« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến 2015.


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn cao học Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: 2011A 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015 Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thu Hương Khóa 2011A Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Trước những biến động phức tạp của nền kinh tế, ngành xi măng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất rõ trước những biến động này cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
- Trước tình hình đó, các nhà sản xuất xi măng nói chung cần phải đánh giá lại môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như bên trong để có phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp tình hình thực tế, vượt qua những khó khăn trước mắt và nhìn về một tương lai dài hạn.
- CTCP xi măng La Hiên là một thương hiệu xi măng địa phương có vị thế tại khu vực phía Bắc.
- Vấn đề xác định chiến lược kinh doanh như thế nào để giữ vững và phát triển thị phần xi măng La Hiên tại thị trường phía Bắc là một câu hỏi lớn được đặt ra.
- Ngoài ra, các kế hoạch kinh doanh trước đây của Công ty có còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay cũng là một vấn đề cần có lời giải đáp.
- Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: "Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015" 2.
- Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- Xác định cơ hội và nguy cơ đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- Xác định các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho sản phẩm xi măng của Công ty cổ phần xi măng La Hiên ở thị trường phía Bắc.
- Luận văn cao học Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: 2011A 23.Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài môi trường kinh doanh của ngành xi măng cả nước nói chung công ty cổ phần xi măng La Hiên nói riêng khu vực phía Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên giai đoạn .
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp, điều tra, phỏng vấn, so sánh, phân tích tình huống… 5.
- Đóng góp của luận văn Đánh giá lại môi trường kinh doanh trong giai đoạn đầy khó khăn để có kế hoạch ứng phó với những biến động trong nền kinh tế.
- Giúp người làm công tác hoạch định chiến lược kinh doanh công ty cổ phần xi măng La Hiên có thêm thông tin để quyết định chính sách kịp thời.
- Đề tài còn giúp cho những ai muốn nghiên cứu về ngành xi măng Việt Nam có một bức tranh tổng quát.
- Ngoài ra, luận văn góp phần là phong phú thêm tài liệu cho những ai tham khảo về chiến lược.
- Kết cấu của luận văn Chương I: Cơ sở lý luận chung về quản trị chiến lược Tìm hiểu: Thế nào là quản trị chiến lược? Quản trị chiến lược có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp? Thế nào là hoạch định chiến lược? Hoạch định chiến lược có vai trò và mang lại những gì cho doanh nghiệp? Từ đó giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
- Đưa ra những công cụ, phương pháp để hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xi măng La Hiến đến năm 2015 nhằm xây dựng một chiến lược tối ưu nhằm giúp cho doanh nghiệp có một hướng đi đúng đắn và phát triển.
- Luận văn cao học Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: 2011A 3Chương II: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên Tiến hành phân tích môi trường vĩ mô như kinh tế Việt Nam, quốc tế, pháp luật chính trị.
- Những yếu tố bên trong doanh nghiệp như hoạt động quản trị, marketing, khả năng tài chính, sản xuất cũng được phân tích đánh giá để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu.
- Tất cả những yếu tố trên là cơ sở, căn cứ để xây dựng chiến lược ở chương 3.
- Chương III: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xi măng La Hiên đến năm 2015.
- Dựa vào dự báo cung cầu quan điểm chiến lược và năng lực của Công ty xi măng La Hiên cùng với những cơ hội, nguy cơ và điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp đã được nhận diện trong chương 2, đề tài sử dụng công cụ SWOT, kết hợp ma trận IE, QSPM để đưa ra các chiến lược phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, dẫn đầu chi phí, chú trọng chính sách bán hàng.
- Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra các giải pháp ở cấp độ chức năng để thực hiện các chiến lược đề xuất.
- Một số kiến nghị cho Nhà nước và Hiệp hội xi măng Việt Nam cũng được nêu ra nhằm giúp cho ngành xi măng Viêt Nam nói chung và Công ty xi măng La Hiên nói riêng phát triển vững mạnh.
- Kết luận Hoạch định chiến lược kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Và để giải quyết tốt vấn đề đó thì các doanh nghiệp phải đánh giá chính xác môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp.
- Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng đó bằng những kiến thức đã học, quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
- Việc đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài và Luận văn cao học Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: 2011A 4bên trong của một doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên là một việc khó khăn, phức tạp.
- Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nên việc nghiên cứu có thể chưa thật thấu đáo, chưa xem xét hết các khía cạnh của vấn đề và các giải pháp đưa ra có thể chưa thật đầy đủ, toàn diện, nhưng tôi tin tưởng rằng nếu được áp dụng, chúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt