« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay giai đoạn 2013 - 2017


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THÀNH NAM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY GIAI ĐOẠN 2013-2017 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS.
- 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- 10 1.1.1 Định nghĩa về chiến lược kinh doanh.
- 10 1.1.2 Phân loại chiến lược.
- Các giai đoạn và mô hình quản trị chiến lược.
- Quá trình quản trị chiến lược.
- Phân tích môi trường.
- Xác định chiến lược- Công cụ ma trận SWOT.
- Lựa chọn chiến lược.
- 25 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY.
- Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay.
- Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay.
- Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài.
- Môi trường vĩ mô.
- Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp.
- Các yếu tố về nhân lực và tổ chức quản lý.
- 59 LUẬN VĂN CAO HỌC -3- 2.3.3.
- Yếu tố Quản trị chất lượng.
- Hoạt động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.
- Đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp.
- 68 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY GIAI ĐOẠN NĂM 2013-2017.
- Mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay giai đoạn 2013-2017 và định hướng đến năm 2020.
- Mục tiêu tổng quát.
- Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh cụ thể.
- Căn cứ xây dựng chiến lược (Ma trận SWOT.
- Lựa chọn chiến lược theo ma trận QSPM.
- 75 3.3.1 Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-O.
- Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-T.
- Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-O.
- Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-T.
- Kế hoạch triển khai và nguồn lực thực hiện các phương án chiến lược.
- Chiến lược xâm nhập thị trường.
- Chiến lược phát triển thị trường.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
- Các kiến nghị về quản lý vĩ mô.
- 102 LUẬN VĂN CAO HỌC -4- DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CPI : Chỉ số giá tiêu dùng EFE : Ma trận đánh giá yếu tố bên trong FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc dân IFE : Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài R& D : Nghiên cứu và phát triển TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Công ty : Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay ATTECH : Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay Doanh nghiệp : Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay HKVN : Hàng không Việt Nam DVOR : Dẫn đường vô hướng sử dụng hiệu ứng Doppler DME : Thiết bị đo khoảng cách DVOR/DME : Đài dẫn đường NDB : Thiết bị dẫn đường vô tuyến sóng dài vô hướng ILS : Hệ thống hạ cánh chính xác AMSC : Trung tâm chuyển điện văn tự động ACC/HCM : Trung tâm điều hành bay đường dài CNTT : Công nghệ thông tin GPS : Đồng hồ thời gian chuẩn VSAT : Trạm thông tin vệ tinh mặt đất ADS-B : Hệ thống thiết bị giám sát tự động phụ thuộc VHF : Trạm thu phát sóng có tần số rất cao ICAO : Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế CNS : Thông tin, dẫn đường, giám sát VATM : Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại thế giới LUẬN VĂN CAO HỌC -5- DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược.
- Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện Hình 1.3: Mô hình cấp chiến lược: Hình 1.4: Mô hình 5 lực tác động của Michael E.Porter Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2003-2011 Hình 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam qua các năm 2001-2011 LUẬN VĂN CAO HỌC -6- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Bảng 1.3: Ma trận SWOT Bảng 1.4: Ma trận QSPM Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay giai đoạn 2008-2011 Bảng 2.2 : Lãi suất tiền gửi trong giai đoạn 2004-2010 Bảng 2.3 : Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ Bảng 2.4 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 2.5 : Tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm Bảng 2.6 : Dự kiến lao động đến năm 2017 Bảng 2.7 : Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu Bảng 2.8 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Bảng 3.1 : Ma trận SWOT Bảng 3.2 : Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-O Bảng 3.3 : Ma trận QSPM- Nhóm chiến lược S-T Bảng 3.4 : Ma trận QSPM- Nhóm chiến lược S-O Bảng 3.5 : Ma trận QSPM- Nhóm chiến lược W-T LUẬN VĂN CAO HỌC -7- PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Hoạt động của ngành Hàng không Việt Nam (HKVN) nói chung và của ngành Quản lý bay nói riêng có tính đặc thù.
- Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là một trong ba bộ phận cấu thành quan trọng của HKVN không thể tách rời khỏi tiến trình phát triển chung đó, đã và đang tập trung các nguồn lực và vốn để chủ động đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa và tự động hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo có chiều sâu nguồn nhân lực để luôn đáp ứng nhu cầu đảm bảo chỉ huy - điều hành bay an toàn tuyệt đối trong vùng trách nhiệm do Việt Nam kiểm soát.
- Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (ATTECH) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, họat động với mục tiêu cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không hiện đại, an toàn và hiệu quả.
- Trong xu thế mở cửa thị trường đã xuất hiện thêm nhiều cơ hội cũng như thách thức, vì vậy để đảm bảo định hướng phát triển Công ty TNHH Kỹ thuật LUẬN VĂN CAO HỌC -8- Quản lý bay với thương hiệu ATTECH thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và có vị thế trong khu vực trong lĩnh vực kĩ thuật thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không và bay kiểm tra hiệu chuẩn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược phát triển đúng đắn, chính xác.
- Thông qua quá trình học tập và từ thực tế ở đơn vị công tác, tôi xin được chọn xây dựng đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay giai đoạn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp bậc học Cao học Quản trị kinh doanh của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, tác giả đã nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, trong bối cảnh chung của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, cùng với việc tìm hiểu, phân tích môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay để xác định các mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua, từ đó xây dựng định hướng chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện cho Doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay từ năm 2008 đến 2011, tập trung đánh giá giai đoạn từ 07/2010 đến nay (là thời gian Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay), cùng xem xét đồng thời với chiến lược phát triển của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam trong chiến lược phát triển chung của đất nước.
- Đề tài chỉ phân tích những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, không đi sâu vào các vấn đề có tính chất chuyên ngành.
- LUẬN VĂN CAO HỌC -9.
- Đóng góp của luận văn: Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh, trên cơ sở các phân tích đánh giá cụ thể, xây dựng chiến lược hoạt động cho Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay trong những năm tới từ vạch ra giải pháp cụ thể và đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, với Ngành.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay Chương 3: Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay giai đoạn 2013-2017.
- LUẬN VĂN CAO HỌC -10- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: 1.1.1 Định nghĩa về chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh là một khái niệm được xây dựng lâu dài bằng những mức độ khác nhau, nhằm định nghĩa cho hoạt động hoạch định tương lai của tổ chức.
- Theo Fred R.David định nghĩa: “Chiến lược kinh doanh có thể được định nghĩa như là nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
- Porter, giáo sư của Đại học Harvard cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là sự sáng tạo ra vị thế giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.
- Chiến lược kinh doanh là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh, chiến lược kinh doanh là tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty.
- Bizzell: “Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức.
- đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các yếu tố môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức.
- đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp trước vận hội mới.
- Điều này cho phép xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của công ty và trên cơ sở đó hướng tổ chức vươn tới.
- Dẫu vậy, điều kiện môi trường luôn thay đổi, quản trị chiến lược là liên tục kiểm soát đánh giá những thay đổi bên trong và bên ngoài để có thể thực hiện những điều chỉnh thích hợp, môi trường thay đổi, các doanh nghiệp phải thích nghi được với những thay đổi đó, sự thay đổi liên tục làm thích nghi với hoàn cảnh để LUẬN VĂN CAO HỌC -11- tồn tại qua biến động và phát triển là yêu cầu cao nhất cho họat động quản trị chiến lược.
- 1.1.2 Phân loại chiến lược: Căn cứ vào những khái niệm và đặc điểm trên của chiến lược kinh doanh, việc phân loại chiến lược có thể được phân theo các tiêu thức như sau.
- Căn cứ vào phạm vi, chiến lược kinh doanh được chia làm 2 loại.
- Loại thứ nhất: Chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát, chiến lược chung của doanh nghiệp thường được đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài có tính quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp + Loại thứ hai: Chiến lược bộ phận, đây là chiến lược cấp hai.
- Lọai chiến lược bộ phận này gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược giao tiếp và khuếch trương.
- Căn cứ vào hướng tiếp cận, chiến lược kinh doanh được chia làm 4 loại.
- Loại thứ nhất: Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt.
- Việc hoạch định chiến lược ở đây là không dàn trải các nguồn lực, chỉ tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Loại thứ hai: Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối.
- Bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệ p mình so với đối thủ cạnh tranh, tìm ra những điểm đặc trưng của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh.
- Loại thứ ba: Chiến lược sáng tạo tấn công.
- Loại thứ tư: Chiến lược khai thác các mức độ tự do.
- Là cách xây dựng chiến lược không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt.
- LUẬN VĂN CAO HỌC -12- 1.1.3.
- Các giai đoạn quản trị chiến lược Giai đoạn hình thành chiến lược: Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng kinh doanh.
- Thông qua thực hiện điều tra nghiên cứu môi trường và tổ chức để xác định các mặt mạnh và mặt yếu bên trong của tổ chức và các cơ hội, nguy cơ bên ngoài tổ chức mang lại, đề ra các mục tiêu dài hạn, xây dựng những chiến lược phát triển của tổ chức cũng như những chiến lược thay thế cúa tổ chức khi tình hình có thể thay đổi ngoài dự báo.
- Trong giai đoạn hình thành chiến lược, tổ chức phải tập hợp được đầy đủ các cơ sở, điều kiện để có thể xác định được mục tiêu cụ thể trong tương lai của tổ chức và xây dựng kế hoạch chiến lược khả thi để hướng đến mục tiêu đó.
- Giai đoạn thực hiện chiến lược: Các hoạt động cơ bản của thực hiện chiến lược là thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên.
- Việc thực hiện chiến lược bao gồm việc phát triển các nguồn lực, các nguồn vốn chiến lược, các chương trình, môi trường văn hoá và đồng thời kết hợp với việc động viên nhân viên bằng các chính sách đãi ngộ, chính sách khen thưởng và cách xác định mục tiêu dài hạn cùng với mục tiêu hàng năm.
- Vấn đề lớn nhất là động viên các nhà quản trị và nhân viên trong tổ chức cùng thấu đạt được tinh thần hướng đích của tổ chức, làm việc nhiệt tình, hăng say nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua kết quả hoạt động từng ngày.
- Việc thực thi chiến lược còn bao gồm hoạt động marketing, nghiên cứu - phát triển và bảo vệ môi trường.
- GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Hình thành chiến lược Thực hiện nghiên cứu Hợp nhất trực giác và phân tích Đưa ra quyết định Thực thi chiến lược Thiết lập mục tiêu ngắn hạn Đề ra các chính sách Phân phối các nguồn lực LUẬN VĂN CAO HỌC -13- Đánh giá chiến lươc Xem xét lại các yếu tố bên trong và bên ngoài So sánh kết quả với tiêu chuẩn Thực hiện điều chỉnh Hình 1.1 Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược (Nguồn: Fred David.
- MP company) Đánh giá kiểm tra chiến lược Việc thực hiện đánh giá kiểm tra chiến lược nhằm xem xét hoạt động quản trị chiến lược của tổ chức, đo lường kết quả đạt được, đánh giá lại các yếu tố cơ sở của chiến lược hiện tại và thực hiện các hoạt động điều chỉnh chiến lược, việc kiểm tra chiến lược sẽ cho phép tổ chức có đầy đủ hình ảnh về những thành tựu và những khiếm khuyết mà tổ chức đang gặp phải.
- Điều đó cho phép tổ chức nhận diện đầy đủ vị thế của tổ chức trong bối cảnh chung và những nhiệm vụ mà tổ chức phải giải quyết để hướng đến mục tiêu của tổ chức hay nhằm xây dựng mục tiêu ở tầm mức mới của tổ chức.
- Sự phát hiện các mặt yếu kém của tổ chức trong kết hợp của guồng máy phấn đấu vì mục tiêu có tác động to lớn làm cho guồng máy vận hành nhịp nhàng hơn, tốt hơn và như vậy góp phần làm giảm thời gian đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Mô hình quản trị chiến lược toàn diện Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Hình thành chiến lược Thực thi chiến lược Đ/G chiến lược Thực hiện việc nghiên cứu môi trường để xác định các cơ hội và đe dọa chủ yếu Thiết lập mục tiêu dài hạn Xem xét sứ mạng (mission) mục tiêu và chiến lược hiện tại Xác định sứ mạng (mission) Phân tích nội bộ để nhận diện những điểm mạnh, yếu Thiết lập mục tiêu ngắn hạn Phân phối các nguồn lực Đo lường và đánh giá kết quả Đề ra các chính sách Xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện LUẬN VĂN CAO HỌC -14- Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện (Nguồn: Fred David.
- Quản trị chiến lược (Strategic Management) Quản trị chiến lược có thể có ở nhiều tầm mức khác nhau trong tổ chức, thông thường có 3 cấp độ: Chiến lược cấp công ty: Là một kiểu mẫu được thiết lập ở cấp công ty, vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, xác định các hoạt động kinh doanh của công ty theo đuổi cũng như phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt mục tiêu của công ty Cấp Công ty Thông tin Cấp kinh doanh Thông tin Cấp chức năng Hình 1.3 Mô hình cấp chiến lược: (Tài liệu từ Dr.
- Hoàng Trọng Hùng) Chiến lược cấp kinh doanh (SBU): Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty.
- Nếu như công ty hoạt động đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty.
- -Phân tích môi trường -Xác định nhiệm vụ và mục tiêu -Phân tích/chọn lựa chiến lược -Thực hiện -Kiểm soát -Phân tích môi trường -Xác định nhiệm vụ và mục tiêu -Phân tích/chọn lựa chiến lược -Thực hiện -Kiểm soát -Phân tích môi trường -Xác định nhiệm vụ và mục tiêu -Phân tích/chọn lựa chiến lược -Thực hiện -Kiểm soát LUẬN VĂN CAO HỌC -15- Chiến lược cấp chức năng: Chiến lược cấp chức năng hỗ trợ vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh + Vai trò của quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp Ưu điểm.
- Quá trình quản trị chiến lược giúp các tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình, qua đó tổ chức có thể thấy rõ những cơ hội và thuận lợi trong kinh doanh, để đưa ra các chiến lược, chính sách phát triển phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Điều kiện môi trường mà các tổ chức gặp phải luôn biến đổi.
- Quản trị chiến lược giúp các nhà quản trị dự báo những bất trắc, rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại cũng như tương lai, dựa trên những tiềm lực của mình, doanh nghiệp sẽ dễ chủ động đối phó với những tình huống bất trắc này.
- Quản trị chiến lược giúp các nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, việc kiểm soát phân bổ nguồn lực sẽ làm tăng tính hiệu quả và nâng cao năng lực của tổ chức.
- Giúp đáp ứng hài hoà các nhu cầu của tổ chức.
- Thông qua đó lôi kéo các nhà quản trị các cấp của tổ chức vào quá trình quản trị chiến lược và tạo sự cộng hưởng để đạt tới mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức Nhược điểm.
- Các chiến lược thường được lập ra trong hoàn cảnh cụ thể, do đó nếu lý tưởng hoá chiến lược đã được xây dựng sẽ làm cho tổ chức trở nên chậm chạp khó thay đổi và có thể là nguy cơ đến vận mệnh của tổ chức nếu không được bổ sung, sửa đổi theo các thông tin bổ sung.
- Điều này có thể làm cho tính định hướng chiến lược của tổ chức thiếu sự bền vững tương đối.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt