« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm đào tạo nghề lái xe - trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRẦN HOÀI YÊN TRẦN HOÀI YÊN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH * QUẢN TRỊ KINH DOANH * LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2011A Hà Nội – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRẦN HOÀI YÊN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN VĂN LONG Hà Nội – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe - Trường Trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh” được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên Viện Kinh tế và Quản lí, Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Sự quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo các Trường Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh, Trường Cao Đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin, Trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long và các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Em xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Viện kinh tế và Quản lí, Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã gợi ý và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban của Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Ninh, Ban Giám hiệu các trường: Trường Trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin, Trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long và các doanh nghiệp trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu thông tin, thu thập tài liệu, số liệu, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 15 tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Hoài Yên LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề Lái xe - Trường Trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh” được tác giả viết với sự hướng dẫn của TS.
- Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lí luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và thực trạng hoạt động của Trung tâm đào tạo nghề Lái xe - Trường Trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh cũng như môi trường đào tạo nghề lái xe trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm trong giai đoạn .
- Khi thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lí luận chung trong lĩnh vực hoạt động đào tạo nghề lái xe và sử dụng những thông tin số liệu từ các cơ sở đào tạo lái xe, các doanh nghiệp trên địa bàn, các cơ quan quản lí nhà nước cùng các tài liệu, sách báo, mạng internet.
- Quảng Ninh, ngày 15 tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Hoài Yên DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT, TÊN GỌI ĐẦY ĐỦ CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CĐN : Cao đẳng nghề CSĐTLX : Cơ sở đào tạo lái xe CBNV : Cán bộ nhân viên DN : Doanh nghiệp ĐBVN : Đường bộ Việt Nam ĐTNLX : Đào tạo nghề lái xe GDP : Tổng sản phẩm Quốc nội GTVT : Giao thông Vận tải GVLT : Giáo viên lý thuyết GVTH : Giáo viên thực hành GTĐB : Giao thông đường bộ KT-XH : Kinh tế - Xã hội LĐTB&XH : Lao động, Thương binh & Xã hội NĐ : Nghị định NXB : Nhà xuất bản PTTH : Phổ thông trung học QĐ : Quyết định QTKD : Quản trị kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh TCDN : Tổng cục dạy nghề TCN : Trung cấp nghề UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG STT NỘI DUNG Trang Bảng 2.1 Kết quả đào tạo hệ sơ cấp nghề Bảng 2.2 Kết quả đào tạo nghề dưới ba tháng Bảng 2.3 Kết quả sát hạch lái xe các hạng Bảng 2.4 Cơ cấu trình độ nhân lực của Trung tâm năm 2011 38 Bảng 2.5 Tổng hợp trình độ giáo viên dạy lái xe của 3 CSĐTLX 40 Bảng 2.6 Danh mục cơ sở hiện có của Trung tâm 44 Bảng 2.7 Số lượng, giá trị phương tiện tập lái của Trung tâm 45 Bảng 2.8 So sánh phương tiện tập lái của 3 cơ sở đào tạo lái xe 47 Bảng 2.9 Tổng hợp các nguồn thu năm 2011 51 Bảng 2.10 Tổng hợp các khoản chi năm 2011 52 Bảng 3.1 Phân tích theo mô hình SWOT 68 Bảng 3.2 Dự kiến bổ sung phương tiện đào tạo lái xe 73 Bảng 3.3 Tổng hợp dự kiến các nguồn thu 75 Bảng 3.4 Dự báo các chỉ tiêu phát triển khi thực hiện các giải pháp 85 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT NỘI DUNG Trang Hình 1.1 Mô hình 5 nhân tố của Michael Porter 16 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh 31 Hình 2.2 Biểu đồ thị phần của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh 49 Hình 2.3 Biểu đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị phần 61 Hình 2.4 Biểu đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức học phí 61 Hình 2.5 Biểu đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 62 MỤC LỤC TrangTrang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU.
- 1 Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
- Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
- Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.
- Phân loại cạnh tranh.
- Các công cụ cạnh tranh cơ bản.
- Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với DN.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp .
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- 21 Chương 2 – THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE QUẢNG NINH.
- Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- Cơ sở đào tạo lái xe trong nền kinh tế thị trường.
- Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm ĐTLX Quảng Ninh.
- Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Trung tâm.
- Bộ máy tổ chức của Trung tâm.
- Một số kết quả hoạt động của Trung tâm giai đoạn (2007-2011.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- Chất lượng đào tạo.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- 56 Chương 3 – GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE QUẢNG NINH.
- Định hướng mục tiêu phát triển Trung tâm ĐTLX Quảng Ninh.
- Định hướng phát triển đào tạo nghề lái xe của Nhà nước.
- Phân tích SWOT định hướng mục tiêu phát triển của Trung tâm.
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Trung tâm.
- Mở phân hiệu đào tạo lái xe tại thành phố Móng Cái.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.
- Tăng cường năng lực tài chính.
- 91 Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Dạy nghề có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
- Cạnh tranh là xu hướng của mọi nền kinh tế.
- Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và doanh nghiệp.
- Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là mội trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu tốt quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội.
- Cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo đang là một vấn đề nghiên cứu mới ở Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Mặc dù trên thực tế, hiện tượng cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực đào tạo ngày một phổ biến và mang tính tất yếu.
- Tại các trường dạy nghề nói chung và đào tạo nghề lái xe nói riêng cũng đang nỗ lực để chuyển mình, tồn tại và phát triển.
- Các cơ sở đào tạo lái xe muốn tồn tại trong thị trường đào tạo phải luôn vận động, biến đổi, tạo cho mình một uy tín về chất lượng dịch vụ nhằm chiếm lĩnh những thị phần nhất định.
- Chính sự cạnh tranh gay gắt đã đòi hỏi họ phải có các giải pháp hiệu quả nhằm đứng vững và không ngừng phát triển.
- Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh thuộc Trường Trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh là một Trung tâm đào tạo nghề của Nhà nước do tỉnh cấp vốn ban đầu, hoạt động tự chủ trên cơ sở lấy thu bù chi.
- Kể từ khi Nhà nước cho phép Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 2 xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề lái xe năm 2008, các trung tâm đào tạo nghề lái xe đã được thành lập mới khá phổ biến và cạnh tranh với nhau ngày càng mạnh mẽ hơn.
- Hiện trên địa bàn thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có 03 cơ sở đào tạo nghề lái xe và trong toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 05 cơ sở đào tạo nghề lái xe thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân.
- Mặc dù vẫn là Trung tâm đào tạo nghề lái xe chủ lực của thành phố và của Tỉnh, tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đã dần đánh mất đi những lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần của mình.
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh” làm chủ đề nghiên cứu.
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để giữ vững vị trí và năng lực cạnh tranh hiện tại và chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực để đáp ứng trước bối cảnh mới về áp lực cạnh tranh, thông qua việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu là: i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- ii) Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- iii) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh, giúp Trung tâm đứng vững trong tốp đầu của các cơ sở đào tạo nghề lái xe trong toàn Tỉnh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài i) Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 3 ii) Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm.
- Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn căn cứ vào địa bàn hoạt động, nguồn vốn đầu tư sở hữu của nhà nước và tư nhân đó là hai cơ sở đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và Trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long làm cơ sở để so sánh năng lực cạnh tranh với Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- ii) Phương pháp thu thập thông tin thông qua việc thực hiện điều tra, khảo sát thực tế, điều tra phỏng vấn đối với 03 đối tượng gồm học viên học lái xe, doanh nghiệp vận tải sử dụng lái xe và cơ quan quản lý (qua 05 mẫu phiếu với số lượng điều tra 100 người, có 92 người phản hồi).
- iii) Phương pháp phân tích cả định tính và định lượng khai thác số liệu từ các báo cáo tổng hợp, từ kết quả điều tra thực tế, đặc biệt là sử dụng ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh có so sánh với một số đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường đào tạo nghề lái xe của tỉnh Quảng Ninh.
- Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp phân tích và có cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- Những đóng góp của luận văn Luận văn góp phần hệ thống lý luận cơ bản năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh hiện nay, nêu những kết quả đã Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 4 đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Kết quả quan trọng nhất của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của Trung tâm.
- Cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh.
- Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 5 Chương 1.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.
- Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.
- Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những lợi thế, ưu thế, mục tiêu xác định.
- Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao… Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng, nhất là trong nền kinh tế thị trường là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau bởi đứng trên quan điểm của các chủ thể kinh tế khác nhau thì mục đích cạnh tranh là khác nhau.
- Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
- Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ).
- giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.” Theo cuốn kinh tế học của P.
- Samueson và W.D.Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.
- Từ những góc nhìn khác nhau về cạnh tranh ta có rút ra một quan điểm chung như sau: Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 6 “Cạnh tranh là việc doanh nghiệp ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình kinh doanh là tối đa hóa lợi ích.
- Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.
- Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ.
- Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các DN và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp.
- Dưới đây là một số quan điểm về năng lực cạnh tranh đáng chú ý: Theo Buckley (1991) cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp”.
- Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của DN.
- Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: “năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
- Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Porter (1990): “năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh”.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt