« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề công nghệ giấy và cơ điện


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thanh Huyền Người hướng dẫn: TS.
- Lê Linh Lương Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua chúng ta nhận thấy rằng chất lượng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
- Tuy nhiên, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại nhiều năm qua, chất lượng đào tạo chưa đồng đều, học chưa gắn liền với hành, năng lực và phẩm chất, đạo đức của người học còn thấp… Với tư cách là một giảng viên đang công tác tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, nhận thấy chất lượng đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong thời gian tới.
- Do đó tác giả đã chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành “Quản trị kinh doanh” với mong muốn góp một phần công sức vào sự phát triển chung của nhà trường.
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề.
- Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện.
- Tóm tắt nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo nghề Đào tạo nghề là hoạt động cung cấp dịch vụ, chất lượng quá trình đào tạo nghề bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài là các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước và các yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề là 5 yếu tố: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
- Đầu vào, học sinh sinh viên tham gia học các 2chương trình đào tạo nghề.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo thì thấy còn tồn tại một số hạn chế: Nhiều giáo viên dạy nhiều môn học và dạy đồng thời nhiều hệ nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Ngoài ra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học luôn cần được nâng cấp và xây dựng mới.
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện như sau: Giải pháp 1: Cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo Module (mô đun) Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Giải pháp 3: Nâng cao giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho người học nghề Giải pháp 4: Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp Giải pháp 5: Nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Và đưa một số kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để nhà trường được cấp thêm kinh phí nhằm nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- d, Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp điều tra thu thập - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích hệ thống 3e, Kết luận Đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhân lực cho việc phát triển xã hội, giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vừa đảm bảo cho sự phát triển cân đối đồng bộ giữa “thầy và thợ” trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bằng các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Trên cơ sở đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện.
- Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện như sau.
- Cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo Module (mô đun.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Nâng cao giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho người học nghề - Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp - Nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Và đưa một số kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để nhà trường được cấp thêm kinh phí nhằm nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sưu tầm nhiều tài liệu để đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
- Tuy nhiên, lần đầu tiên đánh giá chất lượng đào tạo nghề trong phạm vi nghiên cứu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, mặc dù đưa ra được một số giải pháp nhưng luận văn còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện, góp phần vào việc đẩy nhanh sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sánh ngang cùng các nước phát triển trong khu vực.
- Ngô Trần Ánh và các thầy cô ở Viện Kinh tế & Quản lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các đồng nghiệp tại 4trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt