« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty thương mại Nghị Huệ


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN KHẢI HOÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI NGHỊ HUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN KHẢI HOÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI NGHỊ HUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty thương mại Nghị Huệ ” xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được tập hợp từ nhiều tài liệu, tự thu thập các thông tin liên quan và liên hệ thực tế trong công tác quản lý để đưa ra các giải pháp với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty Nghị Huệ.
- Cao Tô Linh trong suốt quá trình nghiên cứu và viết đề tài đã nhiệt tình chỉ bảo phương hướng nghiên cứu và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn luận văn tài này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Viên đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Ban giám đốc và cán bộ, nhân viên công ty cổ phần thương mại Nghị Huệ đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và cung cấp số liệu thực tế để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
- Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, động viên của bạn bè, đồng nghiệp trong thời gian nghiên cứu đề tài đã giúp tôi có thời gian và nghị lực đề hoàn thành tốt nhất luận văn tốt nghiệp này.
- Tác giả Trần Khải Hoàn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG TỔ CHỨC Tổng quan về quản trị nhân lực Khái niệm về tuyển dụng Vị trí và vai trò của công tác Tuyển dụng nhân sự Vị trí của công tác Tuyển dụng nhân sự Vai trò của công tác tuyển dụng Đối với tổ chức Đối với người lao động Các nhân tố của công tác Tuyển dụng nhân sự Chính sách nhân sự Nguồn tuyển dụng Những nguồn tuyển dụng nội bộ Tuyển dụng từ bên ngoài Tính chất và hành vi của người tuyển dụng Tính chất của người tuyển dụng Hành vi của người tuyển dụng Nâng cao ảnh hưởng của nhà tuyển dụng Đánh giá hiệu quả quá trình tuyển dụng theo nguồn tuyển dụng Chỉ số sàng lọc (yield ratio Chi phí tuyển dụng bình quân (cost per hire Thời gian tuyển dụng bình quân (Time – to –fill Khung nghiên cứu Kết Luận chương CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGHỊ HUỆ iv2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Nghị Huệ Giới thiệu chung Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hình thức hoạt động Tổ chức nhân sự các Phòng/ Ban trong Công ty Tổ chức Phòng Kinh doanh Tổ chức Phòng Tổ chức nhân sự (TCNS Tổ chức Phòng Kế toán Tổng quan về chất lượng nhân sự tại Công ty Tình hình nhân sự năm Tình hình biến động nhân sự năm Phân tích đánh giá hiệu quả tuyển dụng Đánh giá chất lượng nhân sự được tuyển dụng Đánh giá hiệu quả tuyển dụng theo các tiêu chí Phân tích và đánh giá quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công Ty Phân tích và đánh giá tổng quan quy trình tuyển dụng Phân tích và đánh giá từng bước quy trình tuyển dụng .
- Nhận xét về hoạt động tuyển dụng của Công Ty .
- Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tuyển dụng Kết Luận chương Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGHỊ HUỆ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Giải pháp tổng thể : Xây dựng quy trình tuyền dụng nhân sự mới Các giải pháp phụ trợ Phân tích công việc và xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng .
- Cán bộ tuyển dụng và cách thức phỏng vấn Sử dụng nhân lực sau tuyển dụng Kết luận chương KẾT LUẬN CHUNG PHỤ LỤC v viDANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 đến Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình nhân sự năm Bảng 2.3: Bảng thống kê độ tuổi nhân viên Bảng 2.4: Bảng so sánh thời gian lao động giữa nhân viên thường và nhân viên có chức vụ khác Bảng 2.5.
- Đánh giá mức độ hài lòng chất lượng nhân sự tuyển dụng năm 2010-2011 theo tiêu chí Bảng2.7 : Đánh giá tổng mức độ hài lòng của các nhà quản lý trong DN về chất lượng nhân sự được tuyển dụng trong năm Bảng 2.8.
- Chỉ số sàng lọc nguồn tuyển dụng nội bộ Bảng 2.9.
- Chỉ số sàng lọc nguồn tuyển dụng qua giới thiệu Bảng 2.10.
- Chỉ số sàng lọc của nguồn đăng tuyển qua báo và tạp chí Bảng 2.11.
- Chỉ số sàng lọc nguồn đăng tuyển qua website công ty Bảng 2.12.
- Chi phí tuyển dụng bình quân các năm của nguồn tuyển dụng nội bộ ......39Bảng 2.13.
- Chi phí tuyển dụng bình quân đối với nguồn đăng tuyển trực tiếp và thông qua người giới thiệu Bảng 2.14.
- Chi phí tuyển dụng bình quân đối với nguồn đăng tuyển qua báo và tạp chí Bảng 2.15.Chi phí tuyển dụng bình quân của nguồn đăng tuyển qua website công ty.
- 39Bảng 2.15.
- Thời gian tuyển dụng bình quân của các nguồn qua các năm Bảng 2.17: Kê hoạch và tiêu chuẩn sơ bộ tuyển dụng nhân sự năm Bảng 2.18: Mẫu thông báo tuyển dụng Bảng 2.19: Mẫu phiếu tuyển dụng Bảng 2.20: Mẫu quyết định tiếp nhận thử việc viiBIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1.
- Các quy trình của công tác Quản trị nhân sự Biểu đồ 1.2.
- Ba thành tố của quá trình tuyển dụng Biều đồ 2.1: Biểu đồ thống kê trình độ nhân viên đến tháng Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thôi việc của nhân sự công ty Nghị Huệ từ năm đến năm Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nhân sự thôi việc trung bình tại công ty từ năm 2009 đến 201233Biểu đồ 2.4.
- Chi phí tuyển dụng bình quân theo các nguồn tuyển dụng Biểu đồ 2.5.
- Thời gian tuyển dụng bình quân của các nguồn tuyển dụng qua các năm..41Biểu đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng nhân sự tổng quát Biểu đồ 3.2: Quy trình triển khai công tác tuyển dụng theo kế hoạch đã được duyệt...69SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng tổ chức nhân sự Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán Sơ đồ 2.5 Quy trình tuyển dụng thực tế tại công ty viii 1LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Nguồn vốn con người là nguồn lực vô cùng thiết yếu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những giá trị mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp giúp cho tổ chức đó đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể cải tiến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực quan trọng.
- Để có thể xây dựng một đội ngũ nhân sự giống như của một đối thủ cạnh tranh lớn, các công ty sẽ phải nghiên cứu những lợi thế và cách thức mà nhân viên của đối thủ đó mang lại.
- Sau đó, các công ty sẽ phải tuyển những người có thể làm chính xác những việc đó và xây dựng một hệ thống để cho những nhân sự mới tuyển có thể bắt chước được đối thủ của mình.
- Khi nhân sự được đào tạo và khích lệ hiệu quả, họ có thể học tập và phát triển năng lực cá nhân để từ đó chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.
- Với những lý do nêu trên, công tác quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp.
- Với những ảnh hưởng thiết yếu lên nhân sự của doanh nghiệp cũng như cách thức làm việc của công nhân viên trong doanh nghiệp, công tác quản trị nhân sự góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất lao động và sự hài lòng của khách hàng.
- Công tác quản trị nhân sự bao gồm các chính sách, các quy trình và hệ thống ảnh hưởng đến hành vi, thái độ và hiệu quả làm việc của nhân viên.
- Công tác này bao gồm các quy trình quan trọng khác nhau như phân tích và thiết lập công việc, tuyển dụng, sàng lọc ứng viên, đạo tạo và phát triển, đánh giá và khen thưởng, quan hệ nhân viên hay quản trị kế hoạch và quản trị 2thay đổi nhân sự.
- Doanh nghiệp hoạt động tối ưu khi tất cả những quy trình này được quản lý hiệu quả từng bước một.
- Dựa trên việc phân tích và thiết lập yêu cầu công việc, có thể nói, công tác tuyển dụng là một quy trình thiết yếu trong công tác quản trị nhân sự.
- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, như đã đề cập ở trên, phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn con người và công tác quản trị nhân sự.
- Trong khi đó, thành bại của công tác này lại xuất phát từ hoạt động tuyển dụng.
- Doanh nghiệp chỉ có thể quản trị nhân sự thành công khi họ thành công trong việc thu hút các ứng viên tham gia ứng tuyển.
- Trên cơ sở là vai trò quan trọng của công tác tuyển dụng được nêu trên, luận văn “ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI NGHỊ HUỆ” cung cấp những cơ sở lý luận phục vụ cho việc phân tích và đánh giá quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp này.
- Từ đó, luận văn xác định những vấn đề tồn đọng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển dụng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty Nghị Huệ trên thị trường.
- Mục tiêu nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu Mục tiêu trước tiên của luận văn này là xây dựng lại một khung lý thuyết vững chắc về công tác tuyển dụng nhân sự cũng như việc đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp.
- Dựa trên những cơ sở lý luận của khung lý thuyết đó, luận văn sẽ phân tích thực trạng công tác này tại công ty Nghị Huệ, và tìm ra các rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng nhân sự để đưa ra các giải pháp khắc phục và hoàn thiện quá trình này.
- Luận văn sẽ đi sâu phân tích và giải đáp các vấn đề nghiên cứu sau.
- Vấn đề 1: Công ty cổ phần TM Nghị Huệ đang tuyển dụng theo những nguồn nào.
- Vấn đề 2: Kết quả tuyển dụng từ các nguồn đó như thế nào.
- Vấn đề 3: Chi phí tuyển dụng phân bổ theo các nguồn đó như thế nào.
- Vấn đề 4: Thời gian tuyển dụng theo các nguồn là bao lâu.
- Vấn đề 5: Các vấn đề tồn đọng ở mỗi kênh tuyển dụng là gì? 3- Vấn đề 6: Nguyên nhân và giải pháp đối với các vấn đề đó là gì? 2.
- Phạm vi nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu hoạt động tuyển dụng trong công tác quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần CPTM Nghị Huệ từ năm 2009 đến năm 2012.
- Cơ sở thời gian này nâng cao tính tin cậy cho những phân tích so sánh và những dự đoán về xu hướng , nhu cầu nhân sự của công ty.
- Công ty cổ phần TM Nghị Huệ với quy mô tầm chung (320 nhân sự phân bổ cho bộ phận phân xưởng và văn phòng ,kho bãi) là mô hình công ty phổ biến tại Việt Nam doanh nghiệp).
- Chính vì thế, ứng dụng của nghiên cứu đối với công ty này có ý nghĩa như một nghiên cứu tình huống đối với đông đảo các công ty thuộc cùng khối ngành, cùng quy mô.
- Các vấn đề và giải pháp đưa ra mang ý nghĩa thực tiễn to lớn có thể được tham khảo để ứng dụng cho rất nhiều các công ty khác.
- Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu ban đầu là nghiên cứu thực trạng và tìm ra các vấn đề tồn đọng trong công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty cổ phần TM Nghị Huệ, dựa trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu, phần này của luận văn sẽ đề xuất các phương pháp mà tác giả sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu về thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần TM Nghị Huệ, từ đó, đánh giá hiệu quả của các nguồn tuyển dụng để tìm ra các vấn đề tồn đọng trong quy trình cũng như nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đó.
- Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu về lĩnh vực quản trị nhân sự, tác giả đã xây dựng lên một khung lý thuyết vững chắc cho đề tài, từ đó, đưa ra các nhận định khái quát về các vấn đề mà công ty Nghị Huệ có thể gặp phải trong quá trình tuyển dụng.
- Bên cạnh đó, tác giả còn đến thăm cơ sở để quan sát trực tiếp thực tế lao động và đưa ra các thông tin mô tả về thực trạng cơ cấu và nhu cầu lao động 4của công ty.
- Bằng những quan sát thực tế đối với các nhân sự mới tuyển, tác giả có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả của quá trình tuyển dụng cũng như xác định các vấn đề tiềm tàng.
- Thu thập và phân tích số liệu Để có được cái nhìn khái quát về thực trạng của công tác tuyển dụng tại công ty Nghị Huệ, tác giả đã thu thập đầy đủ các số liệu liên quan về tổ chức, cơ cấu lao động cũng như thông tin liên quan đến quy trình tuyển dụng của công ty.
- Ngoài ra, từ những đánh giá sơ bộ về các vấn đề mà công ty có thể gặp phải trong quy trình tuyển dụng, tác giả thu thập các số liệu phục vụ cho quá trình tính toán và phân tích để đưa ra những bằng chứng sát thực chứng minh cho các giả thiết đưa ra.
- Phỏng vấn Sau khi đưa ra những kết luận về các vấn đề gặp phải, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với ban giám đốc cũng như bộ phận quản trị nhân sự để có thêm những mô tả chi tiết về các vấn đề đó.
- Tác giả cũng thu thập ý kiến của họ về những trở ngại đối với quá trình tuyển dụng, về những đề xuất mà họ cho rằng có thể giúp giải quyết vấn đề tồn đọng và nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng.
- Phương pháp phỏng vấn còn được áp dụng đối với các nhân sự mới nhằm xây dựng một đánh giá toàn diện trên 2 chiều người tuyển dụng và người được tuyển dụng.
- Phần 1 là cơ sở lý luận, tiền đề nghiên cứu của luận văn.
- Phần này đưa ra những lý do lựa chọn đề tài của tác giả, mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu cụ thể cũng như giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đưa ra các đánh giá sơ bộ.
- Chương 1 xây dựng cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nhân sự bao gồm khái niệm, vai trò, thành tố và việc đánh giá công tác tuyển dụng theo nguồn tuyển dụng.
- Chương 2 tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn.
- Theo đó, chương 3 đề xuất các giải pháp và kiến nghị khắc phục những tồn đọng và nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng của công ty Nghị Huệ.
- 5CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG TỔ CHỨC 1.1 Tổng quan về quản trị nhân lực Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó.
- Do đó có thể nói nguồn nhân lực của 1 tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó , nhân lực còn được hiểu là nguồn lực của mỗi người bao gồm thể lực và trí lực Trong sản xuất kinh doanh truyền thống việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói đã được khai thác đến mức gần cạn kiệt.
- Đi sâu vào việc làm của quản trị nguồn nhân lực ta có thể hiểu quản trị nhân lực là việc tuyển mộ , tuyển chọn , duy trì phát triển , sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó Quản trị nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức , những phương pháp tốt nhất để đối tượng của mình ( Người lao động) có thể đóng góp sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức .
- Và vấn đề mấu chốt quyết định nguồn nhân lực tốt của doanh nghiệp được các nhà quản trị doanh nghiệp luôn quan tâm và đặt ra hàng đầu trong quản trị nguồn nhân lực đó là khâu tuyển dụng 1.2 Khái niệm về tuyển dụng Tuyển dụng là quá trình mà các tổ chức tìm kiếm các ứng viên làm nhân sự tiềm năng của mình.
- Cách thức tuyển dụng giữa các tổ chức rất khác nhau.
- Một số công ty chủ động tuyển nhân sự từ các nguồn bên ngoài như thông qua Internet, đăng tin trên báo hoặc các sự kiện tuyển dụng.
- Các công ty khác lại tuyển dụng dựa vào những nguồn nội bộ thông qua việc tham khảo ý kiến của nhân viên hiện thời, hoặc chưng dụng những người nội bộ có thể đảm bảo về kỹ năng yêu cầu ( Noe et al, 2009).
- Tóm lại, việc tuyển dụng bao gồm tất cả các quy trình hay các hoạt động của tổ chức với mục đích cơ bản là tìm kiếm và thu hút nhân sự tiềm năng (Mount 6et al, 1994.
- Hay nói cách khác, đây là quá trình thu hút đúng ứng viên với các tố chất yêu cầu cho đúng công việc và khích lệ họ tham gia quá trình tuyển dụng của tổ chức (Kumari, 2012).
- 1.3 Vị trí và vai trò của công tác Tuyển dụng nhân sự 1.3.1 Vị trí của công tác Tuyển dụng nhân sự Tuyển dụng làm một trong những quy trình thiết yếu quyết định thành công của công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp.
- Nó nằm trong một chuỗi các quy trình bao gồm phân tích yêu cầu và thiết kế công việc, thu hút nhân sự tiềm năng (tuyển dụng), lựa chọn nhân sự, đào tạo nhân sự thực hiện công việc và phát triển nhân sự, đánh giá thành tích hoạt động và khen thưởng cũng như hỗ trợ chiến lược của tổ chức.
- Các công ty chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi những quy trình này được quản lý một cách hiệu quả.
- Biểu đồ 1.1 mô tả các quy trình của công tác Quản trị nhân sự.
- Quy trình 1: Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin chi tiết về yêu cầu công việc.
- Thiết kế công việc là quá trình xác định cách thực hiện công việc và các nhiệm vụ mà một công việc nhất định yêu cầu.
- Quy trình 2: Lập kế hoạch tuyển dụng là quá trình xác định cung cầu đối với các nguồn lao động khác nhau để đưa ra dự đoán về sự thiếu hụt hoặc dư thừa nhân lực ở các bộ phận của công ty bằng việc tiên đoán nhu cầu về lao động của tổ chức đối với những công việc hoặc nhóm kỹ năng cụ thể bằng các phân tích về xu hướng với các mô hình thống kê trên những số liệu quá khứ song song với việc xác định các nguồn cung lao động trong và ngoài tổ chức.
- Quy trình 3: Tuyển dụng là quy trình tìm kiếm các ứng viên cho vị trí cần tuyển dụng - Quy trình 4: Sàng lọc là quá trình tổ chức xác định các ứng viên có hiểu biết, kỹ năng, năng lực và các phẩm chất cần thiết khác đối với việc thực hiện mục tiêu đặt ra của công ty.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt