« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành chè Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài : PHÂN TÍCH MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CHÈ VIỆT NAM ĐOẠN Tác giả: Nguyễn Long Thành - khóa: 2011A Người hướng dẫn : TS.
- Lý do chọn đề tài Nhân lực trong mỗi doanh nghiệp luôn là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự phát triển của DN, bởi lẽ con người làm ra của cải vật chất, nghiên cứu khoa học phát minh ra và ứng dụng nó vào đời sống sinh hoạt phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
- Vì thế muốn phát triển được xã hội nói chung và trong DN nói riêng, chúng ta cần phải phát triển nguồn nhân lực.
- Ngoài ra do lợi thế Việt Nam nhiều vùng có thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển nhân rộng nhiều lại cây chè hơn nữa, đồng thời cần khai thác hết diện tích và sản lượng vườn chè như hiện nay để duy trì và tiếp tục phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế, đặc biệt là thực hiện mục tiêu của ngành Chè trong giai đoạn 2012-2020 thì yêu cầu đặt ra phải có một đội ngũ nhân lực vững mạnh chất lượng, ổn định số lượng hơn nữa.
- Do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành chè Việt Nam giai đoạn .
- Mục đích nghiên cứu a) Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong ngành Chè hiện nay, những mặt còn hạn chế của ngành chè trong việc phát triển lực lượng lao động và sản xuất kinh doanh.
- Từ đó thấy được việc phát triển nhân lực cho ngành chè cần được thực hiện và yêu cầu đề ra một số giải pháp chiến lược thực hiện.
- b) Vận dụng lý luận phát triển nguồn nhân lực vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành Chè, từ đó thấy được nhiệm vụ và cần thiết phát triển nguồn nhân lực lên cao hơn phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành Chè phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2012-2020.
- c) Đưa ra một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đặc thù của ngành chè, phân bổ lao động hợp lý đáp ứng nhu sản xuất trong ngành Chè thực hiện mục tiêu kinh tế giai đoạn 2012-2020.
- Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Nghiên cứu các giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Chè về số lượng và chất lượng phù hợp mục tiêu chiến lược của toàn ngành Chè giai đoạn 2012-2020.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu khái quát thực trạng nguồn nhân lực, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các vùng Chè trên cả nước Giới hạn nghiên cứu : Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng sản xuất và nhân lực của ngành chè.
- Từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành chè phù hợp với đặc điểm của ngành chè dựa trên phân tích thực trạng và mục tiêu sản xuất inh doanh.
- Lấy cơ sở lý thuyết về chiến lược và phát triển nguồn nhân lực làm trọng tâm.
- Luận văn không đi vào phân tích chi tiết cách thức thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như Nghiên cứu thống kê phân tích, thu thập dữ liệu thực tiễn và phân tích, phương pháp so sánh đánh giá.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu dựa vào các báo cáo tổng kết, hội nghị của Ngành Chè, của Tổng Công ty Chè Việt Nam, Bộ NNPTNN, Số liệu Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Bộ công thương, các nguồn thông tin tham khảo trên internet, các nghiên cứu và bài viết đánh giá của chuyên gia GS, TS trong ngành Chè và báo cáo của các Sở ban ngành khác.
- Phương pháp so sánh đánh giá thực tiễn kết hợp các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các hình, bảng, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nhân.
- Tác giả tập trung nghiên cứu tổng quát lý luận về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đề cập đến các khái niệm về phát triển nguồn nhân lực và các nội dung cơ bản của chiến lược phát triển triển nguồn nhân lực, lý thuyết định mức lao động, tuyển dụng và đào tạo, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo chu trương của chính phủ.
- 3Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh và một số phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngành chè Việt Nam Khái quát thực trạng sản xuất và nhân lực của Ngành Chè hiện nay và mục tiêu kinh doanh đến năm 2020, phân tích tình hình nhân lực của Ngành Chè và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực.
- Chương 3: Một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực Ngành Chè 2012-2020.
- Nghiên cứu một số mục tiêu của ngành Chè trong giai đoạn mới và kế hoạch thực hiện.
- Dựa trên mục tiêu và các phân tích trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả ước tính số lao động cần thiết và đưa ra một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực Ngành Chè phù hợp với số lượng lao động và mục tiêu của ngành chè.
- Phần kết luận: Tóm tắt những nội dung nghiên cứu đã thực hiện trong đề tài.
- Đề xuất và kiến nghị : Tác giả đưa ra một số đề xuất và kiến nghị đối với ngành Chè và một số Chính sách của nhà nước có tác động đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện thành công các giải pháp đó.
- Kết luận Nhân lực là hạt nhân của mỗi doanh nghiệp, là tiền đề giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
- Do đó phát triển nguồn nhân lực chính là nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp phát triển và thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh.
- Đứng trước mục tiêu sản xuất kinh doanh của ngành chè giai đoạn 2012-2020 để đạt được thì việc phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược và hướng đi đúng để hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế của ngành Chè trong bối cảnh kinh tế và thực trạng nhân lực của ngành Chè hiện nay.
- Vì vậy ngành Chè Việt Nam cần thiết phải có những giải pháp chiến lược thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực phù hợp với đặc thù của mình.
- Nhiệm vụ là xây dựng các giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo được một lực lượng lao động đủ về số lượng, tốt về chất lượng và cơ cấu phân bổ hợp lý trong các khâu sản xuất của ngành, bao gồm đội ngũ lao động tất cả mọi thành viên từ người nông dân trên nương chè ở vùng sâu, vùng xa.
- người nghiên cứu khoa học.
- 4 Trong khuôn khổ nghiên cứu, chương 1 trình bày về cơ sở lý luận về phát triển nhân lực thông qua các khái niệm về kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
- Chương 2 tác giả giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chè và phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành, những thuận lợi và hạn chế mà ngành chè cần giải quyết.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn của ngành chè, kết hợp mục tiêu kinh tế toàn ngành trong giai đoạn mới, chương 3 tác giả hoàn thiện việc phân tích và xây dựng các giải pháp chiến lược cơ bản phát triển nguồn nhân lực ngành chè giai đoạn thông qua 2 giải pháp cơ bản gồm.
- Giải pháp chính sách sản xuất và lương thưởng đãi ngộ cho lao động - Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Luận văn được tác giả hoàn thành trên sự nỗ lực tìm hiểu vấn đề, tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn và được thực hiện trong khi tác giả vẫn phải đảm bảo hoàn thành công tác chuyên môn, nên luận văn chưa thể đề cập hết các vấn đề cần trình bày và cũng không tránh khỏi một số hạn chế.
- Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của Quý Thầy, Cô, Lãnh đạo và quản lý các đơn vị và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn trong ngành Chè để đóng góp phần nào cho việc thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành chè trong thời gian tới.
- Xin chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Văn Nghiến đã tận tình hướng dẫn xây dựng lý luận và cơ sở cho luận văn được hoàn thành với kết quả tốt nhất.
- Trân trọng cảm ơn ! Tác giả Người hướng dẫn Nguyễn Long Thành TS

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt