« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến năm 2016 và định hướng đến 2020


Tóm tắt Xem thử

- ĐỖ TẤT THẮNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH ĐẾN 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Ngành Quản trị kinh doanh KHOÁ Hà Nội – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ĐỖ TẤT THẮNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH ĐẾN 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Ngành Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- Nguyễn Ngọc Điện Hà Nội – Năm 2013 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -I- Luận văn thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo và số liệu từ Công ty TNHH Hưng Thịnh, không sao chép của bất kỳ luận văn nào trước đó.
- Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Đỗ Tất Thắng Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -II- Luận văn thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản lý, trung tâm sau Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Thịnh, bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn này.
- Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Đỗ Tất Thắng Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -III- Luận văn thạc sĩ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH.
- Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh.
- Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh.
- Quản trị Chiến lược.
- Định nghĩa về quản trị chiến lược.
- Mô hình quản trị chiến lược.
- Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược.
- Vai trò của quản trị chiến lược.
- Hoạch định chiến lược.
- Định nghĩa về hoạch định chiến lược.
- Mục đích và ý nghĩa của hoạch định chiến lược.
- Các cấp của quản trị chiến lược.
- Các bước của quá trình quản trị chiến lược.
- Phân tích và lựa chon chiến lược.
- Chiến lược cấp công ty.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
- Chiến lược bộ phận chức năng.
- Quy trình lựa chọn chiến lược.
- Các công cụ phục vụ hoạch định chiến lược.
- Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh.
- I II VI VII VIII Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -IV- Luận văn thạc sĩ 1.3.2.
- Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH.
- Khái quát về Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Giới thiệu về Công ty.
- Một số kết quả kinh doanh của Công ty từ .
- Đánh giá khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2012.
- Đánh giá khái quát thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Công tác quản trị chiến lược.
- Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị chiến lược.
- Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH ĐẾN 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.
- Định hướng phát triển của Công ty Hưng Thịnh.
- Phân tích cơ sở cho hoạch định chiến lược.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -V- Luận văn thạc sĩ 3.2.1.3.
- Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020.
- Lựa chon chiến lược tại Công ty Hưng Thịnh đến 2016.
- Phân tích QSPM nhóm chiến lược S- O.
- Lựa chọn chiến lược.
- Xây dựng các chiến lược chức năng.
- Chiến lược Tài chính.
- Chiến lược Marketting.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHỤ LỤC Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -VI- Luận văn thạc sĩ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.
- Ma trận SWOT rút gọn của công ty Hưng Thịnh.
- Phân tích QSPM nhóm chiến lược S-O.
- Ước chi phí cho chiến lược Marketting.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -VII- Luận văn thạc sĩ DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1.
- Các bước chủ yếu của quá trình hoạch định chiến lược.
- Sơ đồ tổ chức Công ty Hưng Thịnh.
- Doanh thu của Công ty Hưng Thịnh từ 2010-2012.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -VIII- Luận văn thạc sĩ PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, đối với một doanh nghiệp nói chung để có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững trong tuơng lai thì việc xác định chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
- Những chiến lược kinh doanh dài hạn này nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và được vạch ra dựa trên sự phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong cùng những phương pháp đánh giá chuyên môn khác.
- Từ đó mới có được những thông tin chính xác để thực hiện việc phân tích và đưa ra các chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp.
- Nguyên nhân cơ bản là do Công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh một cách cụ thể và chi tiết.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty vào giai đoạn này, trong khuôn khổ thời hạn và quy định của chương trình, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -IX- Luận văn thạc sĩ kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp phần nào những kiến thức đã được đào tạo nhằm ứng dụng vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung và kinh doanh sản phẩm đặc thù nói riêng.
- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Hoạch định chiến lược cụ thể cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020 dựa vào những thông tin, dữ liệu thu được.
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Thịnh trong những năm gần đây .
- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan tác động đến ngành Giấy Việt Nam nói chung và của Công ty Hưng Thịnh nói riêng, từ đó Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020.
- phương pháp đánh giá để xác định các yếu tố thích hợp khi thiết lập chiến lược kinh doanh cho Công ty.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Đỗ Tất Thắng -X- Luận văn thạc sĩ - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến năm 2016 và định hưóng 2020.
- Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược trong kinh doanh Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị chiến lược tại Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Đỗ Tất Thắng -1- Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH 1.1.
- Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh: 1.1.1.
- Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh: Chiến lược là thuật ngữ, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, được dùng trong lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh.
- Ngày nay thuật ngữ chiến lược được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nhưng có thể hiểu: “Chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến mục tiêu đó”.
- Về chiến lược kinh doanh: Thuật ngữ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh được các chuyên gia kinh tế đưa ra như sau.
- Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston thì: “Chiến lược kinh doanh là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
- Theo giáo sư Alfred Chandler thuộc đại học Havard định nghĩa: “Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó.
- Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng danh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn mạnh “không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi”.
- Đỗ Tất Thắng -2- Luận văn thạc sĩ - Theo Alain Thretaet: “Chiến lược kinh doanh đó là việc xác định các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản.
- Theo Micheal E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
- Từ các quan điểm trên ta có thể hiểu: “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn con đường đi đến tương lai cho doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp”.
- Quản trị chiến lược: 1.1.2.1.
- Định nghĩa về quản trị chiến lược: có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược: Theo Alfred Chander: “Quản trị chiến lược là tiến trình xây dựng các mục tiêu cơ bản và dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
- Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”.
- Theo John Pearce II & Richard B.Robison: “Quản trị chiến lược là một hệ các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”.
- Một khái niệm về quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi và được nhiều nhà kinh tế chấp nhận: “Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu đó” hoặc “Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức”.
- Đỗ Tất Thắng -3- Luận văn thạc sĩ Trong khuân khổ luận văn này, dựa trên quan điểm của Garry D.Smith và các cộng sự, tác giả dùng định nghĩa sau để làm cơ sở: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức.
- Mô hình quản trị chiến lược: Mô hình 1.1 là mô hình quản lý chiến lược cơ bản, trong đó được bố trí các phần chủ yếu của quy trình quản lý chiến lược.
- Mỗi lĩnh vực chủ yếu này được cụ thể như sau: Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược Phân tích môi trường Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá và kiểm tra thực hiện (Nguồn: Garry D.
- Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2007) Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh.
- Ý nghĩa của quản trị chiến lược: Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi.
- Quản trị chiến lược như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính nỗ lực và khả năng của chính các tổ chức đó.
- Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình.
- Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người những nhận thức hết sức quan trọng.
- Vì lẽ đó, lợi ích quan trọng nhất mà quản trị chiến lược đem lại chính là sự hiểu thấu đáo, và kế đó là sự cam kết thực sự.
- Người lao động và ban giám đốc sẽ trở nên năng động lạ thường và họ hiểu, ủng hộ những việc, sứ mệnh các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp giúp cho mọi người tăng thêm sức lực và nhờ đó họ phát huy hết những phẩm chất và năng lực cá nhân của mình, đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp.
- Quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp, những người quản lý cũng như nhân viên có cách nhìn dài hạn và hướng thiện hơn, nó cũng có thể làm sống lại niềm tin vào chiến lược đang áp dụng hoặc chỉ ra sự cần thiết phải có sự sửa đổi.
- Quá trình quản trị chiến lược còn cung cấp cơ sở cho việc vạch ra và lý giải về nhu cầu cần có sự thay đổi cho ban giám đốc và mọi người trong công ty

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt