« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM JUNG MIN KYUNG Người hướng dẫn khoa học: TS.
- NGUYỄN DANH NGUYÊN HÀ NỘI - 2012 -Trang 1- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU.
- Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
- Đóng góp của luận văn.
- Cấu trúc luận văn.
- 13 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC.
- Khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp.
- Khái niệm văn hóa.
- Khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp.
- Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp (chủ thể của VHDN .
- Vai trò của văn hóa doanh nghiệp.
- Khái niệm về sự khác biệt về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp.
- Khái niệm về sự khác biệt văn hóa và văn hóa trong kinh doanh .
- Sự khác biệt văn hóa trong doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp và hoạt động quản lý nguồn nhân lực.
- Các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực.
- 34 -Trang 2- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 1.3.3.
- Sự khác biệt văn hóa và quản lý nguồn nhân lực.
- Hành vi của con người trong doanh nghiệp.
- Sự khác biệt về hành vi ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực CHƢƠNG II: SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM.
- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam .
- Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Áp lực sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam của doanh nghiệp Hàn Quốc .
- Văn hóa kinh doanh Hàn Quốc tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Văn hóa kinh doanh Hàn Quốc .
- Văn hóa kinh doanh Việt Nam.
- Vai trò và ảnh hưởng của người quản lý Hàn Quốc trong kinh doanh tại Việt Nam.
- Những khác biệt về văn hóa doanh nghiệp tác động tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam .
- 96 -Trang 3- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TRONG BỐI CẢNH KHÁC BIỆT VĂN HÓA Ở VIỆT NAM.
- Nhóm giải pháp hƣớng đến doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Giải pháp 4: Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
- Nhóm giải pháp cho ngƣời lao động Việt Nam.
- 119 -Trang 4- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU STT TÊN HÌNH VẼ TRANG 1 Hình 2.1: Tỷ lệ đầu tƣ vào các nƣớc trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông 42 2 Bảng 2.1.
- Danh sách thứ tự đầu tƣ, viện trợ của Hàn Quốc cho các đối tác (2009).
- 43 3 Bảng 2.2: Thứ tự các nƣớc đầu tƣ vào Việt Nam (Tính đến năm Bảng 2.3: Lợi thế thu hút đầu tƣ tại Việt Nam 45 5 Bảng 2.4: Ảnh hƣởng của văn hóa dân tộc đến văn hóa doanh nghiệp 53 6 Bảng 2.5: Lời giáo huấn của các doanh nghiệp Hàn Quốc 59 7 Bảng 2.6.Mức độ văn bản hóa trong các doanh nghiệp Hàn Quốc 62 8 Bảng 2.7: Sự giao tiếp của lãnh đạo trong các doanh nghiệp Hàn Quốc 69 9 Bảng 2.8: Tình hình nguồn nhân lực tuyển dụng so với tiêu chuẩn 72 10 Bảng 2.9: So sánh yêu cầu mong muốn và thực tế tuyển dụng 74 11 Bảng 2.10: Nội dung đào tạo nhân viên 76 12 Bảng 2.11: Đánh giá mức độ hài lòng trong công tác đào tạo của Samsung 80 13 Bảng 2.12: Đánh giá về chế độ đãi ngộ tại Samsung Việt Nam 83 14 Bảng 2.13.
- 87 -Trang 5- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh LỜI CAM ĐOAN Cam đoan của tác giả đề tài “Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam” “Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tác giả nghiên cứu các tài liệu, thu thập các thông tin và quan sát, nghiên cứu hoạt động sản xuất tại các công ty Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp, các biện pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng nguồn lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Đề tài này hoàn toàn không sao chép của bất kỳ ai” -Trang 6- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 SEV Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 2 NNL Nguồn nhân lực 3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 CBCNV Cán bộ công nhân viên 6 SX Sản xuất 7 KTV Kỹ thuật viên 8 SCM Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng 9 GSCM Global Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu 10 PTTH Phổ thông trung học 11 H.U.S.T.
- Hanoi University of Science and Technology – Trƣờng Đại học Bách Khoa, Hà Nội -Trang 7- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MỞ ĐẦU i.
- Lý do chọn đề tài Văn hóa doanh nghiệp với hoạt động quản trị nguồn nhân lực là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với thế giới và lại càng mới đối với Việt Nam, nhƣng lại đang đƣợc thừa nhận là một yếu tố ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu.
- Điều này có nghĩa là việc tham gia vào “sân chơi chung” là nền kinh tế toàn cầu cần tới một cách thức quan hệ, ứng xử trong quan hệ kinh doanh của các doanh nghiệp hay nói rộng hơn là cần tới một văn hoá doanh nghiệp vừa thể hiện bản sắc riêng vừa phù hợp với sự đa dạng bản sắc thời hội nhập kinh tế quốc tế.
- Điều này cho thấy, văn hóa doanh nghiệp đã và đang là chủ đề thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhiều học giả và các nhà quản lý trong bối cảnh hội nhập, và nó cũng là chủ đề tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của các doanh nghiệp, và các nhà đầu đa quốc gia.
- Văn hóa doanh nghiệp ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực công ty và quyết định đến thành công hoặc thất bại của công ty đó bởi văn hóa là một vấn đề nhạy cảm, nó không chỉ ảnh hƣởng đến hiệu suất và động lực làm việc mà đôi khi là sự bất mãn và có thể ngƣời lao động rời bỏ công ty.
- Đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty đa quốc gia đang phải đối mặt với việc quản lý những ngƣời nhân viên đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
- Hơn một thập niên trở lại đây, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội có sự phát triển mạnh mẽ, hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc mở rộng, các công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc tăng cƣờng đầu tƣ vào Việt Nam ngày càng mạnh và tăng nhanh.
- Do đó, việc sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam, nguồn nhân lực bản địa của -Trang 8- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh các doanh nghiệp Hàn Quốc là tất yếu, cho phép tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tuy vậy, sự khác biệt về văn hóa giữa nhà quản lý và nguồn nhân lực địa phƣơng đã có những ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý doanh nghiệp, tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.
- Nói cách khác, những khác biệt về văn hóa xã hội và văn hóa quản lý đã gây ra những xung đột lớn nhỏ khác nhau giữa nhà quản lý và ngƣời lao động làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Do vậy, những vấn đề trên nếu không đƣợc nghiên cứu và giải quyết một cách cụ thể, kịp thời và triệt để sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam, trong đó có hệ thống các doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Nhằm giúp cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý Hàn Quốc cũng nhƣ các nhà quản lý ngoại quốc có cái nhìn chính xác về vốn xã hội, văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn hóa công sở của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp của Hàn Quốc, nghiên cứu sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
- Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam" làm chủ đề nghiên cứu của luận văn.
- Nhƣ đã nói, đây là một đề tài khá mới, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và đặc biệt là chƣa có một công trình nghiên cứu nào về văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc đƣợc xuất bản ở Việt Nam nên mục đích của luận văn này là mong muốn góp một phần nhỏ giới thiệu đến mọi ngƣời một cái nhìn có tính chất khái quát về các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng nhƣ sự khác biệt về văn hóa của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp của Hàn Quốc, từ đó đƣa ra một số kiến nghị giải pháp trong quá trình tuyển dụng, -Trang 9- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.
- Thông qua nghiên cứu này, hy vọng luận văn sẽ góp phần gợi mở một hƣớng cho việc nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam và làm rõ ảnh hƣởng của sự khác biệt văn hóa tác động tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp này trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn a.
- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam góp phần làm rõ thực trạng quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay.
- Qua đó cho thấy sự tƣơng đồng và khác biệt về văn hóa ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động chung của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
- Từ kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đề xuất một số các giải pháp khắc phục sự khác biệt văn hóa và thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh và công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay một cách bền vững.
- Nội dung nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung những nội dung cụ thể nhƣ sau: Xác định tính cấp thiết của đề tài, phân tích cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
- Nghiên cứu về thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay.
- Từ đó tìm hiểu về sự tác động của khác biệt văn hóa ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực và hiệu quả quản lý nguồn -Trang 10- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh nhân lực tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay.
- Kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp về quản lý nguồn nhân lực.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a.
- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn đƣợc thực hiện tại một số công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, qua trƣờng hợp nghiên cứu tại một số công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc, tác giả luận văn dùng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp điều tra định lƣợng, định tính.
- phƣơng pháp phân tích tài liệu và phƣơng pháp quan sát đƣợc vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận văn, ngoài ra học viên còn sử dụng một số phƣơng pháp liên ngành khác tiến hành thu thập thông tin, số liệu, hình ảnh.
- để phục vụ cho nghiên cứu.
- Phƣơng pháp sƣu tầm và phân tích tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn nhằm nghiên cứu, thu thập tƣ liệu trên cơ sở các sách, bài báo chuyên khảo đã đƣợc công bố, từ đó phân loại, hệ thống và hình thành hệ thống thƣ mục các tài liệu nghiên cứu để thấy đƣợc đặc điểm chung cũng nhƣ đặc trƣng riêng của sự -Trang 11- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tài liệu chính từ các kết quả khảo sát, bài viết trên sách, báo và tạp chí đặc biệt là các nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu luận văn đề cập tới.
- Phƣơng pháp xã hội học lịch sử đƣợc sử dụng trong nghiên cứu quá trình hình thành, vận động và phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam từ trƣớc tới nay, đặt nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể.
- Phƣơng pháp lôgic đƣợc thể hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu, chi phối đến lựa chọn nội dung, kết cấu tổng quan cũng nhƣ xử lý từng vấn đề cụ thể của đối tƣợng nghiên cứu để rút ra bản chất, hiện tƣợng và các quy luật hình thành và phát triển của doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Phƣơng pháp điều tra Xã hội học đƣợc vận dụng với ba hình thức chủ yếu trong quá trình nghiên cứu luận văn là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và điều tra bằng bảng hỏi.
- Điều tra bảng hỏi đƣợc tiến hành gắn liền với thiết kế phiếu thăm dò ý kiến bao gồm hệ thống các câu hỏi mang tính giả thuyết theo phƣơng án phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Quy mô, mẫu khảo sát cũng phải đảm bảo tính đại diện, hợp lý của đối tƣợng nghiên cứu.
- Trong xử lý kết quả điều tra, nghiên cứu sẽ nhờ sự hỗ trợ tối đa của phần mềm chuyên dụng, đặc biệt là chƣơng trình thống kê kinh tế-xã hội SPSS.
- Phƣơng pháp quan sát, nhằm quan sát cách thức làm việc, sinh hoạt của lao động và nhà quản lý tại các doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, nhằm tìm hiểu về thói quen, sự thích nghi công việc của công nhân trong quá trình lao động.
- Qua quan sát thực tế kết hợp với phỏng vấn nhanh ngƣời lao động, tác giả phần nào đánh giá đƣợc sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc, qua đó có thêm cơ -Trang 12- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh sở cho những phân tích, đánh giá phục vụ nghiên cứu.
- Chúng tôi luôn ý thức đƣợc rằng mỗi phƣơng pháp và kỹ thuật đƣợc sử dụng cần phải phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể và phải đƣợc đặt trong các mối quan hệ tổng thể để có thể nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện toàn bộ quá trình hình thành, biến đổi, các mối quan hệ, các chiều tác động của sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện nay.
- Đến đây phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp chủ công trong quá trình nghiên cứu của luận văn.
- Thông tin về mẫu khảo sát Cơ cấu mẫu khảo sát của luận văn đƣợc lựa chọn trên cơ sở: giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nơi làm việc sao cho sự phản ánh của thông tin thu đƣợc có thể đại diện cho tổng thể trong nghiên cứu của luận văn.
- Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu Các số liệu định lượng đƣợc xử lý bằng những công cụ phần mềm hỗ trợ SPSS, qua đó luận văn sẽ thống kê tần suất tất cả các biến có trong bảng hỏi định lƣợng.
- Bên cạnh đó phiếu điều tra cũng sẽ giúp phân tích và nhận dạng các yếu tố chính về văn hóa có ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty cũng nhƣ công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Bằng các phép kiểm định thống kê và đo đạc chính xác mối quan hệ giữa các biến số sẽ giúp cho học viên có những phân tích, đánh giá chính xác các sự kiện xã hội liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn.
- -Trang 13- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh v.
- Đóng góp của luận văn Nhằm giúp cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và các nhà doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng có cái nhìn toàn diện và chính xác về sự khác biệt tƣơng đồng văn hóa trong lao động và vấn đề quản lý nguồn nhân lực hiện nay trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Qua đó cho thấy văn hóa doanh nghiệp có vai trò không nhỏ tới hoạt động kinh doanh sản xuất và quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp này.
- Luận văn cũng mong muốn đƣa ra đƣợc một số kết luận và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thực trạng quản lý nguồn nhân lực và những giải pháp khắc phục sự khác biệt về văn hóa giữa ngƣời lao động và lực lƣợng quản lý doanh nghiệp ngƣời nƣớc ngoài.
- Qua nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay, tác giả luận văn đề xuất một số hƣớng nghiên cứu về lĩnh vực này trong giai đoạn tiếp theo, làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên quan tâm đến vấn đề này.
- Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn tập trung vào ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực Chương 2: Sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạt động của quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Hàn Quốc trong bối cảnh khác biệt văn hóa ở Việt Nam.
- -Trang 14- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC.
- Khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp 1.1.1.
- Khái niệm văn hóa Trong từ điển, từ văn hóa đƣợc định nghĩa là “hành vi của những năng lực đạo đức và tƣ duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục”.
- Văn hóa cũng có một số định nghĩa khác nhƣ “văn hóa là những nguyên tắc về đạo đức, xã hội và hành vi ứng xử của một tổ chức dựa trên những tín ngƣỡng, tƣ tuởng và sự ƣu tiên của những thành viên của tổ chức ấy”.
- Theo định nghĩa của UNESCO, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội.
- Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, lối sống, các quyền cơ bản của con ngƣời, hệ thống những giá trị, tập tục và tín ngƣỡng.
- “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.” Theo GS Trần Ngọc Thêm “ văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình” hoặc theo các học giả phƣơng Tây thì văn hóa “ là một khuôn mẫu tích hợp các hành vi của con ngƣời bao gồm lời nói, suy nghĩ, hành động và các vật dụng phụ thuộc vào khả năng của con ngƣời để học hỏi và truyền đạt tri thức cho các thế hệ kê tiếp” (theo từ điển Webster).
- -Trang 15- Jung Min Kyung Luận Văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nhƣ vậy có thể định nghĩa Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên và xã hội.
- Theo các định nghĩa nhƣ vậy, không chỉ các dân tộc, các quốc gia mới có văn hóa mà mỗi tổ chức, cá nhân và mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình, không kể đó là văn hóa mạnh hay yếu, văn minh hay lạc hậu, hàn lâm hay câu lạc bộ.
- Là một hệ thống ý nghĩa, văn hoá bao gồm những biểu tƣợng, những niềm tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộng đồng, về phƣơng diện nhận thức, có thể diễn tả và đánh giá các hoạt động và các sự kiện khác nhau, có thể phân biệt đƣợc cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và cái vô luân, cái có thể và cái không thể chấp nhận đƣợc

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt