« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược cho Viettel Hòa Bình, giai đoạn 2011 - 2016


Tóm tắt Xem thử

- LÊ HỒNG QUÂN PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO VIETTEL HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LÊ HỒNG QUÂN PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO VIETTEL HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
- Một số vấn đề chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh.
- Quản trị chiến lược kinh doanh.
- Phân loại chiến lược.
- Chiến lược cấp Công ty.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
- Chiến lược chức năng.
- Quy trình phân tích và hoạch định chiến lược doanh nghiệp.
- Khái niệm và yêu cầu hoạch định chiến lược.
- Quy trình hoạch định chiến lược.
- Các căn cứ cho phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 17 1.3.4 Một số mô hình phân tích và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp.
- Hoạt động viễn thông và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông và vấn đề XD chiến lược kinh doanh.
- 42 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC CHO VIETTEL HÒA BÌNH.
- Phân tích thực trạng và các căn cứ chiến lược kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh viễn thông của Viettel Hòa Bình.
- Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược hiện tại của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
- Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty Viễn thông Viettel.
- Nhiệm vụ chiến lược kinh doanh của Viettel Hòa Bình.
- Phân tích các căn cứ chiến lược cho hoạt động kinh doanh viễn thông của Viettel Hòa Bình.
- 62 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIỄN THÔNG CHO VIETTEL HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2016.
- 66 3.1 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đến năm 2016.
- 66 3.2.Mục tiêu định hướng chiến lược của Viettel Hòa Bình đến năm 2016.
- 67 3.3 Lựa chọn mô hình xây dựng chiến lược và đề xuất chiến lược cho Viettel Hòa Bình đến năm 2016.
- 70 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD 3.4 Một số đề xuất chiến lược chức năng nhằm triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định của Viettel Hòa Bình giai đoạn .
- 74 3.4.1 Đề xuất về chiến lược tổ chức và nhân sự.
- 74 3.4.2 Đề xuất về chiến lược Marketing.
- 80 3.4.3 Đề xuất chiến lược công nghệ.
- 99 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ quy trình 8 bước xây dựng chiến lược.
- 35 Hình 1.5 : Mô hình ma trận SWOT Quá trình này tạo thành 4 cặp chiến lược phối hợp.
- Do đó, để có thể đứng trên thị trường và phát triển một cách bền vững, Chi nhánh Viettel Hòa Bình cần xây dựng các giải pháp chiến lược nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dịch vụ để luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông tại tỉnh cả về doanh thu, sản lượng và chất lượng dịch vụ.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược cho Viettel Hòa Bình, giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp.
- Mục đích của đề tài: Hệ thống hóa lý thuyết về quản trị chiến lược áp dụng Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 2 cho đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông, từ đó phân tích các căn cứ chiến lược và đề xuất chiến lược phát triển cho Viettel Hòa Bình, giai đoạn .
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp thông kê phân tích và phân tích tổng hợp để nghiên cứu phân tích quá trình và môi trường kinh doanh, từ đó xây dựng các giải pháp định hướng chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh Viettel Hòa Bình giai đoạn .
- Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: Thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Hòa Bình, trên cơ sở đó phân tích và đề xuất chiến lược phát triển cho Viettel Hòa Bình, giai đoạn .
- Hệ thống hoá lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược.
- Phân tích các căn cứ chiến lược và hoạch định chiến lược cho hoạt động kinh doanh viễn thông cho Viettel Hòa Bình.
- Đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông cho Viettel Hòa Bình, giai đoạn 2011-2016.
- Kết cấu của luận văn: Gồm có các phần sau đây: Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Chương II: Phân tích hiện trạng và các căn cứ chiến lược cho Viettel Hòa Bình.
- Chương III: Một số giải pháp chiến lược cho Viettel Hòa Bình, giai đoạn .
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.
- Một số vấn đề chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 1.1.1.
- Chiến lược kinh doanh 1.1.1.1.
- Theo thời gian, nhờ tính ưu việt của nó, chiến lược đã phát triển sang lĩnh vực khoa học khác, như chính trị, văn hoá, kinh tế, công nghệ.
- Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, chiến lược phát triển muộn hơn vào nửa đầu thế kỷ XX.
- Đầu năm 1950 xuất hiện một số chủ trương, hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp chủ yếu dự trên cơ sở phân tích các tiền lực tài nguyên.
- Đã có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh do xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau: Theo Alfred Chandler (1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”.
- William.J.Gluech cũng khẳng định: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 4 thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện”.
- Tuy có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau nhưng chiến lược vẫn bao hàm các nội dung chính sau đây.
- Như vậy chiến lược kinh doanh là tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể nhất của doanh nghiệp.
- Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh: Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chiến lược kinh doanh, song chiến lược kinh doanh luôn cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau.
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Chiến lược kinh doanh phải khả thi: nội dung, mục tiêu chiến lược phải phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, phù hợp với lợi ích của mọi người trong doanh nghiệp, phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải bảo đảm huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh, nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để dành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 5 thường là, 5 năm hoặc 10 năm.
- 1.1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp - Chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ những cơ hội và thách thức trong kinh doanh, từ đó đưa ra các chính sách phát triển phù hợp.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị dự báo được những bất trắc rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại, trong tương lai, từ đó dựa trên tiềm lực của doanh nghiệp để chủ động đối phó với những tình huống xấu này.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và phân bổ một cách hợp lý.
- Chiến lược kinh doanh phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp một cách tốt nhất giúp các thành viên phát huy được tính năng động sáng tạo để đạt được mục tiêu chung.
- Quản trị chiến lược kinh doanh: 1.1.2.1.
- Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục, gồm ba giai đoạn là hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và kiểm tra chiến lược.
- Quản trị chiến lược có thể được coi là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau, đảm bảo cho doanh nghiệp tiến dần đến mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian định trước.
- Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý.
- Quản trị chiến lược là quá trình quản lý việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn của một tổ chức trong mối quan hệ của tổ chức đó đối với môi trường bên ngoài.
- Từ việc chuẩn đoán sự biến đổi của môi trường, đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp đến việc đưa ra các định hướng chiến lược và tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược khi có thay đổi ngoài dự kiến.
- Những khái niệm này tham khảo ở đâu? Cần có nguồn trích dẫn - Garry D.Smith đưa ra nhận định: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 6 cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
- Mục đích, vai trò của quản trị chiến lược.
- Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp thấy được mục đích và hướng đi của mình một cách rõ ràng hơn, buộc các nhà quản trị cần phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp nên đi theo hướng nào và khi nào thì đạt đến vị trí đó.
- Nhờ có quá trình quản lý chiến lược mà doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan.
- Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu, khi doanh nghiệp thực hiện quản trị chiến lược sẽ đạt được kết quả tốt hơn so với khi không vận dụng quản trị chiến lược.
- Phân loại chiến lược 1.2.1.
- Chiến lược cấp Công ty: Chiến lược cấp Công ty là loại chiến lược đề cập những vấn đề quan trọng Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 7 nhất, bao trùm nhất của doanh nghiệp, vạch ra mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài.
- Chiến lược cấp công ty quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
- Chiến lược cấp công ty được chia thành các loại sau: 1.2.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung: Chiến lược tăng trưởng tập trung là loại hình chiến lược tăng trưởng bằng cách tập trung nguồn lực vào việc phát triển vào một hoặc một vài đơn vị kinh doanh chiến lược mà doanh nghiệp tự chủ về công nghệ sản xuất và có nhiều ưu thế về nguồn lực và vị thế cạnh tranh.
- Bản chất của chiến lược này là loại hình chiến lược chuyên môn hoá, không tập trung đầu tư dàn trải mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực có thế mạnh.
- Ưu điểm của chiến lược này là định hướng và tạo ra chất lượng sản phẩm cao nhờ vào chuyên môn hoá sâu, có vị thế cạnh tranh và thị phần lớn.
- Bên cạnh những ưu điểm đó khi áp dụng chiến lược này doanh nghiệp có thể gặp rủi ro có khi có sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng và thay đổi trong môi trường kinh doanh.
- Do vậy chiến lược này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm tiêu chuẩn hoá và nhu cầu sản phẩm lớn, ổn định.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung gồm có các hình thức sau.
- Chiến lược xâm nhập thị trường: là chiến lược làm tăng quy mô của doanh nghiệp bằng cách chiếm thị phần của đối thủ cạnh tranh trong phạm vị thị trường cũ, không mở rộng phạm vi và quy mô thị trường.
- Đối với hình thức chiến lược tăng trưởng này, doanh nghiệp phải tạo được ưu thế nổi trội so với đối thủ cạnh tranh trong phạm vi của thị trường cũ.
- Chiến lược phát triển thị trường: là tìm sự tăng trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản phẩm hiện có.
- Chiến lược cải tiến sản phẩm: trên cơ sở sản phẩm cũ, doanh nghiệp đưa ra Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Quân – Cao học QTKD Page 8 nhiều loại mẫu mã sản phẩm hơn, cải tiến những tính năng tác dụng sản phẩm nhằm thoả mãn nhiều đối tượng khách hàng hơn, nhờ đó kích thích được tiêu dùng giúp doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường.
- Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa là chiến lược tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh mới, mở rộng ngày càng nhiều ngành nghề mới.
- Chiến lược đa dạng hoá bao gồm các hình thức như sau.
- Đa dạng hoá đồng tâm: là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trên thị trường mới nhưng có sự liên hệ mật thiết về công nghệ sản xuất và hệ thống marketing hiện có của doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá hàng ngang: là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường hiện có mà các sản phẩm mới này không liên quan gì tới sản phẩm và dịch vụ hiện có.
- Đa dạng hoá hỗn hợp: chiến lược này tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, không có liên hệ với sản phẩm hiện có, ra thị trường mới, có thể bằng công nghệ mới, thậm chí chuyển sang một ngành mới.
- Chiến lược này thường được sử dụng nhằm khắc phục tính chất thiếu cân đối nhịp nhàng của những hoạt động hiện tại do tính thời vụ gây ra hoặc do thiếu vốn và một số lý do đặc biệt xuất phát từ môi trường kinh doanh.
- Việc thực hiện chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải đối diện với rất nhiều cái mới, và việc quản lý một doanh nghiệp như vậy là rất phức tạp.
- Chiến lược tăng trưởng hội nhập Là loại hình chiến lược phát triển bằng cách tăng cường sự kiểm soát hoặc nắm quyền sở hữu của một hoặc một số doanh nghiệp khác.
- Chiến lược này thích hợp cho những tổ chức nằm trong ngành sản xuất mạnh mà e ngại hoặc không thể khởi phát một trong những chiến lược tăng trưởng tập trung có thể vì những thị trường đã bị bão hoà.
- Một chiến lược tăng trưởng hội nhập thích hợp khi những cơ hội sẵn có phù hợp với những chiến lược dài hạn và những mục tiêu của doanh nghiệp, tăng cường vị trí của tổ chức trong công việc kinh doanh, cho phép một sự khai thác đầy đủ hơn tài năng kỹ thuật của doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển hội nhập, gồm.
- Chiến lược cắt giảm chi phí: tinh giảm bộ máy quản lý, cắt giảm chi phí

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt