« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty chứng khoán APEC


Tóm tắt Xem thử

- PHẠM TUẤN ANH QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA CH2010B Hà Nội – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- PHẠM TUẤN ANH CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- NGUYỄN TRUNG KIÊN Hà Nội – 2013 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 1PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán(TTCK) đang và sẽ tiếp tục có nhu cầu lớn về đội ngũ nhân lực lành nghề.
- Tại các công ty chứng khoán hiện nay, nguồn nhân lực bị thiếu hụt nhiều, nhất là các chuyên gia về quản trị rủi ro và tư vấn tài chính doanh nghiệp.
- Nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính luôn là bài toán khó.
- Với mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ lực và ổn định của doanh nghiệp, các công ty chứng khoán không thể không có chiến lược đinh hướng lâu dài nâng cao chất lượng nhân lực nhằm đáp ứng cơ hội đó.
- Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của một quốc gia.
- Để tăng vị thế cạnh tranh với các đối thủ thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đặc biệt được coi trọng.
- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 2 Vì vậy, việc đánh giá lại thực trạng và đề ra những giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực đối với công ty Chứng Khoán APEC là một điều thực sự cần thiết và cấp bách.
- Từ thực tế đó, đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty Chứng Khoán APEC ” được lựa chọn để nghiên cứu, mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cho công ty.
- Mục đích nghiên cứu  Lựa chọn và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng nhân lực trong kinh tế thị trường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại của công ty Chứng Khoán APEC.
- Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu Thực trạng đội ngũ cán nhân lực tại công ty Chứng Khoán APEC, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty.
- Phạm vi nghiên cứu Tập trung đi vào phân tích thực trạng nhân lực tại công ty Chứng Khoán APEC từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 3Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhân lực cho công ty Chứng Khoán APEC góp phần đáp ứng được các yêu cầu của chủ doanh nghiệp về nâng cao chất lượng nhân lực cũng như hạn chế những tồn tại cho phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội.
- Nội dung, kết cấu của luận văn  Phần mở đầu  Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực – quản trị chất lượng nhân lực  Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực tại công ty Chứng Khoán APEC  Chương 3: Đề xuât một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty Chứng Khoán APEC  Kết luận CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC 1.1.
- Khái niệm chung về nguồn nhân lực “ Nguồn nhân lực” (nguồn lực con người) phải chăng là sức mạnh của con người trong chính sự tồn tại và phát triển của nó đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với cả chính bản thân của mỗi con người cụ thể.
- Nguồn lực con người không mất đi cũng không bị cạn kiệt trong quá trình khai thác (sử dụng) trái lại, nguồn nhân lực ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
- Đây là ưu thế hơn hẳn của nguồn nhân lực so với nguồn lực tự nhiên.
- Trước đây, người ta đánh giá rất cao vai trò của các nguồn lực tự nhiên rồi kỹ thuật công nghệ, thì ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta quan tâm đến vai trò của con người, của nguồn nhân lực.
- Nguồn nhân lực đã trở thành nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển.
- Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của Học viện Hành chính Quốc gia “Nguồn nhân lực” “là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một phạm vi một địa phương, một ngành hay một vùng, một doanh nghiệp (một tổ chức.
- Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay, cũng như các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) trong quá trình họat động sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao mang tính lâu dài - bền vững.
- Mặc dù còn có sự khác nhau trong quan CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 5niệm về nguồn nhân lực giữa các quốc gia, nhưng nhìn chung, nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và chất lượng dân cư tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội (lao động tham gia vào tổ chức cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp).
- Số lượng của nguồn nhân lực được xác định bởi các chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực.
- Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi tác, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn… Trong nguồn nhân lực, chất lượng đóng vai trò quyết định, nhất là trong giai đọan hiện nay, khi mà Khoa học - công nghệ và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì nguồn nhân lực có chất lượng cao có vai trò quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững.
- Do vậy, phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã nhấn mạnh: Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và trở thành động lực thực sự của sự phát triển.
- Phát triển nguồn nhân lực cả số lượng và chất lượng là một nhiệm vụ tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
- “Phát triển nguồn nhân lực” là khái niệm được hiểu ở góc độ hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và điều chỉnh hợp lý số lượng nguồn nhân lực.
- Để có thể phát triển được nguồn nhân lực, xét từ góc độ nền kinh tế, phải có các cơ chế, chính sách tác động CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 6vào nguồn nhân lực.
- Như vậy có thể hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực xã hội như sau: “Phát triển nguồn nhân lực xã hội là tổng thể các cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội (trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý - xã hội) và điều chỉnh hợp lý về số lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về số lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đọan phát triển”.
- Tầm quan trọng và vai trò của nguồn nhân lực.
- Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế (kinh nghiệm các nước phát triển, đi trước).
- Phần rất quan trọng của sản phẩm thặng dư gắn liền với chất lượng lực lượng lao động (trình độ giáo dục, sức khỏe và mức sống).
- Đầu tư cho con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân tạo ra khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả xã hội, từ đó nâng cao năng suất lao động.
- Garry Becker, người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992, khẳng định “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”.
- Do đó, giáo dục phải được CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 7đề cao hơn nữa (đặc biệt là giáo dục đại học) được xem như là một điều kiện cần với phát triển kinh tế.
- Thực tế cho thấy, gần đây nhiều sản phẩm của các nước châu Á sản xuất ra không cần phải theo giấy phép và mang nhãn của công ty nước ngoài, hàng hóa do châu Á sản xuất đã tràn khắp các thị trường thế giới.
- Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào điều kiện giáo dục.
- Không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo các nguồn nhân lực quý giá cho đất nước để phát triển hoặc phải chịu tụt hậu so với các nước khác.
- Kinh CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 8nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở các nước trên thế giới là bài học quý báu cho chúng ta trong việc khai thác tiềm năng của nguồn nhân lực nước ta.
- Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Từ thực tế phát triển xã hội của nước ta những năm qua cùng với kinh nghiệm của các nước đi trước đã chỉ ra rằng việc đầu tư vốn và công nghệ sẽ không hiệu quả nếu không có nguồn nhân lực tương xứng với các yêu cầu của phát triển.
- Xuất phát từ thực tế cũng như xu hướng đầu tư và phát triển của các nước trên thế giới, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, mà đặc biệt là từ Đại hội VII, Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế xã hội.
- Chính vì thế, nguồn nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.Trước đây, Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú “rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu”, nhưng trải qua gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, tiếp đó là hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tài nguyên nước ta phần bị khai thác gấp rút, phần bị chiến tranh tàn phá đã trở nên nghèo nàn.
- Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đất nước ta chỉ có thể dựa vào một nguồn lực duy nhất và CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 9quan trọng nhất để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là con người và nguồn lực con người.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là biện pháp giúp chúng ta có thể khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước một cách có hiệu quả.
- Trước hết chúng ta cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của công tác chuyển giao công nghệ.
- Điều đó có nghĩa là kết quả chuyển giao công nghệ phụ thuộc một cách trực tiếp vào chất lượng của nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, chúng ta có thể khai thác các nguồn tài nguyên trong nước vào phát triển sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Bên cạnh yếu tố khoa học công nghệ, nguồn nhân lực Việt Nam sẽ có thể thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để khắc phục tình trạng thiếu vốn ở trong nước, đồng thời tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn vốn đó một cách hiệu quả.
- Từ cách nhìn nhận trên có thể thấy nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta trong thời kỳ mới.
- Nhiệm vụ của chúng ta là phải không ngừng nâng cao chất lượng để có thể phát huy vai trò to lớn đó của nguồn nhân lực.
- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 101.2.
- CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÓI CHUNG-CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NÓI RIÊNG, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1.2.1.Chất lượng sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 1.2.1.1.
- Khái niệm chung về chất lượng.
- Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng đã là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
- Vì vậy sẽ có rất nhiều những quan niệm khác nhau về chất lượng.
- E Manuel Cantơ nhà triết học người Đức cho rằng: “Chất lượng sản phẩm là hình thức quan tòa của sự việc.
- Jonh Locke nhà triết học người Anh lại cho rằng: Chất lượng sản phẩm có tính chủ quan và chia làm hai bậc: Ban đầu và thứ cấp.
- Jonh Locke đã chú ý đến những tính chất quyết định chất lượng tồn tại trong sản phẩm, nhưng những thuộc tính ấy lại phụ thuộc vào nhận thức của thế giới vật chất.
- Chất lượng là khái niệm tương đối phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tự nhiên, kỹ thuật, môi trường, và những thói quen của từng người.
- Nhờ những tiến bộ về triết học, về khoa học kỹ thuật thì khái niệm về chất lượng ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện hơn.
- Karx Marx đã nêu rõ hơn khái niệm và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng, biểu thị mức độ giá trị sử dụng của hàng hoá.
- Khái niệm về chất lượng sản phẩm có nhiều lập luận khác nhau.
- Crosby nhận mạnh: “Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 11quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá khi có quan niệm đúng đắn chính xác về chất lượng”.
- Chất lượng của sản phẩm hàng hoá đã trở thành mối quan tâm của nhiều người, nhiều ngành.
- Khuynh hướng quản lý đề xuất: “Chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những qui định riêng cho sản phẩm ấy.
- Khuynh hướng thoả mãn nhu cầu theo quan điểm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organisation Quality Control): “Chất lượng của sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng.
- Juran (Mỹ): “Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.
- Theo ISO 8402- 86 “Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc điểm, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm.
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814- 94 “Chất lượng là tổng hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho đối tượng đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
- Chất lượng của một sản phẩm là trình độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những nhu cầu về chế tạo qui định của nó.
- Đó là chất lượng trong phạm vi sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- tất nhiên đối với người sử dụng, đó là sự thoả mãn nhiều hay ít nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, mặt này quyết định kết quả của các cơ quan nghiên cứu, thiết kế sản xuất ra sản phẩm.
- Từ đó, chúng ta có thể định nghĩa về chất lượng sản phẩm hàng hoá: “Chất lượng của sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất, kinh tế và xã hội nhất định”.
- Như vậy, chất lượng sản phẩm (CLSP) là thước đo giá giá trị sử CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 12dụng.
- Cùng một giá trị sử dụng sản phẩm có thể có mức độ hữu ích khác nhau, mức chất lượng khác nhau.
- Một sản phẩm có chất lượng cao là một sản phẩm có độ bền chắc, độ tin cậy cao, dễ gia công, tiện sử dụng, đẹp, có chi phí sản xuất thấp, bảo dưỡng hợp lý, tiêu thụ nhanh trên thị trường, đạt hiệu quả cao.
- Hay nói một cách khác, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan.
- Quan niệm CLSP hàng hoá như vừa nêu trên thể hiện một lập luận khoa học toàn diện về vấn đề khảo sát chất lượng, thể hiện chức năng của sản phẩm trong mối quan hệ: “Sản phẩm - xã hội - con người”.
- Khi nghe đến chữ “chất lượng” ta thường nghĩ đến sản phẩm và dịch vụ hảo hạng đạt được bằng hay hơn điều mong đợi của người mua.
- Khi một sản phẩm vượt quá sự mong đợi thì ta coi sản phẩm này là có chất lượng.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chỉ trên cơ sở xác định đầy đủ các yếu tố mới đề xuất được những biện pháp để không ngừng nâng cao CLSP và tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh.
- Muốn có sản phẩm đạt chất lượng cao thì điều trước tiên nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm cũng phải đảm bảo về yêu cầu chất lượng.
- Có như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động được quá trình sản xuất và kế hoạch chất lượng.
- Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị: (Machines) CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 13• Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng của sản phẩm thì yếu tố công nghệ kỹ thuật thiết bị lại có tầm quan trọng đặt biệt, có tác dụng việc hình thành CLSP.
- Đây là quá trình phức tạp vừa làm thay đổi, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm.
- Bằng nhiều dạng gia công khác nhau: Gia công cơ, nhiệt, hoá học, hoá lý … vừa tạo hình dáng kích thước, khối lương hoặc có thể cải thiện tính chất nguyên phụ liệu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo mẫu thiết kế.
- Đối với CBCNV trong một đơn vị kinh tế phải có nhận thức rằng việc nâng cao CLSP là trách nhiệm và là niềm vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APEC PHẠM TUẤN ANH CAO HỌC QTKD 2010B 14quyền lợi cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp và cũng là chính của bản thân mình.
- Chất lượng sản phẩm hàng hoá là kết quả của quá trình thực hiện một số biện pháp tổng hợp: kinh tế - kỹ thuật - hành chính - xã hội….
- Nhu cầu của nền kinh tế: (MEN) Lãnh đạo, CBCNV, người tiêu dùng (MATERIALS) Nguyên vật liệu, năng lượng (MACHINES) Kỹ thuật, công nghệ, thiết bị (METHODS) Phương pháp, tổ chức quản lý CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt