« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình I Hà Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nam.
- Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nam.
- Với kết quả nghiên cứu của chương 1 ta có cái nhìn tổng quan về chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng.
- Cũng qua đó, ta có những cách tiếp cận với vấn đề “chất lượng đào tạo” theo nhiều khía cạnh khác nhau, để từ đó đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo một cách tương đối toàn diện.
- Phương pháp đánh giá này là sự tổng hợp của ba cách đánh giá khác nhau.
- hay nói một cách khác là tổng hợp đánh giá chất lượng đào tạo dưới 3 góc độ khác nhau: (1) Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.
- (2) Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người thụ hưởng là sinh viên – sinh viên.
- (3) Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ nhìn nhận của người sử dụng lao động.
- mỗi góc độ đánh giá sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, sự kết hợp này sẽ hạn chế nhược điểm của việc đánh giá và làm tăng tính khách quan trong đánh giá chất lượng đào tạo.
- Trên cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượng đào tạo được trình bày ở chương 1, chương II trong phần đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo trường Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nam.
- Từ đó chúng ta có thể rút ra những đánh giá sau : 2 Ưu điểm Với lợi thế là một trường hầu như toàn bộ giáo viên và cán bộ trẻ, mang lại nhiều lợi thế về sức trẻ.
- Trong những năm qua chất lượng đào tạo của trường không ngừng được nâng lên, nhà trường sẽ tiếp tục và phát triển hơn nữa theo hướng “nhà trường gắn liền với xã hội”, bố trí thời gian cho HSSV đi thực tế ở các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, HSSV kỹ thuật về các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành cho phù hợp với thời gian đào tạo của từng hệ.
- Nhược điểm Nguồn lực tài chính , trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình đào tạo còn thiếu.
- Với hiện trạng này chất lượng đào tạo còn chưa cao.
- chất lượng thấp chưa yên tâm.
- Đánh giá chung về chất lượng : Đội ngũ giáo viên toàn là những GV có trình độ Thạc sỹ trở lên nhưng vẫn còn non và yếu về chuyên môn, chưa sâu sát, còn những GV có kinh nghiệm thì một số chạy sang trường khác hoặc họ đã chuyển sang lĩnh vực 3 khác, vì lương GV quá thấp, còn đội ngũ GV trẻ thì kinh nghiệm chưa có, mới ra trường còn lúng túng trong công tác giảng dạy, nhà nước cũng chưa thật chú trọng quan tâm đến GV.
- Nên chất lượng GV là một trong những nguyên nhân gây yếu kém.
- Bên cạnh đó thì chất lượng bài giảng vừa thiếu và yếu chưa cao, đội ngũ GV dập khuân theo một khuân mẫu có sẵn không chịu cập nhật những thông tin mới, bài giảng còn yếu, sự truyền đạt ý đến SV chưa đầy đủ, vì chưa qua thực tế nên kinh nghiệm giảng dạy còn non và yếu, giáo trình thì chưa nhiều, tài liệu chưa phong phú.
- Đến chương 3 là khâu giải quyết những khó khăn vướng mắc mà chương 2 đưa ra, đi sâu và nêu lên những giải pháp cần giải quyết, tóm lại cả 3 chương là một thể thống nhất có cái nhìn khái quát về chất lượng, nêu lên những thực trạng còn tồn tại và cuối cùng là những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, làm cho luận văn có cái nhìn khái quát và đi sâu vào phân tích tìm hiểu nguyên nhân và có những cách giải quyết tối ưu, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐ PTTH I Hà Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt