« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hạ Long


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển đối với Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long Tác giả luận văn: Đỗ Thị Lệ Quyên Khóa: 2011B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mở ra một thời đại mới cùng sự phát triển của kinh tế tri thức.
- Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức là nhân lực có trí tuệ, có kỹ năng, được đào tạo cơ bản, do vậy vai trò của “nguồn lực con người” ngày càng tăng, hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm lao động ngày càng cao, giá trị của tri thức ngày càng được khẳng định ở mỗi quốc gia, dân téc trên toàn thế giới.
- Hội nhập kinh tế thế giới, đất nước ta đã thực sự bước vào sân chơi của kinh tế tri thức, mặc dù điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của đất nước ta còn thấp, nhưng Đảng ta đã vững vàng lãnh đạo Nhà nước và nhân dân chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh kinh tế với tất cả các quốc gia, dân téc, các tổ chức kinh tế trên toàn thế giới.
- Mục tiêu cao cả đó do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có thể trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng nhân lực mà đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao của đất nước là yếu tố quan trọng nhất.
- Chính vì vậy trong đường lối lãnh đạo và điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chó trọng tới việc xây dựng, phát triển nhân lực phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng cũng như yêu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế tri thức.
- Vì vậy, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh.
- xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt là phải nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực chính quyền địa phương vững mạnh, đồng bộ, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vô trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước..
- 2.Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 2.1 .Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo & phát triển nhân lực.
- Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực hành chính của thành phố Hạ Long.
- Đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong đào tạo và phát triển nhân lực hành chính nhà nước thành phố Hạ Long thời gian qua và đề xuất thêm một số giải pháp để thực hiện đào tạo và phát triển có hiệu quả nhân lực trong thời gian tới.
- 2.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nhân lực chính quyền địa phương thành phố Hạ Long.
- Phạm vi nghiên cứu: Cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND thành phố theo ngành thuộc địa phương và một số UBND phường, xã thuộc thành phố.
- 3.Các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Điểm mới của luận văn trên cơ sở tình hình thực tế, đề xuất nhằm hoàn thiện thêm công tác đào tạo & phát triển Nhân lực hành chính nhà nước của thành phố Hạ Long.
- Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nhân lực hành chính của chính quyền địa phương.
- Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực hành chính nhà nước thành phố Hạ Long.
- Giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nhân lực hành chính nhà nước thành phố Hạ Long.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Kết luận: Qua những phân tích trong luận văn, khăng định ý nghĩa của công tác đào tạo phát triển nhân lực trong sự phát triển của tổ chức.
- Nắm vững và vận dụng lý thuyết đào tạo phát triển nhân lực phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng tổ chức là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo thắng lợi của tổ chức đó.
- Tuy vậy, việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế xây dựng được một chương trình đào tạo hay, đảm bảo chất lượng nhân lực lại là một khó khăn, thử thách mới mà tổ chức cần phải nỗ lực tìm ra.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt