« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Trung tâm công nghệ thông tin – Công ty Viễn thông điện lực từ năm 2011 đến năm 2015


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ KIM LAN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- 10 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH.
- 12 1.1 Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh.
- 12 1.1.1 Chiến lược kinh doanh.
- 12 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh.
- 15 1.1.3 Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh.
- 16 1.1.4 Yêu cầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 19 1.2 Xác định nhiệm vụ và hệ thống mục tiêu chiến lược.
- 20 1.2.1 Nhiệm vụ của chiến lược.
- 20 1.2.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược.
- 20 1.3 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- 21 1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô.
- 21 1.3.2 Phân tích môi trường ngành (môi trường tác nghiệp.
- 24 1.3.3 Phân tích môi trường nội bộ.
- 28 1.3.4 Phân tích môi trường quốc tế.
- 30 1.4 Phân biệt các loại hình chiến lược kinh doanh.
- 32 1.4.1 Các chiến lược kinh doanh tổng quát.
- 32 1.4.2 Các chiến lược chức năng.
- 37 1.5 Công cụ xây dựng chiến lược.
- 44 1.5.4 Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM.
- 48 1.5.7 Ma trận SWOT và các kết hợp chiến lược.
- 52 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.
- 55 2.2 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm công nghệ thông tin.
- 57 2.2.3 Lĩnh vực kinh doanh.
- 60 2.2.5 Kết quả kinh doanh.
- 65 2.4 Đánh giá thực trạng quản trị chiến lược của trung tâm công nghệ thông tin.
- 66 2.4.1Các ưu điểm trong hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm.
- 67 2.4.2 Các hạn chế, tồn tại trong hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm.
- 69 2 CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015.
- 70 3.1 Phân tích cơ sở cho hoạch định chiến lược.
- 70 3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô.
- 70 3.1.2 Phân tích môi trường ngành.
- 73 3.1.3 Phân tích môi trường nội bộ.
- 81 3.1.4 Đánh giá môi trường kinh doanh.
- 90 3.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh của Trung tâm.
- 97 3.2.4 Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho trung tâm.
- 99 3.3 Các chiến lược kinh doanh của Trung tâm.
- 100 3.3.3 Dịch vụ hạ tầng Công nghệ thông tin.
- 101 3.3.10 Dịch vụ xây dựng, tư vấn và lắp đặt các công trình điện tử và tự động hóa101 3.4 Các chiến lược kinh doanh bộ phận chức năng.
- 102 3.4.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- 107 3.4.6 Các chương trình điều chỉnh chiến lược.
- 107 3.5 Dự báo kết quả thực hiện khi triển khai chiến lược kinh doanh.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Thị Kim Lan 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU Ý NGHĨA 1 CLKD Chiến lược kinh doanh 2 KD Kinh doanh 3 R&D Nghiên cứu và phát triển 4 EVNTEL Công ty Thông tin Viễn Thông Điện lực – Tập đoàn Điện lực Việt Nam 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7 CP ĐL Cổ phần điện lực 8 CNTT Công nghệ thông tin 9 EVNIT Trung tâm Công nghệ Thông tin – Công ty Thông tin Viễn Thông Điện lực – Tập đoàn Điện lực Việt Nam 10 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam 11 QLDA Quản lý dự án 12 TCKT Tài chính kế toán 13 FMIS Hệ thống quản lý tài chính 14 CMIS Hệ thống quản lý khách hàng dùng điện 15 CMMI Capability Maturity Model Integration - Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp 16 NPC Tổng công ty điện lực Miền bắc 17 CPC Tổng công ty điện lực Miền trung 18 SPC Tổng công ty điện lực Miền nam 19 HNPC Tổng công ty điện lực Hà nội 20 HCMPC Tổng công ty điện lực Hồ chí minh 21 SMB Các doanh nghiệp vừa và nhỏ 22 BLĐ Ban lãnh đạo 23 ERP Quản lý nguồn lực doanh nghiệp 24 CBCNV Cán bộ công nhân viên 25 HTĐL Hạch toán độc lập 26 HTPT Hạch toán phụ thuộc 7 DANH MỤC BẢNG DỮ LIỆU STT MÔ TẢ TRANG 1 Bảng 1.1 Ma trận SWOT 50 2 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNIT Bảng 2.2: Danh mục một số sản phẩm – khách hàng chính của EVNIT 64 4 Bảng 2.3: Danh mục một số sản phẩm chưa tốt của EVNIT 65 5 Bảng 3.1: Các doanh nghiệp đạt chuẩn CMMI năm Bảng 3.2: Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam 72 7 Bảng 3.3: Trình độ đào tạo của nhân viên tại EVNIT 83 8 Bảng 3.4 Ma trận EFE 86 9 Bảng 3.5 Ma trận IFE 89 10 Bảng 3.6 Ma trận SWOT 92 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Mô tả Trang 1 Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược tổng quát 18 2 Hình 1.2 Mô phỏng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 21 3 Hình 1.3 Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của M.Porter 25 4 Hình 1.4 Ma trận thị phần tăng trưởng BCG 47 5 Hình 1.5 Ma trận chiến lược của Mc.Kinsey – GE 49 6 Hình 1.6 Cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh 51 7 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của EVNIT theo phòng ban 58 8 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của EVNIT theo chức năng 59 9 Hình 2.3: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của EVNIT 67 10 Hình 3.1 GDP Việt Nam từ năm Hình 3.2 Doanh số ngành CNTT Việt Nam Hình 3.3 Tiêu dùng cho CNTT của Việt Nam 77 13 Hình 3.4 Sơ đồ tổng hợp 5 áp lực cạnh tranh 80 14 Hình 3.5 Số máy tính trên 1 trăm dân của Việt Nam 97 15 Hình 3.6 Số máy tính/1 trăm dân ở 1 số nước năm 2007 98 9 LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Bên cạnh đó trong bối cảnh hiện nay khi mà xu hướng quốc tế hóa đang ngày càng phát triển, sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
- Với một môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải xác định đúng các yếu tố môi trường và yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp để từ đó phân tích, nắm bắt xu hướng biến động và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng triệt để các cơ hội để giảm thiểu những nguy cơ đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp mình.Thực tế cho thấy những doanh nghiệp nào xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.
- Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trung tâm CNTT – chi nhánh Công ty thông tin Viễn Thông điện lực có nhiệm vụ: nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Thông tin viễn thông điện lực và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Đây cũng là một minh chứng cho vai trò của chiến lược kinh doanh.
- Khi doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh định hướng cho hoạt động của mình thì sẽ có thể bị mất phương hướng, rối loạn trong tổ chức và hoạt động kinh doanh.
- Vì vậy để tiếp tục đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng diễn ra trong môi trường kinh doanh đòi hỏi Trung tâm phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Từ những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài: 10 "Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Trung tâm công nghệ thông tin – Công ty Viễn thông điện lực từ năm 2011 đến năm 2015".
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vận dụng những lý luận và phương pháp luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bài luận văn đã đưa ra các luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho Trung tâm công nghệ thông tin.Vận dụng những lý luận và phương pháp luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bài luận văn đã đưa ra các luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho Trung tâm công nghệ thông tin.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh CNTT của Trung tâm Công nghệ thông tin – Công ty Viễn thông Điện lực.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá và hoạch định chiến lược kinh doanh cho Trung tâm Công nghệ thông tin – Công ty Viễn thông Điện lực từ năm 2011 đến năm 2015.
- Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những kiến thức đã học đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm công nghệ thông tin.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, mô hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá và đưa ra các chiến lược kinh doanh của Trung tâm.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng dữ liệu, biểu đồ, tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược trong kinh doanh Chương II: Phân tích thực trạng kinh doanh và quản trị chiến lược của trung tâm công nghệ thông tin Chương III: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho trung tâm công nghệ thông tin giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 11 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH 1.1 Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh 1.1.1 Chiến lược kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược được hiểu là khoa học hoạch định, điều khiển và nghệ thuật sử dụng các nguồn lực, phương tiện trong các hoạt động quân sự có quy mô lớn, có thời gian dài để tạo ra ưu thế nhằm chiến thắng đối thủ, là nghệ thuật khai thác những chỗ yếu nhất và mang lại cơ hội thành công lớn nhất.
- Chiến lược là phương thức mà công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công.
- (Phan Thị Ngọc Thuận, 2006) Ra đời vào khoảng những năm sáu mươi của thế kỷ XX, chiến lược kinh doanh dần dần được sử dụng phổ biến ở doanh nghiệp với nhiều quan niệm khác nhau theo các cách tiếp cận khác nhau như: Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal Porter cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
- Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”.
- Theo cách tiếp cận kế hoạch hoá, James B.Quinn cho rằng: “Chiến lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu, các chính sách và chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”.
- Cũng theo cách tiếp cận trên, William J.Glueck viết: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
- (Nguyễn Văn Nghiến, 2006) Ngoài ra chiến lược kinh doanh hay chiến lược cạnh tranh còn được định nghĩa theo 6 yếu tố dưới đây: 12 - Thị trường sản phẩm: Cơ hội của doanh nghiệp tùy thuộc vào sản phẩm của nó, thị trường mà nó phục vụ, các nhà cạnh tranh mà nó có thể đương đầu hay né tránh và mức độ hội nhập của nó.
- Mức độ đầu tư: Nên chọn lựa những khả năng sau: hoặc đầu tư mở rộng hoặc đầu tư thâm nhập thị trường sản phẩm, hoặc đầu tư để duy trì vị thế hiện tại, hoặc giảm thiểu đầu tư để rút lui, hoặc thanh lý để giải thể doanh nghiệp.
- Chiến lược chức năng: Cách thức cạnh tranh có thể dồn vào một hay nhiều chức năng sau đây: Chiến lược sản phẩm, chiến lược vị thế, Chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược sản xuất, chiến lược công nghệ thông tin, chiến lược phân khúc, chiến lược toàn cầu.
- Tài sản chiến lược và năng lực chiến lược: Năng lực chiến lược là những khía cạnh vượt trội của doanh nghiệp.
- Tài sản chiến lược là sức mạnh tài nguyên của doanh nghiệp so với các đối thủ khác.
- Khi ra chiến lược cần chú ý đến phí tổn cũng như sự có thể tạo lập/ duy trì tài sản và năng lực làm cơ sở cho lợi thế cạnh tranh lâu dài SCA của doanh nghiệp.
- Quyết định phân bổ là yếu tố then chốt đối với chiến lược.
- Tác dụng hiệp đồng giữa các doanh nghiệp: chỉ những doanh nghiệp đạt được tác dụng hiệp đồng mới có lợi thế vượt trội so với những doanh nghiệp bỏ qua hoặc không khai thác được tác dụng hiệp đồng này.
- Nhìn chung, chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra, và nó cần xây dựng sao cho tận dụng được những điểm mạnh cơ bản bao gồm các nguồn lực và năng lực của tổ chức cũng như phải xét tới những cơ hội, thách thức của môi trường.
- Như vậy, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
- Chính vì vậy doanh 13 nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, điều kiện tiên quyết phải xây dựng chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện chiến lược tốt.
- (Nguyễn Văn Nghiến Vai trò của chiến lược kinh doanh Nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, sự tồn tại và phát triển trong kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào tính đúng đắn của chiến lược đã vạch ra và thực thi tốt các chiến lược đó.
- Vai trò của chiến lược kinh doanh bắt nguồn từ những ưu điểm cơ bản, tác động của chiến lược trong kinh doanh so với doanh nghiệp không xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
- Thứ nhất, có chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh nghiệp làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra những phương án kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tăng sự liên kết và gắn bó của cán bộ quản lý trong thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thứ hai, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo ra muôn vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy nguy cơ có thể xảy ra.
- Có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện để đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với biến đổi của môi trường đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba, chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tạo ra thế chủ động tác động tới môi trường, làm thay đổi môi trường cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, tránh tình trạng thụ động.
- Thứ tư, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích toàn diện đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Bên cạnh đó, quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở theo dõi một cách liên tục những sự kiện xảy ra cả bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nắm được xu hướng biến đổi của thị trường.
- cùng với việc triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường, và thậm 14 chí còn làm thay đổi cả môi trường hoạt động để chiếm lĩnh vị trí cạnh tranh, đạt được doanh lợi cao, tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược Theo Alfred Chander: “Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phowng hướng hành động và phân bố tại nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” The Fred R.
- David: “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”.
- Robinson: “Quản trị chiến lược là một hệ các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp” 1.1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ, quản trị chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai.
- Đòi hỏi người lãnh đạo phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa.
- Khi đó họ sẽ nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường kinh doanh.
- Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hương đi của mình, khiến các nhà quản trị phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới vị trí đó.
- Như vậy sẽ khuyến khích cả hai nhóm đối tượng nói trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn phúc lợi lâu dài của doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt