« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược phát triển của Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2018


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VĂN TỨ NGUYỄN VĂN TỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN QUẢN TRỊ KINH DOANH * LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2011A Hà Nội – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VĂN TỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- VŨ QUANG Hà Nội – Năm 2012 LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Hoạch định chiến lược phát triển của trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau đại học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Sự quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo các trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh, trường Cao Đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin, trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long và các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Vũ Quang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện luận văn này.
- Em xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Viện kinh tế và Quản lý, viện đào tạo sau đại học trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã gợi ý và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban của Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Quảng Ninh, ban giám hiệu các trường: trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh, trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin, trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long và các doanh nghiệp trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu thông tin, thu thập tài liệu, số liệu, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 11 tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tứ LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển của trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn được tác giả viết với sự hướng dẫn của TS.
- Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về chiến lược kinh doanh và thực trạng hoạt động của Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh cũng như môi trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cho nhà trường trong giai đoạn .
- Khi thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lý luận chung trong lĩnh vực hoạt động đào tạo nghề và sử dụng những thông tin số liệu từ các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trên địa bàn, các cơ quan quản lý nhà nước cùng các tài liệu, sách báo, mạng internet.
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
- Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực.
- kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác, nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Quảng Ninh, ngày 11 tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tứ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT, TÊN GỌI ĐẦY ĐỦ CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật DN : Doanh nghiệp ĐTN : Đào tạo nghề GD&ĐT : Giáo dục & đào tạo GDP : Tổng sản phẩm Quốc nội GTCĐ : Giao thông cơ điện GTVT : Giao thông vận tải GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS-SV : Học sinh – sinh viên IPA : Ban xúc tiến hỗ trợ đầu tư KH-CN : Khoa học – Công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐTB&XH : Lao động thương binh & xã hội NĐ : Nghị định NXB : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định QTKD : Quản trị kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh TC : Tổ chức TCDN : Tổng cục dạy nghề TCĐB : Tổng cục đường bộ TCN : Trung cấp nghề UBND : Ủy ban nhân dân VN : Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG STT NỘI DUNG Trang Bảng 2.1 Kết quả đào tạo hệ trung cấp nghề Bảng 2.2 Kết quả đào tạo hệ sơ cấp nghề từ Bảng 2.3 Kết quả hệ đào tạo nghề dưới ba tháng Bảng 2.4 Xếp loại kết quả đạt tốt nghiệp Bảng 2.5 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên năm 2011 44 Bảng 2.6 Tổng hợp trình độ cán bộ quản lý và giáo viên năm 2011 44 Bảng 2.7 Số lượng và diện tích các phòng học 46 Bảng 2.8 Số lượng và diện tích các xưởng thực hành 47 Bảng 2.9 Tổng hợp danh mục, giá trị trang thiết bị dạy nghề 48 Bảng 2.10 Danh mục, giá trị phương tiện dạy học 49 Bảng 2.11 Tổng hợp các nguồn thu năm 2011 50 Bảng 2.12 Tổng hợp các khoản chi năm 2011 51 Bảng 2.13 Mức thu học phí đào tạo của nhà trường 53 Bảng 2.14 Thống kê tăng trưởng GDP của Việt Nam 55 Bảng 2.15 Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh 57 Bảng 2.16 Số liệu phương tiện tập lái của trường mỏ Hồng Cẩm 69 Bảng 2.17 Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý trường Hồng Cẩm 70 Bảng 2.18 Tổng hợp nguồn thu năm 2011 trường mỏ Hồng Cẩm 71 Bảng 2.19 Tổng hợp các khoản chi năm 2011 trường Hồng Cẩm 72 Bảng 2.20 Số liệu phương tiện tập lái trường Công nghệ Hạ Long 73 Bảng 2.21 Số lượng cán bộ, giáo viên trường Công nghệ Hạ Long 74 Bảng 2.22 Nguồn thu năm 2011 của trường Công nghệ Hạ Long 75 Bảng 2.23 Các khoản chi năm 2011 trường Công nghệ Hạ Long 76 Bảng 3.1 Lựa chọn chiến lược trường TCN GTCĐ theo SWOT 83 Bảng 3.2 Dự kiến CB quản lý, GV trường GTCĐ Bảng 3.3 Diện tích phòng học sử dụng năm 2011, dự kiến 2018 89 Bảng 3.4 Diện tích ký túc xá, nhà ăn năm 2011, dự kiến năm 2018 91 Bảng 3.5 Dự kiến bổ sung phương tiện đào tạo lái xe năm 2018 93 Bảng 3.6 Tổng hợp dự kiến nguồn thu trường GTCĐ năm 2018 94 Bảng 3.7 Dự kiến nguồn thu từ ĐT nghề CNKT thuật năm 2018 95 Bảng 3.8 Dự kiến nguồn thu từ đào tạo lái xe năm 2018 96 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, MÔ HÌNH, ĐỒ THỊ STT NỘI DUNG Trang Hình 1.1 Mô hình 6 chiến lược chức năng 7 Hình 1.2 Quá trình quản lý chiến lược 9 Hình 1.3 Mô phỏng mối quan hệ giữa các cấp độ môi trường 12 Hình 1.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – Ma trận EFE 14 Hình 1.5 Mô hình năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter 15 Hình 1.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – Ma trận IFE 20 Hình 1.7 Ma trận chiến lược chính 28 Hình 1.8 Ma trận Mc.Kinsey 30 Hình 1.9 Các chiến lược kinh doanh theo ma trận Mc.Kinsey 30 Hình 1.10 Ma trận SWOT để hình thành chiến lược 31 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của trường TCN – GTCĐ 38 MỤC LỤC DANH MỤC TRA CỨU Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, mô hình, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Mục đích nghiên cứu 2 3.
- Đối tượng nghiên cứu 2 4.
- Phương pháp nghiên cứu 2 5.
- Những đóng góp của luận văn 2 6.
- Kết cấu của luận văn 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TỔ CHỨC 1.1.
- Tổng quan về chiến lược 3 1.1.1.
- Khái niệm về chiến lược 3 1.1.2.
- Mục tiêu của chiến lược 4 1.1.3.
- Vai trò của chiến lược 4 1.1.4.
- Các yêu cầu của chiến lược 5 1.1.5.
- Các cấp độ chiến lược 6 1.2.
- Quản trị chiến lược 8 1.2.1.
- Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược 8 1.2.2.
- Quá trình quản trị chiến lược 9 1.2.2.1.
- Hoạch định chiến lược 10 1.2.2.2.
- Thực hiện chiến lược 10 1.2.2.3.
- Hoạch định chiến lược 10 1.3.1.
- Khái niệm hoạch định chiến lược 10 1.3.2.
- Vai trò, mục đích của hoạch định chiến lược 11 1.3.3.
- Nội dung và trình tự để hoạch định chiến lược 11 1.3.3.1.
- Phân tích môi trường hoạt động của tổ chức 11 a.
- Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của tổ chức 21 a.
- Mục tiêu chiến lược 21 1.3.3.3.
- Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược 21 a.
- Các loại hình chiến lược đối với tổ chức 21 b.
- Các mô hình phân tích và lựa chọn chiến lược 26 1.3.3.4.
- Xác định các giải pháp, nguồn lực thực hiện chiến lược 33 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I 33 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH 2.1.
- Tổng quan về trường trung cấp nghề Giao thông cơ điện 34 2.1.1.
- Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường 34 2.1.1.1.
- Giai đoạn 1990 đến 1995 – hình thành và phát triển 34 2.1.1.2.
- Giai đoạn phát triển và hoàn thiện 35 2.1.1.3.
- Chức năng nhiệm vụ của Trường Trung cấp nghề GTCĐ 36 2.1.3.
- Cơ cấu tổ chức của trường Trung cấp nghề GTCĐ 37 2.1.4.
- Một số kết quả hoạt động của nhà trường 39 2.1.4.1.
- Đào tạo hệ trung cấp nghề 39 2.1.4.2.
- Đào tạo hệ sơ cấp nghề 40 2.1.4.3.
- Đào tạo nghề dưới 3 tháng 41 2.1.4.4.
- Chất lượng đào tạo 42 2.1.5.
- Cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo 45 2.1.6.1.
- Tài chính của nhà trường 50 2.2.
- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 60 2.3.2.
- Trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long 72 2.3.4.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Trường 77 2.4.1.
- Điểm yếu 78 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG II 79 CHƯƠNG III HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2018 3.1.
- Định hướng phát triển của trường TCN - GTCĐ Quảng Ninh 80 3.2.
- Sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường 81 3.2.1.
- Mục tiêu 82 3.3.
- Lựa chọn phương án chiến lược 82 3.3.1.
- Lựa chọn phương án chiến lược của Trường đến năm .
- Các giải pháp để thực hiện mục tiêu của phương án chiến lược 86 3.4.1.
- Giải pháp về đào tạo 87 3.4.3.
- Nguồn thu từ hoạt động đào tạo 95 3.3.5.3.
- Đánh giá về khả năng tài chính để thực hiện chiến lược 97 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG III 99 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 102 Viện kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Nguyễn Văn Tứ Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Lực lượng lao động lành nghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia dựa trên sự phát triển của sản xuất.
- Tuy nhiên định hướng phát triển của các trường chưa được rõ nét, sự phát triển của các trường chủ yếu dựa trên sự đầu tư của nhà nước và theo nhu cầu nhất thời của xã hội, chất lượng đào tạo nghề chưa cao.
- Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho các trường nghề phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của mình, đồng thời giúp các nhà trường tận dụng tốt những cơ hội và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
- Nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh trên lĩnh vực đào tạo nghề giữa các trường với nhau diễn ra khốc liệt, thị trường đào tạo nghề dịch chuyển từ cung sang cầu.
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là chìa khóa để các trường nghề xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với khả năng, điều kiện hiện có của mình.
- Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ Điện Quảng Ninh trong những năm qua cũng không ngừng đổi mới trong công tác định hướng phát triển để hòa nhập với các trường trên địa bàn Tỉnh, quốc gia và tiến tới hội nhập khu vực.
- Đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển của Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn nhằm định hướng chiến lược cho mọi hoạt động cũng như các chính sách phát triển để thực hiện sứ mạng, mục tiêu phát triển của Nhà trường trong giai đoạn mới.
- Mục đích nghiên cứu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh đến năm 2018.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là trường Trung cấp nghề Giao thông cơ Điện Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra thực tế, thống kê, so sánh từ đó đề xuất phương hướng phát triển nhà trường trong từng lĩnh vực cụ thể đối với từng giai đoạn 5.
- Những đóng góp của luận văn Luận văn góp phần hệ thống lý luận cơ bản xây dựng chiến lược phát triển quản lý các nguồn lực, đánh giá thực trạng của nhà trường hiện nay, nêu những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Kết quả quan trọng nhất của luận văn là đưa ra một số giải pháp chiến lược nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh đến năm 2018.
- Kết cấu của luận văn: gồm 3 chương - Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển của một tổ chức.
- Chương II: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển cho trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh.
- Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển của Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh từ năm 2013 đến năm 2018.
- Viện kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Nguyễn Văn Tứ Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TỔ CHỨC 1.1.
- Tổng quan về chiến lược 1.1.1.
- Khái niệm về chiến lược Thực ra thuật ngữ “chiến lược” đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử và nó bắt nguồn từ trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự” [2, trang 38].
- Các nhà quân sự thường xây dựng chiến lược để nghiên cứu và tấn công vào các điểm yếu của đối phương nhằm giành thế thắng về mình.
- Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ này trong nghiên cứu.
- Theo Alfred Chandler (Đại học Harvard): “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của DN, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” [2, trang 38].
- Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính.
- Chiến lược là các định hướng quản trị mang tính dài hạn nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu dài hạn của một tổ chức (Grunig và Kuhn 2003, 6).
- David thì “chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn” [3, trang 20].
- Trên đây chúng ta thấy các định nghĩa đều có điểm chung: Chiến lược là phương thức phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn.
- Do đó, ta có thể hiểu rằng chiến lược là quá trình đề ra các mục tiêu dài hạn, nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và bên trong, trên cơ sở đó phối hợp các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Chiến lược của tổ chức phản ánh kế hoạch hoạt động bao gồm các mục tiêu, các giải pháp và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt