« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của VIB giai đoạn 2010 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- ĐOÀN NGỌC QUANG HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIB GIAI ĐOẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.
- TS NGHIÊM SỸ THƯƠNG HÀ NỘI – 2012 ĐOÀN NGỌC QUANG QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2010A Luận văn Thạc sĩ - 1 -LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- TÁC GIẢ Đoàn Ngọc Quang Luận văn Thạc sĩ - 2 -MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC .
- Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược Khái niệm về chiến lược Khái niệm về quản trị chiến lược Nhiệm vụ của quản trị chiến lược Lợi ích của quản trị chiến lược Quy trình quản trị chiến lược .
- Những cam kết chiến lược Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi .
- Phân tích chiến lược Phân tích môi trường vĩ mô theo Mô hình PEST Phân tích môi trường ngành Phân tích môi trường bên trong (nội bộ .
- Lựa chọn và xây dựng chiến lược kinh doanh .
- Triển khai & Đánh giá .
- Cơ cấu tổ chức Hệ thống kiểm soát Xây dựng lộ trình thực hiện Chương II: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN QUA Luận văn Thạc sĩ - 3 -2.1.
- Đánh giá chiến lược hiện tại của VIB Các cam kết về chiến lược hiện tại của VIB .
- Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của VIB (Mô hình Pestle .
- Phân tích môi trường ngành (5 thế lực cạnh tranh của Poster .
- Phân tích tác động của môi trường bên trong đến hoạt động kinh doanh của VIB .
- Một số đánh giá tổng hợp về năng lực của VIB So sánh tình hình hoạt động của VIB và các đối thủ năm 2009 (đơn vị tính: tỷ đồng So sánh năng lực cốt lõi của VIB với các đối thủ bằng phương pháp tính điểm Đánh giá năng lực vượt trội của VIB (cách thức cho điểm: đánh giá Có – 1 điểm.
- đánh giá Không có – 0 điểm .
- Tổng hợp phân tích SWOT của VIB Chiến lược kinh doanh hiện tại của VIB Chương III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIB GIAI ĐOẠN .
- Những vấn đề cần hoàn thiện chiến lược .
- Các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của VIB giai đoạn Giải pháp chung Giải pháp về tài chính, hoạt động kinh doanh .
- Lộ trình và dự toán kinh phí thực hiện giải pháp KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn Thạc sĩ - 4 -DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh VIB giai đoạn Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh VIB giai đoạn Bảng 2.3 Dự đoán các chỉ số kinh tế Việt Nam Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE Bảng 2.5: So sánh tình hình hoạt động của VIB và các đối thủ năm Bảng 2.6: So sánh năng lực cốt lõi của VIB với các đối thủ bằng Bảng 2.7: Đánh giá năng lực vượt trội của VIB B ảng 2.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE.
- 43 Bảng 2.9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh B ảng 2.10: Tổng hợp phân tích SWOT của VIB DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bi ểu đ ồ 3.1: Tăng trưởng vốn điều lệ VIB so với các Ngân hàng Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng Dư nợ- Huy động vốn Biểu đồ 3.3: Chất lượng tín dụng của VIB năm DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ.1.1 : Mô tả 5 nhiệm vụ có mối quan hệ mật thiết trong quản trị chiến lược....8 Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị chiến lược bao gồm Sơ đồ 1.3: Mô hình PEST Sơ đồ 1.4: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh PORTER Sơ đ ồ 3.4: Đối với công tác đánh giá khen thưởng khuyến khích người lao động63 Sơ đồ 3.5: Mô hình tổ chức mới lấy khách hàng là trung tâm của Ngân hàng.
- .......67 Luận văn Thạc sĩ - 5 -LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Với vấn đề nêu trên, tôi gồm quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của VIB giai đoạn .
- Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế giai đoạn 2010-2015.
- Những ưu điểm, những tồn tại của chiến lược kinh doanh VIB.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện chiến lược Kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: chiến lược kinh doanh của VIB giai đoạn 2010-2015.
- Luận văn Thạc sĩ - 6 -5.
- Kết quả mong đợi: Giúp cho lãnh đạo ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng định hướng, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng được chiến lược kinh doanh trong giai đoạn để gia tăng năng lực cạnh tranh, làm tăng giá trị chủ sở hữu.
- Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Quản trị Chiến lược.
- Chương 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế trong thời gian qua.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Kinh doanh của VIB giai đoạn .
- Luận văn Thạc sĩ - 7 -Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
- Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược 1.1.1 Khái niệm về chiến lược Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn, lựa chọn cách thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
- Mặt khác, chiến lược còn là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của công ty sẽ được thực hiện.
- 1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược là.
- Một bộ các quyết định quản trị và các hình thức xác định hiệu suất dài hạn của công ty.
- Quá trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong, ngoài công ty.
- xác lập các mục tiêu, hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến lược nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu mong muốn.
- 1.1.3 Nhiệm vụ của quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược bao gồn năm nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau được mô tả trong sơ đồ sau: Luận văn Thạc sĩ - 8 -Sơ đồ.1.1 : Mô tả 5 nhiệm vụ có mối quan hệ mật thiết trong quản trị chiến lược Nguồn: Tài liệu Quản trị Chiến lược – Nhà xuất bản thống kê 2009 bien soạn PGS.TS Lê Thế Giới Tạo lập một viễn cảnh chiến lược: phải chỉ rõ được hình ảnh công ty muốn tạo dựng.
- Thiết lập các mục tiêu: Chuyển hoá viễn cảnh chiến lược thành các kết quả hiện thực.
- Xây dựng chiến lược: phân tích môi trường bên ngoài, bên trong công ty và phân tích cạnh tranh ngành để làm cơ sở xây dựng chiến lược.
- Để thực hiện phân tích PEST, Phân tích 5 lực lượng, phân tích mô hình SWOT.
- Thực thi và điều hành các chiến lược: Đây thường là phần khó nhất.
- Khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ sau đó là chuyển nó thành hành động trong tổ chức.
- Đánh giá việc thực hiện và tiến hành các điều chỉnh về viễn cảnh, định hướng dài hạn, các mục tiêu, chiến lược hay sự thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm và các điều kiện thay đổi các ý tưởng trên cơ sở các cơ hội mới.
- 1.1.4 Lợi ích của quản trị chiến lược: Tùy từng ngành nghề kinh doanh và quy mô của Công ty mà Quản trị chiến Luận văn Thạc sĩ - 9 -lược mang lại những lợi ích khác nhau, nhìn chung có ba điểm cơ bản nhất, đó là.
- Làm rõ ràng hơn viễn cảnh chiến lược cho công ty.
- Tập trung chính xác hơn vào những điều có ý nghĩa quan trong của chiến lược.
- 1.1.5 Quy trình quản trị chiến lược.
- Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị chiến lược bao gồm : Nguồn: Bài giảng của giảng viên PGS.TS.
- Ngô Kim Thanh Để tạo được chiến lược tốt thì doanh nghiệp cần có Lợi thế cạnh tranh, cạnh tranh bền vững và phải có lợi nhuận trên mức trung bình.
- Những cam kết chiến lược 1.2.1 Tầm nhìn Một tầm nhìn hay đó chính là ý tưởng về hình ảnh công ty bạn cần vươn tới.
- Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu.
- Phân tích chiến lược 1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô theo Mô hình PEST Mô hình PEST thể hiện các yếu tố Thể chế- Luật pháp, kinh tế, văn hóa – xã hội, công nghệ.
- Và được thể hiện qua mô hình sau: Sơ đồ 1.3: Mô hình PEST Luận văn Thạc sĩ - 11 - Nguồn: Tài liệu Quản trị Chiến lược – Nhà xuất bản thống kê 2009 bien soạn PGS.TS Lê Thế Giới Môi trường kinh tế: xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế.
- Môi trường công nghệ: ảnh hưởng rất lớn đến vòng đời sản phẩm và tạo ra nhiều sự biến động cho doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị - luật pháp: tạo ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp thông qua các chính sách, quy định.
- Môi trường toàn cầu: tạo ra nhiều cơ hội, cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp.
- 1.3.2 Phân tích môi trường ngành Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Mô hình này do Michael E.Porter giáo sư trường quản trị kinh doanh Harvard đã đề ra để giúp các nhà quản trị nhận ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp phải đương đầu trong một ngành.
- (2) Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành.
- Sơ đồ 1.4: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh PORTER Luận văn Thạc sĩ - 12 - Nguồn: Tài liệu Quản trị Chiến lược – Nhà xuất bản thống kê 2009 bien soạn PGS.TS Lê Thế Giới Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation - EFE) Ma trận EFE được sử dụng để tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Nó giúp các nhà quản trị chiến lược đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội và nguy cơ, đồng thời nhận thức được những yếu tố thuận lợi/khó khăn của doanh nghiệp.
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại và ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố.
- Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh của nó.
- Thông thường, các cơ hội có mức phân loại quan trọng cao hơn các nguy cơ, tuy nhiên một số nguy cơ cũng có thể nhận được mức phân loại cao nếu nó đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1.0.
- Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - Luận văn Thạc sĩ - 13 -phản ứng tốt, 3- phản ứng trên trung bình, 2 - phản ứng trung bình, 1 - phản ứng yếu.
- Các hệ số này được xác định bằng phương pháp chuyên gia, dựa trên kết quả hoạt động (hiệu quả chiến lược hiện tại) của doanh nghiệp.
- Như vậy, sự phân loại mức độ quan trọng ở bước 2 dựa theo ngành, còn hệ số phân loại ở bước 3 dựa trên thực trạng mức độ phản ứng của doanh nghiệp.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp.
- Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp.
- Bất luận tổng số các cơ hội và nguy cơ chủ yếu được xác định là bao nhiêu, thì tổng số điểm cao nhất mà một doanh nghiệp đạt được chỉ có thể là 4.0 và thấp nhất là 1.0.
- 1.3.3 Phân tích môi trường bên trong (nội bộ) Hoạch định và kiểm soát quản trị chiến lược về các hoạt động bên trong của công ty rất cần thiết.
- Các yếu tố nội bộ của công ty là các yếu tố có thể kiểm soát được bao gồm tiếp thị, quản lý sản xuất.
- Việc phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
- Mỗi doanh nghiệp đều có văn hoá riêng của nó.
- Văn hoá doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của công ty.
- Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoặch định mục tiêu, phân tích bối cảnh thị trường, lựa chọn, thực hiện, và kiểm tra chiến lược của công ty.
- Do đó việc đánh giá đúng nguồn nhân lực là hết sức quan trọng.
- Việc nghiên cứu đánh giá trình độ công nghệ, thiết bị để nhận biết được thực trạng của máy móc, thiết bị hiện có của doanh nghiệp, nhận biết xu hướng và mức Luận văn Thạc sĩ - 14 -độ phát triển công nghệ của khu vực và toàn thế giới để có chiến lược về công nghệ để đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
- Phân tích đánh giá nguồn lực tài chính để nắm chắc mọi hoạt động của Công ty.
- Tất cả các hoạt động của công ty đều gắn bó mật thiết với nguồn tài chính và vì vậy cần phải được phân tích dưới lăng kính tài chính.
- Trình độ điều hành quản lý sản xuất là lĩnh vực quan trọng của công ty, vì vậy việc quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích trình độ tiếp thị là phân tích một quá trình nghiên cứu thị trường, quảng bá và đưa sản phẩm ra thị trường và quảng cáo thương hiệu.
- Thông qua việc nghiên cứu thị trường có thể phát hiện những điểm mạnh và hạn chế của doanh nghiệp để có những chiến lược phù hợp nhằm tối đa hoá lợi thế và giảm thiểu khiếm khuyết của doanh nghiệp.
- Ma trận đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp (Internal Factor Evaluation - IFE) Ma trận IFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp.
- Ma trận cho thấy những điểm mạnh mà doanh nghiệp cần phát huy và những điểm yếu mà doanh nghiệp cần cái thiện để nâng cao thành tích và lợi thế cạnh tranh của mình.
- Đây là một công cụ quan trọng trong việc hoạch định chiến lược cho các doanh nghiệp.
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố, gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh Luận văn Thạc sĩ - 15 -hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh của nó.
- Bất kể là điểm mạnh hay điểm yếu, yếu tố được xem xét có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phân loại tầm quan trọng ở múc cao nhất.
- Bước 3: Xác định hệ số phân loại cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào độ mạnh yếu của doanh nghiệp, trong đó: 4 - rất mạnh, 3 - khá mạnh, 2 - khá yếu, 1 - rất yếu.
- Các hệ số này được xác định bằng phương pháp chuyên gia, dựa trên kết quả đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.
- Bất luận tổng số các điểm mạnh, điểm yếu chủ yếu được xác định là bao nhiêu, thì tổng số điểm cao nhất mà một doanh nghiệp đạt được chỉ có thể là 4.0 và thấp nhất là 1.0.
- 1.3.4 Phân tích SWOT và bảng tổng hợp phân tích SWOT Phân tích SWOT SWOT được viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).
- SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh, phát triển sản phẩm và dịch vụ.
- Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp và từ đó hoạch định chiến lược kimh doanh cho phù hợp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt