« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao đỏ


Tóm tắt Xem thử

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- VŨ ĐÌNH QUÂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- VŨ ĐÌNH QUÂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN TIÊN PHONG HÀ NỘI – 2013 VŨ ĐÌNH QUÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2011B 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG .
- Tổng quan về hoạt động quan hệ công chúng (PR .
- Công chúng .
- Tổ chức sự kiện .
- Quan hệ báo chí .
- Quan hệ cộng đồng CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ .
- Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Sao Đỏ .
- Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Sao Đỏ .
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường .
- Thực trạng hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường Đại học Sao Đỏ .502.2.1.
- Hoạt động PR nội bộ .
- Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ trong thời gian qua .
- Những thành tựu đạt được của hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Nhà trường .
- Những hạn chế của hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ .
- Định hướng phát triển của trường Đại học Sao Đỏ .
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ .
- Tổ chức bồi dưỡng nhân sự cho Phòng Công tác tuyển sinh .
- Đẩy mạnh hoạt động PR nội bộ .
- Tổ chức thông tin thị trường lao động và dịch vụ hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp .
- Tăng cường quan hệ truyền thông .
- Tổ chức các hoạt động PR cộng đồng .
- Quan hệ báo trí và truyền thông của Trường Đại học Sao Đỏ Bảng 2.2.
- Bảng tổng hợp kết quả tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ Bảng 3.1: Dự kiến kinh phí bồi dưỡng cán bộ cho phòng công tác tuyển sinh Bảng 3.2: Dự kiến kinh phí đẩy mạnh hoạt động PR nội bộ Bảng 3.3.
- Hoạt động và kết quả cần đạt được trong việc tổ chức thông tin thị trường lao động Bảng 3.4.
- Mô hình cơ cấu tổ chức của trường Đại học Sao Đỏ Sơ đồ 3.1.
- Lý do lựa chọn đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, không ít các doanh nghiệp, tổ chức đã phát triển một cách mạnh mẽ với quy mô và hiệu quả ngày càng cao.
- Chính vì thế các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp rất cần sự can thiệp của hoạt động quản lý chuyên nghiệp.
- Đó cũng chính là cơ sở dẫn đến sự ra đời và phát triển ngành Quan hệ công chúng (PR – PUBLIC RELATIONS).
- Với sự ra đời của ngành này, rất nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động của mình.
- Như chúng ta đã biết “Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”.
- Vì thế PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi tất cả các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường đại học, về cơ bản vẫn mang đặc thù của một tổ chức phi lợi nhuận với đối tượng khách hàng nhiều, đa dạng và phức tạp.
- Một sinh viên khi ở giảng đường là khách hàng của trường đại học nhưng khi ra ngoài cuộc sống, tiếp xúc với xã hội thì sinh viên đó lại đóng vai trò là “đại sứ” quảng cáo cho trường đại học đó.
- Tuy nhiên, có một điều không thể chối cãi, là muốn phát triển, muốn giảm thiểu các tác động tiêu cực và trên hết là muốn đưa tri thức đến với xã hội, thì các trường đại học ngày nay không thể không quan tâm đến vai trò của lĩnh vực quan hệ công chúng.
- Mà để làm tốt được điều này thì không thể chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của các lãnh đạo đại học, của bộ phận phụ trách quan hệ công chúng mà còn của bất kỳ thành viên nào trong trường đại học đó.
- Ngày nay, hầu như tất cả các trường đại học hiện đại đều có một hay nhiều bộ phận phụ trách quan hệ công chúng.
- Như vậy, sợi dây ngầm ràng buộc quan hệ công chúng với các trường đại học.
- Các nhà lãnh đạo của các trường đại học cho rằng các tri thức cần phải chuyển giao vào cuộc sống càng nhiều càng tốt, để làm được việc này cần phải tranh thủ sự ủng hộ và quan tâm càng nhiều càng tốt của 8 cộng đồng xã hội.
- Và quan hệ công chúng lại càng trở nên quan trọng với các trường đại học khi mà mức độ cạnh tranh về tuyển sinh giữa các trường đại học diễn ra ngày càng gay gắt.
- Trường Đại học Sao Đỏ với những nỗ lực của mình cũng đã có một số hoạt động để thu hút học sinh đăng ký thi tuyển vào trường và cũng đã đạt được những thành công nhất định xong các chiến lược tuyển sinh của trường vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp và đồng bộ.
- Vì vậy, đề tài mong muốn được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển của nhà trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ”.
- Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về xây dựng và áp dụng chiến lược PR trong Marketing vào hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức ở Việt Nam đã có một số tác giả thực hiện trong một số đề tài nghiên cứu khoa học như tác giả Dương Thanh Huyền – Trường chuyên ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Vận dụng chiến lược marketing và PR tạo nhu cầu học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10”.
- Tác giả Nguyễn Văn Huy – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh với đề tài “ Quy trình xây dựng chiến lược PR cho Công ty Quảng cáo Goldsun”… Nội dung các đề tài nghiên cứu này đã đề cập đến những hiệu quả mà hoạt động PR mang lại cho các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình thực hiện hoạt động của mình, ngay cả trong môi trường giáo dục, PR cũng giữ vai trò quan trọng.
- Tuy vậy, hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào về việc xây dựng chiến lược PR cho hoạt động tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trong đó có cả Trường Đại học Sao Đỏ cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động PR.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ PR trong công tác tuyển sinh ở Trường Đại học Sao Đỏ.
- 9 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh Trường Đại học Sao Đỏ.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động PR trong công tác tuyển sinh.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ từ năm 2010 đến năm 2012.
- Chương 1: Luận văn đã nêu được những nội dung cơ bản về quan hệ công chúng, các công cụ chính được sử dụng trong quá trình hoạt động quan hệ công chúng nói chung và hoạt động quan hệ công chúng trong công tác tuyển sinh của trường đại học nói riêng.
- Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động quan hệ công chúng đối với công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ.
- Chương 3: Trên cơ sở thực trạng hoạt động quan hệ công chúng trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp hoạt động quan hệ công chúng mang lại hiệu quả tốt hơn trong công tác tuyển sinh của Trường.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Các phương pháp: điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng hoạt động PR trong hoạt động tuyển sinh Trường Đại học Sao Đỏ và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- 10 CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 1.1.
- Tổng quan về hoạt động quan hệ công chúng (PR) 1.1.1.
- Khái niệm Thuật ngữ quan hệ công chúng (Public Relations) xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1807.
- Trong bản thảo “Bản đệ trình quốc hội lần thứ bảy”, ông đã dùng cụm từ “quan hệ công chúng” thay cho “trạng thái tư tưởng” nhằm chỉ rõ hoạt động của các cơ quan chính phủ và mục tiêu xây dựng lòng tin của dân chúng vào cơ quan công quyền.
- Theo viện quan hệ công chúng Anh (IPR): “PR là những nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục, để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của nó”.
- Theo định nghĩa này thì PR là một chương trình hành động được lập kế hoạch và tiến hành theo kế hoạch, là chương trình hành động liên tục và lâu dài, với mục tiêu của chương trình hành động này là thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa một tổ chức và công chúng của mình.
- Mọi tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều cần đến PR.
- Theo Edward L.Bernays: “Quan hệ công chúng là nỗ lực, bằng thông tin, thuyết phục và thích nghi, nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của công chúng đối với một hoạt động, sự nghiệp, phong trào hoặc thể chế.
- Theo nhà nghiên cứu Frank Jefkins (Tác giả cuốn sách PR-Frameworks): “PR bao gồm tất cả các hình thức truyền thông được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”.
- Như vậy PR là hoạt động liên quan đến mọi tổ chức, dù là tổ chức thương mại hay phi thương mại.
- PR bao gồm tất cả các hoạt động thông tin với tất cả những người mà tổ chức có liên hệ.
- Tuyên bố Mexico (đại hội đầu tiên của các hiệp hội PR thế giới năm 1978): “PR là nghệ thuật và khoa học xã hội của sự phân tích các xu thế, dự đoán các diễn biến tiếp theo, cố vấn cho các nhà lãnh đạo của các tổ chức, thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức đó lẫn công chúng”.
- Khái niệm này cho rằng PR là một bộ môn nghệ thuật và khoa học xã hội, nó nhấn mạnh đến việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu khi xây dựng kế hoạch PR, một tổ chức sẽ được đánh giá qua sự quan tâm và trách nhiệm của nó đối với quyền lợi của công chúng.
- Như vậy, từ các khái niệm trên ta có thể hiểu: PR là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ.
- Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi nhất.
- Lĩnh vực cần thiết phải xử dụng PR cũng rất rộng rãi: hoạt động kinh doanh, chính trị, giáp dục, ngoại ngữ, văn hóa, xã hội… mục tiêu hướng tới của các tổ chức, cá nhân này là xây dựng lòng tin và tình cảm công chúng mà họ theo đuổi.
- Thứ hai, với một tổ chức cụ thể thì vai trò của PR được xác định trên các hoạt động cụ thể là: quảng bá cho công chúng về hình ảnh của tổ chức, về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà họ kinh doanh, lĩnh vực mà tổ chức hoạt động.
- Hoạt 12 động PR cũng góp phần thiết lập tình cảm và xây dựng lòng tin của công chúng với tổ chức.
- khắc phục những hiểu lầm hoặc những định kiến, dư luận bất lợi cho tổ chức.
- xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ tổ chức và tạo ra tình cảm tốt đẹp của dư luận xã hội qua các hoạt động quan hệ cộng đồng… Thứ ba, PR đóng vai trò đặc biệt trong việc xây dựng thương hiệu của một tổ chức và cá nhân.
- Thứ tư, thông qua hoạt động PR, các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng được văn hóa của đơn vị mình.
- Về thực chất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tổ chức là tạo nên những giá trị truyền thống đẹp đẽ mang bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp và tổ chức đó.
- Những giá trị văn hóa này sẽ chi phối đến tư duy và hành vi của các thành viên trong tổ chức, tôn vinh hình ảnh của doanh nghiệp trong dư luận xã hội và quan hệ công chúng.
- Vì vậy, hoạt động PR đóng vai trò là công cụ đắc lực để xây dựng văn hóa của các tổ chức và doanh nghiệp.
- Với hoạt động PR nội bộ, các tổ chức sẽ xây dựng được quan niệm chung về hệ giá trị, khối đoàn kết thống nhất, tình cảm gắn bó của các thành viên, quan hệ giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống.
- Với hoạt động PR trong quan hệ cộng đồng, các doanh nghiệp và các tổ chức sẽ phát huy được ảnh hưởng, thanh thế và địa vị của mình, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với công chúng bên ngoài.
- 13 Điều đó sẽ giúp cho việc khắc họa hình ảnh và uy tín của các tổ chức và doanh nghiệp trong các quan hệ cộng đồng xã hội.
- Thứ năm, thông qua hoạt động PR, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ củng cố được niềm tin và giữ được uy tín cho các hoạt động của mình.
- Trong các hoạt động của PR, một trong những nội dung nổi bật là quản trị khủng hoảng và quan hệ với báo chí.
- Đó là hoạt động vô cùng quan trọng của bất kể một tổ chức và cá nhân nào muốn giữ gìn được hình ảnh, uy tín và củng cố niềm tin trước công chúng của mình.
- Trong hoạt động của bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào, vấn đề khủng hoảng và xử lý khủng hoảng luôn là nhiệm vụ mang tính thường xuyên và hệ trọng.
- Nếu tổ chức không dự báo để có kế hoạch đề phòng và xử lý khi khủng hoảng xảy ra thì sự việc có thể trở nên tệ hại và trầm trọng.
- Vì vậy, các tổ chức và doanh nghiệp cũng cần phải hết sức chú ý tới mối quan hệ này.
- Vai trò của PR trong trường đại học Để xác định được vai trò của PR trong trường đại học thì đầu tiên là phải xác định được chức năng và nhiệm vụ của trường đại học.
- Chức năng của trường đại học - Tuyển sinh và tổ chức đào tạo các bậc Đại học, Cao đẳng, thuộc các ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết đào tạo, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo và năng lực của từng trường.
- Nhiệm vụ của trường đại học - Góp phần cùng với hệ thống Giáo dục và đào tạo trong cả nước, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Như vậy có thể thấy một trong những vai trò quan trọng hàng đầu của công việc làm PR là nâng cao thương hiệu, bởi thương hiệu chính là chìa khóa vàng cho trường đại học nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung.
- Thương hiệu là một loại tài sản vô hình của các trường đại học, là công cụ hữu hiệu giúp các trường đại học truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng.
- Có thể nói thương hiệu không phải là cái “tên” mà là toàn bộ lỗ lực để tạo dựng và thúc đẩy hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
- Chính vì vậy mà các trường đại học: Cần phải tạo ra cho mình một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho trường đại học của mình nhằm đem lại cho trường hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
- Thương hiệu tốt không chỉ thuận lợi cho trường đại học trong thời điểm hiện tại mà còn tạo đà thành công cho những hoạt động trong tương lai của trường đại học.
- Vì chi phí PR thấp hơn quảng cáo và nhiều công cụ xúc tiến hỗ trợ hoạt động thu hút học sinh, sinh viên khác.
- Tính đến bây giờ, hầu hết các trường lớn tại Việt Nam hiện nay đã từng bước áp dụng và thành lập các quỹ riêng cho hoạt động PR nhưng vẫn chưa đủ để có thể rầm rộ như các định chế tài chính lớn trên thế giới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt