« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Tác giả luận văn: Vũ Đức Nhàn.
- Phan Thị Thuận Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).
- Tính đến thời điểm này có tới 52 tổ chức hoạt động ngân hàng, trong đó có 36 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển và 14 đầu mối chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) với sản phẩm chủ yếu là tín dụng cho vay nền kinh tế với tổng dư nợ 17.200 tỷ VND, trong đó dư nợ cho vay của các NHTM chiếm tỷ trọng trên 90%.
- Với tốc độ phát triển và tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, do vậy khả năng rủi ro cũng gia tăng tương ứng.
- Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, với tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của mình, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này mong giúp các NHTM có các biện pháp quản trị hữu hiệu phòng, chống rủi ro tín dụng (RRTD), đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, phục vụ tích cực cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận về quản trị RRTD.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và quản trị RRTD của các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn dưới góc độ quản lý, chỉ đạo, Thanh tra - Giám sát của NHNN và dưới góc độ tại mỗi NHTM có thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro.
- Đối tượng nghiên cứu: 10 Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, gồm: 4 Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), NHTMCP Quân đội (MB), NHTMCP Hàng Hải (Maritimebank), NHTMCP Ngoại Thương (Vietcombank).
- 2- Phạm vi nghiên cứu: RRTD trong hoạt động ngân hàng qua số liệu và tình hình thực tế của 10 NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm 2012.
- c, Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Luận văn phân tích khá rộng rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với số liệu phong phú, cập nhật, đã phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM để tìm ra những mặt hạn chế tại hệ thống NHTM tỉnh Phú Thọ.
- Trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế tồn tại, tác giả đã thiết kế các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
- d, Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phương pháp phân tích đối với quá trình quản lý tín dụng.
- phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu hoạt động tín dụng của các NHTM.
- đưa ra các vấn đề và giải pháp có thể để xoay chuyển từ nhận thức đến thực tiễn của các nhà lãnh đạo và cán bộ ngân hàng.
- Công cụ nghiên cứu dùng các bảng phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các đơn vị, gồm: huy động vốn, cho vay, nợ xấu, trích lập dự phòng, kết quả kinh doanh.
- e, Kết luận: Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các dữ liệu, đề tài đã hoàn thành các nội dung sau: Lý do, mục đích và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.
- Hệ thống hoá mang tính lý luận về tín dụng, RRTD, quản trị RRTD tại các NHTM.
- Đề ra phương pháp nghiên cứu trên cơ sở thực tế hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Thực hiện phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại 10 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm 2012.
- qua đó đưa ra những dấu hiệu nhận biết sớm các rủi ro tiềm ẩn và tìm ra nguyên nhân của nó.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn.
- các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt