hội trong làng.
- Một thực tế khác là cơ chế quản lí của làng Nam Bộ.
- Cho đến nay, chưa có một ghi chép thành văn nào về lệ làng của làng người Việt ở Nam Bộ.
- Tính tự trị của làng Nam Bộ khá mờ nhạt, thiết chế quản lí phi quan phương ở các làng không đóng vai trò quyết định trong quan hệ giữa các thành viên làng.
- Những đặc hữu trên đây của làng Việt Nam Bộ đã tạo cho tính cộng đồng của làng xã Nam Bộ những nét riêng so với các vùng miền.
- Biểu hiện của tính cộng đồng làng Việt có thể nhận biết trên nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa.
- Công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ của người nông dân Việt là một thử thách lớn trong buổi ban đầu.
- Sự hợp tác của cộng đồng làng trong việc cải tạo đất đai hoang hóa, cỏ lau ngút ngàn là nguyên nhân hết sức quan trọng tạo nên sức mạnh chống lại những thách đố của thiên nhiên.
- Cây phảng là một dụng cụ phát cỏ hoang hữu hiệu và sáng tạo của người nông dân Nam Bộ.
- Nọc cấy cũng là một sự sáng tạo khác của người nông dân Nam Bộ trên vùng đất mới.
- đòi hỏi sự hợp đồng của cư dân làng xã, và từ đó hình thành tập tục vần, đổi công mà người Nam Bộ vẫn gọi là “vạn” như vạn cấy, vạn cày, vạn cuốc.
- Rất tiếc, cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức dân gian, hoặc tri thức bản địa của người nông dân Nam Bộ.
- Rõ ràng là từ những tri thức dân gian đó sẽ cho thấy tính cộng đồng làng xã của người nông dân trên vùng đất này, cho thấy sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của họ trong sản xuất, và có lẽ, cũng từ đó sẽ góp phần lí giải tính năng động, sáng tạo của người Nam Bộ trong sản xuất, kinh doanh.
- Tính cộng đồng làng xã của người Việt ở Nam Bộ được thể hiện khá rõ nét trong đời sống xã hội và sinh hoạt văn hóa.
- Đình làng ở Nam Bộ có một vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng.
- Tuy nhiên, phần nhiều các vị thành hoàng ở Nam Bộ ít có tên hiệu, mà được gọi chung là “Bổn cảnh Thành hoàng”.
- Một số ít địa phương Thành Hoàng là những người có công, là nhân vật nổi tiếng như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trung Trực, Trương Định… Đình ở Nam Bộ không chỉ thờ riêng vị Thành Hoàng, mà còn phối tự nhiều thần thánh, nhân vật khác như Tiền hiền, Hậu hiền là những người có công khai mở và phát triển làng.
- Việc tổ chức và thực hiện lễ hội Kỳ Yên có thể xem là một biểu hiện rõ nét nhất về tính cộng đồng của làng xã Nam Bộ.
- Ba ngày lễ Kỳ Yên là những ngày hội lễ vui vẻ, náo nhiệt nhất của làng trong năm.
- Đình làng ở Nam Bộ còn là nơi sinh hoạt cộng đồng của dân làng, là nơi làm việc của chính quyền địa phương, vì vậy, đình làng ở Nam Bộ còn được gọi là “nhà việc”, “nhà làng”.
- Thực tế là cánh đàn ông trên 18 tuổi - tuổi được coi là đinh tráng - trong những cuộc họp dưới sự chủ trì của các vị Hương chức, mọi người có quyền bình đẳng và tự do bày tỏ ý kiến về việc chung của làng, những sự bất đồng được thu xếp và hòa giải, lợi ích cộng đồng làng được coi trọng.
- Đình làng là nơi làm việc của bộ máy hương chức làng, và là nơi tiếp khách chung của làng.
- Bộ máy quản lí của làng ở Nam Bộ, như ở trên đã đề cập, nhìn chung giống với làng ở Bắc Bộ.
- Đó là sự đan xen giữa tính quan phương và phi quan phương nhưng ở Nam Bộ tính phi quan phương chiếm ưu thế.
- Cách hành xử của bộ máy quản lí làng xã ở Nam Bộ, chủ yếu căn cứ vào các quy định của chính quyền bên trên, hoặc trung ương, đặc biệt là ở Nam Bộ, đó là quy chế của thể chế trực trị đất Nam Kỳ thuộc Pháp.
- Với nghị định này, chính quyền thuộc địa Pháp đã can thiệp trực tiếp vào chế độ tự trị tự quản của làng xã Nam Bộ trong buổi ban đầu.
- Bộ máy quản lí phi quan phương của làng Nam Bộ dần được chính thức hóa với sự công nhận của chính quyền thành “Hội đồng hương chính” hay “Ban Hội tề”.
- Những người dân làng đến đình không chỉ khi có chuyện liên quan đến chính quyền, mà đình còn là nơi cộng đồng làng gặp gỡ, trao đổi với nhau tâm tư, nguyện vọng, những ý nguyện của cá nhân, gia đình, dòng họ.
- Ở đình, dân làng củng cố hơn niềm tin của họ vào cộng đồng và niềm tự hào về làng xã của mình.
- Tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ còn thể hiện khá rõ nét trong các phong tục, tập quán, cách cư xử của các thành viên trong làng.
- Những ngày giỗ, tết của các gia đình trong làng Nam Bộ đều có sự tham dự đông đảo của dân làng.
- Nói về nhậu ở các làng xã Nam Bộ, đây là một nét văn hóa cộng đồng đặc biệt.
- Một vài nhận xét về tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ Sự tái cấu trúc của làng xã ở Nam Bộ, đồng thời là sự tái cấu trúc của tính cộng đồng làng xã, được di dân người Việt mang theo từ phía Bắc trong quá trình định cư ở vùng đất mới.
- Tính cộng đồng làng xã của người Việt nói chung có thể xem như là một trong những hằng số văn hóa Việt.
- Ở Nam Bộ, tính cộng đồng làng xã, về cơ bản, vẫn giữ được truyền thống như ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đó là sự gắn kết của những con người cộng cư trên một vùng đất nhất định vì mục đích sinh tồn và phát triển.
- Làng ở Nam Bộ vẫn là sản phẩm định cư của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và văn hóa làng được thể hiện chủ yếu qua tính cộng đồng.
- Do những đặc điểm của làng xã Nam Bộ, từ môi trường tự nhiên cho đến tính cố kết, quan hệ giữa các thành viên, mối liên hệ giữa làng xã với cơ chế quản lí của nhà nước hiện hữu, tính cộng đồng của làng xã Nam Bộ cũng có những nét riêng.
- Đó là sự uyển chuyển linh hoạt trong tính cộng đồng, không mang nặng sự cục bộ, hoặc quá khích khi thực thi tính cộng đồng.
- Quan hệ láng giềng, cộng cư của các thành viên làng xã có phần trội hơn quan hệ dòng tộc trong sinh hoạt cộng đồng làng xã Nam Bộ so với các làng xã phía Bắc.
- Người nông dân Nam Bộ, vì một lí do nào đó li khai cộng đồng làng xã, không nhiều ray rứt, hoặc phân vân trong chọn lựa.
- Có lẽ, tổ tiên họ đã một lần li khai quê cha đất tổ, làng xóm ở phương Bắc để vào Nam Bộ tìm đất mưu sinh, thêm một lần ly khai nữa cũng không có gì là ghê gớm lắm! Tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ được cân bằng bởi tính tự do cá nhân, hơn là tính tự trị của làng xã như ở làng xã phía Bắc.
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong làng xã ở Nam Bộ tương đối bình đẳng.
- Như ở phần trên bài viết đã nêu, cư dân trong làng xã Nam Bộ không có sự phân chia lớp lang, bè, phe quá tỉ mỉ, cẩn trọng.
- Tuổi tác là một phân biệt quan trọng trong đối xử, kính trọng hơn cả sự giàu có và chức vị, tính nhân nghĩa của cá nhân cũng được đánh giá cao trong làng xã.
- Người Nam Bộ đề cao những người xả thân vì cộng đồng, vì đất nước, “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giã”, “Thấy việc bất bình chẳng tha”… Sự kết hợp giữa cộng đồng và cá nhân, tính cộng đồng và tính tự chủ của mỗi người, không có sự mâu thuẫn, mà đã tạo nên một phong cách của văn hóa Nam Bộ, là sự cân bằng của văn hóa ứng xử của các thành viên làng xã Nam Bộ.
- Ở một góc độ nào đó, cũng có thể nhận xét rằng tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ vừa có sự chặt chẽ, nhưng mặt khác cũng có sự lỏng lẻo nhất định.
- Tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ là một nhu cầu của cư dân Việt ở Nam Bộ.
- Tính cộng đồng đó là chất keo chủ yếu gắn kết các thành viên trong làng xã, để đảm bảo, duy trì sự phát triển bền vững của làng xã Nam Bộ trong lịch sử.
- Quan hệ tương tác giữa tính cộng đồng và tính cá nhân đã tạo nên một phong cách riêng của người Nam Bộ.
- Theo tôi, đây là một sự vượt trội của văn hóa Nam Bộ, là sự thích ứng của người Nam Bộ trong công cuộc khai mở đất nước hướng về phía Nam.
- Tính cộng đồng của làng xã Nam Bộ cũng còn cần được có cái nhìn biện chứng, từ truyền thống đến hiện đại.
- Những chuyển đổi trong hơn ba thế kỉ qua và trong bối cảnh hôm nay, tính cộng đồng làng xã Nam Bộ đã có sự chuyển đổi, mở rộng hơn vượt qua làng xã, vượt qua những quan hệ bên trong của các thành viên làng xã.
- Làng xã Nam Bộ ở nhiều địa phương không chỉ đơn thuần là cư dân người Việt, mà còn có sự cộng cư của các tộc người khác như Khmer, Hoa… Làng xã ở Nam Bộ không hoàn toàn khép kín, mà mối quan hệ giữa các làng xã được gắn kết chặt chẽ hơn bởi hoạt động kinh tế hàng hóa, bởi cùng chia sẻ những tai họa nô dịch của thực dân đế quốc.
- Tính cộng đồng của làng xã Nam Bộ được mở rộng hơn bên ngoài làng xã, là sự cộng đồng của vùng miền, của cộng đồng đa tộc người.
- Trong bối cảnh hôm nay, khi hiện đại hóa, công nghiệp hóa và tham dự toàn cầu hóa, tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ vẫn bảo lưu những giá trị truyền thống (đặc biệt là những hoạt động từ thiện), nó vừa khắc phục tính cá nhân, vừa tạo cơ hội cho sự phát triển và tự do cá nhân.
- Làng ở Nam Bộ được thành lập khá muộn so với một số vùng miền trong cả nước.
- Những di dân người Việt từ phía Bắc vào định cư, tìm đất mưu sinh ở Nam Bộ đã lập nên làng xóm (ấp) như một nhu cầu hàng đầu cho sự tồn tại và ổn định.
- Sự tái cấu trúc làng xã của di dân người Việt cũng đồng thời là sự tái cấu trúc tính cộng đồng làng xã trên đất Nam Bộ.
- Tính cộng đồng làng xã của người Việt ở Nam Bộ với những nét riêng, là một cấu thành hệ giá trị văn hóa Việt Nam, là một cố gắng trong công cuộc chinh phục, mở rộng bờ cõi về phương Nam của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tìm hiểu tính cộng đồng làng xã ở Nam Bộ sẽ góp thêm cái nhìn đa dạng về tính cộng đồng làng xã Viêêt Nam.
- Bùi Xuân Đính 1998: Hương ước và quản lí làng xã.
- 1959: Cuộc nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam (Bản dịch của Nguyễn Văn Thuần.
- Phan An 2013: Người Việt Nam Bộ.
- Trần Ngọc Thêm (cb) 2013: Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ.
- Trần Thị Thu Lương 1994: Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX