« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2020


Tóm tắt Xem thử

- ĐỖ BÁ THẮNG ĐỖ BÁ THẮNG ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ DAI-ICHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2012 ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA CH2010B Hà Nội –2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ĐỖ BÁ THẮNG ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ DAI-ICHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2012 ĐẾN 2020 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- 4 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- 6 1.1 Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh Quản trị chiến lược kinh doanh Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh Yêu cầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh Xác định nhiệm vụ và hệ thống mục tiêu chiến lược.
- 12 1.2.1 Nhiệm vụ chiến lược Hệ thống mục tiêu chiến lược Nguyên tắc khi xác định mục tiêu Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh Các chiến lược kinh doanh tổng quát Các chiến lược kinh doanh bộ phận (chức năng.
- 29 1.4 Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược TÓM TẮT CHƯƠNG I CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ DAI-ICHI VIỆT NAM Giới thiệu khái quát về Dai-Ichi Việt Nam.
- Môi trường vĩ mô Môi trường tác nghiệp Môi trường nội bộ doanh nghiệp Tổng hợp kết quả phân tích môi trường và hình thành ma trận Ma trận SWOT Nhận định chiến lược của các đối thủ lớn nhằm nghiên cứu đưa ra chiến lược khả thi cho Dai-Ichi Việt Nam TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ DAI-ICHI VIỆT NAM.
- 75 3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược.
- 77 3.2 Các chiến lược kinh doanh tổng quát.
- 77 3.2.1 Chiến lược tập trung ổn định Chiến lược phát triển hội nhập Chiến lược tăng trưởng bằng liên doanh liên kết.
- 82 3.3 Các chiến lược kinh doanh bộ phận chức năng.
- 89 3.3.3 Nâng cao năng lực quản trị tài chính và đầu tư tài chính Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật Sử dụng các nguồn lực bên ngoài và các chương trình điều chỉnh chiến lược Dự báo kết quả thực hiện chiến lược KẾT LUẬN.
- Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Dai-Ichi Việt Nam mang lại hiệu quả cao trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn mạnh về mọi mặt, đòi hỏi Công ty phải xác định được mục tiêu, chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Và đó chính là tính cấp thiết của đề tài “Đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020”.
- vì vậy, để tiếp tục đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng diễn ra trong môi trường kinh doanh đòi hỏi Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm cạnh tranh với công ty bảo hiểm Việt Nam và các công ty bảo hiểm nước ngoài khác giàu kinh nghiệm trong kinh doanh cùng loại hình bảo hiểm nhân thọ trên cùng thị trường.
- mục đích nghiên cứu: Vận dụng những lý luận và phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vào việc nghiên cứu đưa ra các luận cứ và định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, mô hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá và đưa ra các định hướng chiến lược phát triển ở Công ty.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Xác lập những luận cứ và định hướng cho việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam 6.
- Kết cấu của luận văn: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh Chương II: Phân tích thực trạng và môi trường kinh doanh của Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam.
- Chương III: Đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam.
- -6- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh 1.1.1 Chiến lược kinh doanh 1.1.1.1 khái niệm về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự.
- Trong quân sự cũng có rất nhiều quan niệm về chiến lược.
- Clausewitz cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở vị trí ưu thế”.
- Trong một xuất bản cũ của từ điển Larouse coi: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng”.
- Có thể nói, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược đó được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến.
- Ngày nay thuật ngữ chiến lược đó được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội, ở cả phạm vi vĩ mô cũng như vi mô.
- Theo Michael Porter, giáo sư trường đại học Harvard: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh”.
- Như vậy chiến lược kinh doanh là một trong những phương tiện để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nó là biện pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra bằng cách tạo lập xây dựng các lợi thế cạnh tranh hay chính là tạo lập xây dựng các điểm mạnh, các cơ hội, nguy cơ, thách thức … từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm chiến thắng trong kinh doanh.
- Theo nhóm cố vấn của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) đưa ra: “Chiến lược kinh doanh là việc phân bổ các nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và chuyển thế cạnh tranh về phía mình”.
- Alain Charles Martinet, tác giả cuốn sách “Chiến lược”, người đó nhận giải thưởng lớn của Havard Expansion năm 1983 lại quan niệm: “Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để chống lại cạnh tranh và giành thắng lợi”.
- Như vậy -7- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh chiến lược là nhằm phác họa những quỹ đạo tiến triển vững trắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đạt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp.
- Như vậy, thông qua các quan niệm về chiến lược nêu trên chúng ta có thể coi: “Chiến lược là định hướng kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đó đề ra của doanh nghiệp”.
- Chiến lược kinh doanh được nhìn nhận như một Nguyên tắc, một tôn chỉ trong kinh doanh.
- Chính vì vậy doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, điều kiện tiên quyết phải có chiến lược kinh doanh hay tổ chức thực hiện chiến lược tốt.
- 1.1.1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh: Tuy còn có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất.
- Chiến lược kinh doanh có tính định hướng trong một thời gian dài nó đưa ra mục tiêu, phương hướng kinh doanh cho từng ngành nghề sản phẩm cụ thể đồng thời xác định rõ các nhiệm vụ cơ bản, những giải pháp và từng bước đạt được mục tiêu đề ra.
- Chiến lược kinh doanh có tính linh hoạt, mềm dẻo.
- vì chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở dự báo thị trường tương lai mà thị trường thị luôn biến động.
- Để cho chiến lược phù hợp đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra thị chiến lược phải linh động, mềm dẻo trước sự biến động của thị trường.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo thời gian dài (5 hoặc 10 năm) do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình và khi có chiến lược dài hạn thị sẽ thường được cụ thể hóa bằng những chiến lược ngắn hạn hơn đó còn gọi là kế hoạch.
- Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục từ khâu xây dựng đến khâu thực hiện, kiểm tra giám sát.
- Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị -8- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh viên cấp cao để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh.
- Như vậy từ những khái niệm và đặc trưng trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản cụ thể là: “Chiến lược kinh doanh là một quá trình xác định các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụng tổng hợp các yếu tố kĩ thuật, tổ chức kinh tế và kinh doanh để chiến thắng trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu đề ra”.
- 1.1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của mình trong từng thời kỳ, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh được đưa ra sẽ làm cho mọi thành viên của doanh nghiệp thấu hiểu được những việc phải làm và cam kết thực hiện nó.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp khai thác những ưu thế cạnh tranh trên thương trường để tạo nên lợi thế cạnh tranhh, qua đó giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp có thái độ tích cực với những sự thay đổi từ môi trường bên ngoài.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài sản hữu hình và vô hình.
- Chẳng hạn, trong chiến lược kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp phải có đồng phục, logo của công ty, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao … những điều đó sẽ tạo ra sức mạnh của Công ty và đó chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh là cơ sở, căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường … Như vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường, muốn ứng phó được những thay đổi thường xuyên diễn ra trên thị trường, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thị phải có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Điều đó một lần nữa khẳng định: Chiến lược kinh doanh là bánh lái để doanh nghiệp ra khơi thành công, là cơn gió thổi cho diều bay cao mãi.
- Chiến lược kinh doanh đúng hướng là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- -9- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh 1.1.2.1 khái niệm về quản trị chiến lược Quản trị chiến lược có thể định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.
- Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.
- Quản trị chiến lược doanh nghiệp còn là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm bẫy trên đường thực hiện các mục tiêu của mình.
- Quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: thiết lập chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
- 1.1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay, thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ, quá trình quản trị chiến lược giúp chúng ta nhận biết được cơ hội và nguy cơ trong tương lai, các doanh nghiệp xác định rõ hướng đi, vượt qua những thử thách trong thương trường, vươn tới tương lai bằng nỗ lực của chính mình.
- Quá trình quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp gắn kết được kế hoạch đề ra và môi trường bên ngoài, sự biến động càng lớn doanh nghiệp càng phải cố gắng chủ động.
- Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình hệ thống quản trị chiến lược có tính thích ứng, thay đổi cùng với sự biến động của thị trường.
- Do vậy quản trị chiến lược đi theo hướng hành động hướng tới tương lai, không chấp nhận việc đi theo thị trường, mà nó có tác động thay đổi môi trường kinh doanh.
- -10- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh Nhờ việc vận dụng quá trình quản trị chiến lược đó đem lại cho công ty thành công hơn, do đoán được xu hướng vận động của thị trường, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan.
- Tóm lại, quản trị chiến lược là một sản phẩm của khoa học quản lý hiện đại dựa trên cơ sở thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm của rất nhiều công ty.
- 1.1.3 Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh Trong quá trình quản trị chiến lược, người quản trị thực hiện một loạt các hoạt động như sau: 1.1.3.1 phân tích tình hình Trước khi quyết định về định hướng hay phản ứng chiến lược phù hợp cần phải phân tích tình hình hiện tại.
- 1.1.3.2 Xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược bao gồm việc thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho tổ chức.
- Để thực hiện việc này cần phải xem xét từ nhiều cấp tổ chức khác nhau và đề ra các kiểu chiến lược.
- Chiến lược Công ty: quan tâm đến những vấn đề lớn và dài hạn như: hoạt động như thế nào, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nào, làm gì trong lĩnh vực kinh doanh ấy.
- Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ cấu các ngành kinh doanh của tổ chức đều có thể làm thay đổi chiến lược Công ty - Chiến lược chức năng: Là những quyết định và hành động hướng mục tiêu được xây dựng ngắn hạn của các bộ phận chức năng khác nhau trong một tổ chức như: -11- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh bộ phận sản xuất (chế tạo), tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, nhân sự, tài chính kế toán, công nghệ thông tin.
- Chiến lược cạnh tranh: Những chiến lược cạnh tranh nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà tổ chức đang hoặc muốn có, đồng thời xem xét đến việc tổ chức đó tiến hành cạnh tranh như thế nào trong một lĩnh vực kinh doanh hay ngành cụ thể.
- 1.1.3.3 Thực hiện chiến lược Hình thành hoặc xây dựng chiến lược là chưa đủ đối với các nhân viên của tổ chức mà cần phải thực hiện chiến lược.
- Thực hiện chiến lược là quá trình đưa những chiến lược khác nhau của tổ chức vào thực thi.
- Các biện pháp thực hiện những cấp khác nhau của chiến lược được gắn chặt với việc xây dựng chiến lược.
- 1.1.3.4 Đánh giá chiến lược Giai đoạn cuối của quản lý chiến lược là đánh giá chiến lược.
- Tất cả chiến lược tùy thuộc vào thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài thay đổi đều đặn.
- Giai đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết vì thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công tương lai.
- 1.1.4 Yêu cầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau.
- Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường.
- Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thích hợp.
- Có thể coi “chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trường của doanh nghiệp” là phương châm, là nguyên tắc quản trị chiến lược của doanh nghiệp.
- Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường + Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể.
- -12- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh - Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.
- Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó.
- Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung bao gồm những vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất quyết định nhất và chiến lược kinh doanh bộ phận bao gồm những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược khuyếch trương.
- Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh.
- Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược thì chưa đủ vì dù cho chiến lược xây dựng có xây dựng hoàn hảo đến đâu nếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chương trình, chính sách kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích, hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này.
- 1.2 Xác định nhiệm vụ và Hệ thống mục tiêu chiến lược: 1.2.1 Nhiệm vụ chiến lược Đó là một tuyên bố cố định có tính chất lâu dài về mục đích của doanh nghiệp, nó phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
- Nội dung của nhiệm vụ chiến lược chỉ ra những vấn đề tổng quát, từ đó xác định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm và thị trường.
- Khi đề ra nhiệm vụ chiến lược cần chú ý đến những yếu tố: lịch sử hình thành, mong muốn của ban lãnh đạo, các điều kiện môi trường kinh doanh, nguồn lực hiện có và các khả năng sở trường của doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ chiến lược giúp lãnh đạo xác định mục tiêu dễ dàng hơn, cụ thể hơn, nó xác định mức độ ưu tiên của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiềm năng của từng đơn vị kinh doanh và vạch ra hướng đi tương lai của doanh nghiệp.
- -13- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh 1.2.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược + Mục tiêu chiến lược: là để chỉ đích cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được, được suy ra trực tiếp từ chức năng nhiệm vụ nhưng cụ thể và rõ ràng hơn, được lượng hóa thành những con số: mức tăng trưởng, mức lợi nhuận, doanh số, thị phần… Thường có hai loại mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn.
- 1.3 Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh Có thể phân chia các loại chiến lược kinh doanh thành hai loại: Chiến lược tổng quát và Chiến lược bộ phận.
- Chiến lược tổng quát là các chiến lược thực hiện ở cấp doanh nghiệp, nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu của nhà lãnh đạo cao cấp nhất của doanh nghiệp.
- Chiến lược bộ phận là chiến lược được thực hiện ở cấp các phòng ban chức năng của doanh nghiệp nhằm thực hiện được mục tiêu của chiến lược tổng quát.
- 1.3.1 Các chiến lược kinh doanh tổng quát 1.3.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung a, Chiến lược xâm nhập thị trường Là tìm cách tăng trưởng trong thị trường hiện tại với các sản phẩm hiện đang sản xuất có thể được thực hiện theo các hướng sau.
- -14- Đỗ Bá Thắng - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh - Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh: bằng chiến lược Marketing với các chính sách về sản phẩm, giá, nơi tiêu thụ và khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng.
- Mỗi công dụng mới của sản phẩm có thể tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, trong trường hợp này chiến lược thị trường tạo ra chu kỳ sống mới của sản phẩm.
- c, Chiến lược phát triển sản phẩm Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm phát triển các loại sản phẩm mới để tiêu thụ trên thị trường hiện tại hoặc bán cho khách hàng hiện tại.
- Chiến lược này có thể nhằm vào các sản phẩm riêng biệt hoặc toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt