« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN KHẢ TOẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- TRẦN SỸ LÂM HÀ NỘI, NĂM 2012 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định” Tác giả luận văn: Nguyễn Khả Toản Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Trần Sỹ Lâm Nội dung tóm tắt: a) Lý do lựa chọn đề tài: Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp này chính là chất lượng nguồn lực con người, chất lượng nguồn lực con người lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giáo dục.
- Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
- Đổi mới ngành giáo dục và đào tạo hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm, trong đó nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng.
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định là một trong những trường trong khu vực tỉnh Nam Định, trước yêu cầu đáp ứng nhân lực có chất lượng cao cho xã hội hiện nay, nhà trường đã và đang triển khai đồng bộ các hoạt động trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xiên suốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, tác giả đưa ra và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường, đáp ứng yêu cầu cấp bách, nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: +Khách thể nghiên cứu: chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- +Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích các số liệu thực tế nhằm đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đến năm 2020.
- c) Nội dung chính, và những đóng góp mới của luận văn * Nội dung chính của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- Chương 3: Đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- Đóng góp mới của luận văn.
- Luận văn hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục, đào tạo của một trường cao đẳng.
- Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng, nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của công tác đào tạo hiện nay tại trường cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- d) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, điều tra khảo sát, tổng hợp các số liệu, được thu thập từ các nguồn khác nhau: Sách, internet, các tư liệu, các tạp chí chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá.
- từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhất trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- e) Kết luận: Luận văn đã khái quát vai trò của chất lượng đào tạo trong quá trình phát triển của mỗi nhà trường, và chỉ rõ những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.
- Trên cơ sở vận dụng những lý luận kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, luận văn đã chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của nhà trường.
- Từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường để thực hiện các mục tiêu phát triển của nhà trường trong những năm tới.
- Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
- Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy giáo TS.
- Trần Sỹ Lâm, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Quản lý, các cán bộ của Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt