« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


Tóm tắt Xem thử

- Đinh Huy Cường LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành QTKD Đề tài:TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỜC VỀ ĐẤT ĐAI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
- NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS ĐỖ VĂN PHỨC HÀ NỘI - 2012 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Từ viết tắt Tên viết đầy đủ 1 XHCN : Xã hội chủ nghĩa 2 CNXH : Chủ nghĩa xã hội 3 HĐND : Hội đồng nhân dân 4 UBND .
- Ủy ban nhân dân 5 KTTT : Kinh tế thị trường 6 TLSX : Tư liệu sản xuất 7 SHTT : Sở hữu tập thể 8 SHTN : Sở hữu tư nhân 9 HTX : Hợp tác xã 10 QSDĐ : Quyền sử dụng đất 11 NSDĐ : Người sử dụng đất 12 CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 13 QLNN : Quản lý nhà nước 14 SDĐ : Sử dụng đất 15 GCN : Giấy chứng nhận 16 QSHN : Quyền sở hữu nhà 17 TN&MT : Tài nguyên và Môi trường 18 ĐTH : Đô thị hóa 19 BĐS : Bất động sản 20 GDP : Tổng sản phẩm trong nước 21 BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu 22 ĐNB : Đông nam bộ 23 DTTN : Diện tích tự nhiên 24 KTTT : Kinh tế thị trường Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD Lời nói đầu Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia.
- Đất đai nhìn chung về tổng thể đuợc cố ổn định bởi mặt số lượng, chất lượng và có mục đích sử dụng khác nhau theo nhu cầu của con người.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động văn hoá của con người.
- Đất đai có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động.
- Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài người.
- Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư.
- Vì thế việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, tiết kiệm là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Ở nước ta, vấn đề về sử dụng và quản lý đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
- Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, đồng thời khuyến khích được các tổ chức và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đai cho mục đích phát triển kinh tế trong khuôn khổ của pháp luật.
- Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đất đai trong thực tế đời sống xã hội còn nảy sinh ra nhiều vấn đề cần được giải quyết.
- Do đó, để quản lý tốt tình hình sử dụng, đất đai phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống và phát triển kinh tế tỉnh Bà Bịa – Vũng Tàu là một việc khó khăn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý khoa học và hiện đại, phù hợp với thực tế phát triển của xã hội.
- Đó là một bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai được tổ chức thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp phường xã, những người tổ chức và điều hành bộ máy có đầy đủ năng lực về chuyên môn và phẩm chất của người cán bộ quản lý.
- Vì thế trong thời gian tới để tổ chức được một bộ máy quản lý đất đai hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân thì chúng ta cần phải xem xét tăng cường việc quản lý của Nhà nước về đất đai hiện nay để rút ra được những ưu điểm, nhược điểm.
- Để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai của nước ta trong thời gian tới.
- Vì những lý do trên em chọn nghiên cứu đề tài cho Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đánh giá hiện trạng quản lý của Nhà nước về đất đai hiện nay của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa trên các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước và công cụ quản lý Nhà nước đối với đất đai từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay.
- Để từ đó đưa ra một số giải pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế một số tỉnh, thành trong nước và tổ chức bộ máy quản lý đất đai của Trung Quốc.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu vai trò quản lý của nhà nước đối với một số nội dung của quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Về không gian : Nghiên cứu vấn đề quản lý của nhà nước đối với đất đai ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Về thời gian : nghiên cứu từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay.
- Mô hình hoá thống kê Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD Điều tra khảo sát - Phương pháp chuyên gia Đề tài có kết cấu như sau: Lời nói đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất đai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ trước tới nay.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường quản lý của nhà nước đối với đất đai ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới.
- Kết luận Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI : 1.1.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với đất đai: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho tồn tại và phát triển của loài người, lại là nguồn lực khan hiếm không thể tạo ra được.
- Đất đai tham gia mọi hoạt động kinh tế xã hội.
- Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội nhưng ở những vị trí khác nhau.
- Với ngành nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
- Với ngành công nghiệp, đất đai là địa điểm không thể thiếu được và cũng không gì thay thế được.
- Từ sự quan trọng của đất đai đối với đời sống kinh tế xã hội, ta cần phải quản lý đất đai, phải có biện pháp để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả nhất, hợp lý nhất tránh tình trạng để lãng phí tài nguyên, tránh sử dụng bừa bãi đất đai gây nên những hậu quả khó lường: như cạn kiệt tài nguyên, sử dụng không có hiệu quả, bỏ hoang hoá đất đai.
- Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD Luật Đất đai năm 1993 của nước ta quy định “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”1.
- Ta thấy rằng đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, có vai trò quyết định đến sự tồn vong của xã hội loài người nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng.
- Bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động.
- Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại cho loài người.
- Đất đai cũng là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất.
- Do đất đai có vai trò quan trọng như thế nên quốc gia nào cũng cần phải tổ chức cho hợp lý hệ thống quản lý đất đai của nước mình nhằm mục đích phát triển kinh tế.
- ở đây trong hệ thống quản lý đất đai thì mối liên hệ giữa ba yếu tố này lại càng quan trọng hơn.
- Trong hệ thống quản lý đất đai thì cần phải có những con người có đầy đủ năng lực và phẩm chất để làm ra các văn bản phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, của đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại, có như thế thì mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội đất nước.
- Vì đất đai có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như sự tồn vong của một quốc gia.
- 1 Luật đất đai - năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD Nhân tố con người chính là nhân tố làm ra hệ thống chính sách và cũng là nhân tố thực thi các chính sách đó để điều hành bộ máy hoạt động một cách nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Việc hình thành được tổ chức bộ máy trong hệ thống quản lý đất đai được tốt thì sẽ có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống quản lý đất đai một cách hợp lý.
- Một khi bộ máy quản lý đất đai vận hành một cách nhịp nhàng thì nó sẽ tạo ra một kết quả rất lớn trong việc quản lý đất đai.
- Tuy nhiên đối với thể chế chính trị của mỗi nước thì lại có một hệ thống quản lý đất đai riêng phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện địa lý của nước đó.
- Quản lý Nhà nước đối với đất đai.
- 1.2.1.Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với đất đai * Khái niệm quản lý đất đai: là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
- Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD Đất đai là nhu cầu thiết yếu của loài người, là những yếu tố quan trọng bậc nhất cấu thành bất động sản.
- Đó chính là các hoạt động kinh doanh, buôn bán đất đai nhà cửa đang diễn ra một cách rất sôi động.
- Đất đai cũng không nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.
- Nhưng để quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên quý hiếm này, từ năm 1993 Luật Đất đai thông qua đã đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Thông qua đó nhà nước đưa ra và thừa nhận các quyền của con người về đất đai: như quyền sử dụng đất đai, quyền thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, cầm cố, góp vốn vào liên doanh … Nhà nước đưa ra những quy định thị trường mua bán bất động sản để bảo vệ lợi ích của các bên tham gia thị trường một cách chính đáng.
- Nhà nước cũng hỗ trợ Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD các hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường bất động sản, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi thông qua các công cụ của mình, chính sách của mình.
- Đồng thời dựa vào các quy định pháp luật đất đai, Nhà nước thanh tra, xử lý các vụ tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề nảy sinh trong quan hệ đất đai.
- Quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề sở hữu và sở hữu đất đai Trong đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta xác định mục tiêu đưa nước ta tiến lên CNXH và CNCS.
- Đảng đã đề ra các chính sách về đất đai trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể, nhằm đạt mục tiêu lớn nhất của cuộc cách mạng xã hội do Đảng ta lãnh đạo là gắn liền độc lập dân tộc với CNXH.
- Vì vậy, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng đã trãi qua nhiều hình thức sở hữu cơ bản: hình thức sở hữu tư nhân về đất đai trong giai đoạn trước năm 1960.
- sở hữu nhiều thành phần về đất đai giai đoạn 1960-1980.
- sở hữu toàn dân về đất đai giai đoạn 1980 đến nay.
- Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã nhìn thấy được vai trò của đất đai là TLSX đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp.
- Khi cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Chính phủ đã ký hàng loạt các sắc lệnh về giảm tô, thu và chia cấp đất của địa chủ phong kiến tư bản thực dân cho nông dân: Chính phủ đã ban hành Luật cải cách ruộng đất năm Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD mà thành quả là từ năm chỉ riêng ở miền Bắc đã có 810.000 ha ruộng đất được chia cho nông dân và Nhà nước đã cấp GCN quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, chế độ SHTN về đất đai đã được xác lập ở nước ta.
- Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được đẩy mạnh, chế độ SHTN về đất đai ở miền Nam về cơ bản đã bị xoá bỏ từ sau Nghị quyết TW 24 khoá III tháng 9 năm 1975.
- Đến năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã qui định rõ: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình để tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
- “nghiêm cấm mua bán, cho thuê đất đai dưới mọi hình thức”.
- Tuy nhiên do yêu cầu của việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, Nhà nước đã có những giải pháp mở rộng quyền của NSDĐ dưới chế độ sở hữu đất đai toàn dân, khi mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung như HTX nông nghiệp bậc cao hay nông trường tỏ ra không có hiệu quả.
- Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993, quy định cụ thể, QSDĐ tức là quyền của con người được khai thác đất để phục vụ cho lợi ích của NSDĐ bằng sức lao động (đất là đối tượng của lao động), đã được mở rộng hơn bằng hình thức chuyển một số quyền năng của chủ sở hữu cho người sử dụng.
- Sau Luật Đất đai năm 1993, Nhà nước đã hai lần tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật vào các năm Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD và năm 2001.
- Cả hai lần sửa đổi này đều có xu hướng mở rộng quyền của NSDĐ, đồng thời ban hành các quy định cụ thể để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trong cả nước.
- Luật Đất đai năm 1993 cũng đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản mà trong đó chủ yếu là chưa làm rõ được chủ thể của sở hữu toàn dân về đất đai là ai? Quyền lợi kinh tế của sở hữu toàn dân đối với đất đai? chưa được xác định.
- chưa khai thác được tiềm năng to lớn của đất đai và không tạo được điều kiện để người sản xuất tăng sức sản xuất (kìm hãm LLSX phát triển).
- Vì vậy, Nghị quyết TW VII khoá IX ngày 12/3/2003 đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”.
- Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
- Như vậy, bằng quy định của pháp luật, QLNN đối với đất đai còn nhằm mục tiêu bảo vệ và thực hiện quyền lợi về kinh tế của chủ sở hữu, cùng với chức năng Nhà nước là tổ chức quyền lực công đảm bảo cho quan hệ xã hội về đất đai được thực hiện theo đúng đối với, chính sách của Đảng cầm quyền.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta Giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và SDĐ chính là xử lý mối quan hệ kinh tế và pháp lý giữa Nhà nước với tư cách chủ thể đại diện sở hữu đất đai toàn dân và NSDĐ được Nhà nước giao.
- Đây là một nội dung cơ bản nhất của QLNN đối với đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Như nội dung phần trên đã trình bày, quyền sở hữu đất đai theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tập hợp các quyền năng, các quyền đó được thể chế hoá bằng Luật Đất đai năm 2003.
- Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quyền sở hữu đất đai” bao gồm.
- Quyền định đoạt đối với đất đai: đó là quyền xác định mục đích SDĐ Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD thông qua biện pháp xây dựng quy hoạch SDĐ), quyền được cho thuê đất, quyền được giao đất, quyền được thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê, quyền quyết định về ban hành hệ thống văn bản pháp luật để quản lý đất đai, quyền quyết định về quy hoạch kế hoạch SDĐ, quyền được quyết định thay đổi mục đích SDĐ, quyền quyết định giá đất và quyền được hưởng các lợi ích kinh tế từ đất (thu tiền SDĐ, thu tiền cho thuê đất, thu tiền trước bạ đất, thu thuế SDĐ và thu thuế chuyển QSDĐ.
- ở nước ta, Nhà nước đại diện sở hữu toàn dân về đất đai có thể tổ chức SDĐ hoặc trao QSDĐ cho NSDĐ (NSDĐ được quy định tại điều 9 Luật đất đai 2003).
- Quyền hưởng lợi từ đất (Điều 5): Là việc Nhà nước thực hiện quyền lợi về kinh tế từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: quy định NSDĐ được Nhà nước giao phải nộp tiền SDĐ đối với những loại đất nào? quy định về thu tiền thuê đất khi cho thuê đất.
- Quyền chiếm hữu đất đai: (chiếm hữu thể hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên).
- Mọi quốc gia trên Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD thế giới đều có biên giới lãnh thổ gắn với quyền tự quyết của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ đó.
- Quyền quản lý đất đai: (Điều 6) Bao gồm toàn bộ những quy định về việc sử dụng các biện pháp hành chính, tư pháp, khoa học và công nghệ, biện pháp kỹ thuật và các công cụ kinh tế để thực hiện các quyền của sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước đại diện chủ sở hữu, đồng thời là tổ chức quyền lực công cao nhất thực hiện quyền quản lý quốc gia.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
- Ngoài những quyền chung đã nêu ở trên, mà hầu hết các quốc gia dù được tổ Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD chức dưới hình thái nhà nước như thế nào đều thực hiện, “NSDĐ” ở nước ta còn được hưởng một số quyền quy định tại điều 106 Luật Đất đai năm 2003 - đó là quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, quyền thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
- Với những quy định này, Luật Đất đai năm 2003 vừa thể hiện được bản chất của Nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó là Nhà nước của dân do dân và vì dân.
- Đồng thời đã thể hiện rõ quan điểm đa dạng hoá về quan hệ sở hữu đất đai – một nội dung đổi mới quan trọng về quan hệ sở hữu đất đai trong giai đoạn hiện nay.
- Bởi vì về bản chất các quyền của NSDĐ được quy định tại điều 106 Luật Đất đai năm 2003 là các quyền năng cơ bản của quyền sở hữu đất đai.
- Tuy rằng các quyền đó của NSDĐ cũng chỉ là tương đối (quyền sở hữu hạn chế), vì theo quy định tại điều 107 Luật Đất đai năm 2003 về nghĩa vụ của NSDĐ, NSDĐ phải SDĐ theo đúng mục đích được giao, theo đúng quy hoạch SDĐ.
- Tóm lại: bằng những quy định cụ thể tại các điều khoản của Luật Đất đai năm 2003, chủ thể của sở hữu đất đai về mặt pháp lý là thuộc về toàn thể nhân dân mà đại diện của sở hữu là Nhà nước - Nhà nước thống nhất quản lý đất đai.
- Bằng những quy định cụ thể tại điều 106, về thực chất Nhà nước đã giao một phần quyền sở hữu đất đai về mặt pháp lý và về mặt kinh tế cho NSDĐ.
- Như thế Luật Đất đai năm 2003 đã mặc nhiên thừa nhận có nhiều loại hình sở hữu đối với đất đai, dù các quyền này bị giới hạn hay còn có thể coi đó là quyền sở hữu hạn chế Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đinh Huy Cường Cao học QTKD hoặc đồng sở hữu).
- Kể cả những quốc gia quy định SHTN về đất đai thì quyền sở hữu này cũng bị hạn chế.
- Tuy nhiên, khi sử dụng quyền đất đai là hàng hóa và đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường đã được tiền tệ hóa, các quyền của NSDĐ cũng cần được lượng hóa – Ví dụ phải xử lý quan hệ tiền tệ giữa các quyền này như thế nào khi người sử dụng đất đi thế chấp.
- Vì thế, tăng cường vai trò QLNN về đất đai nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề đổi mới quan hệ sở hữu và SDĐ.
- QLNN đối với đất đai trong nền KTTT ở nước ta hiện nay chính là chức năng của Nhà nước thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân, tham gia trực tiếp vào vận hành thị trường đất đai.
- Các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai ở đô thị tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ đất đai đô thị, do đất đai là một loại hàng hoá BĐS có giá trị lớn nhất, thị trường QSDĐ là thị trường quan trọng nhất của thị trường BĐS.
- Xét về mặt pháp lý, QLNN về đất đai được phân ra thành chủ thể quản lý và khách thể quản lý, đối tượng quản lý.
- Chủ thể quản lý là Nhà nước, đại diện sở hữu toàn dân về đất đai trực tiếp tham gia vận hành thị trường.
- Đối tượng quản lý là toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc lãnh thổ (bao gồm đất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt