« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN HƯNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH.
- 11 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.
- 11 1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
- 12 1.1.3 Các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- 18 1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- 25 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH.
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
- 48 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM.
- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM.
- Giới thiệu về Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam.
- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
- 51 2.1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Đặc điểm mặt hàng kinh doanh.
- Mạng lưới kinh doanh.
- Vốn kinh doanh.
- Lực lượng lao động của công ty.
- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
- Phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá HQKD của công ty.
- Phân tích hiệu quả Du Pont.
- Các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối.
- Các chỉ tiêu hiệu quả tương đối.
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM.
- 83 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM.
- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM.
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP DỆT MAY SƠN NAM.
- Hiệu quả của giải pháp.
- Hiệu quả đạt được.
- Tác giả luận văn Nguyễn Hưng Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 DN Doanh nghiệp 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 KD Kinh doanh 6 HQKD Hiệu quả kinh doanh 7 TSLĐ Tài sản lưu động 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 TSNH Tài sản ngắn hạn 10 TSDH Tài sản dài hạn 11 VND Việt Nam đồng 12 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 13 CBCNV Cán bộ công nhân viên 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 CTCP Công ty cổ phần 16 GTGT Giá trị gia tămg 17 ĐVT Đơn vị tính 18 ROA Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản (Return On Assets) 19 ROE Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Return On Equity) 20 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales) 21 EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Earning before Interest and Tax) Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của công ty như sau.
- 62 Bảng 2.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM.
- 70 Bảng 2.9 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN .
- 78 Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa Bảng 2.16 TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
- Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần dệt may Sơn Nam.
- Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
- Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn.
- Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
- Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may.
- Vận dụng những cơ sở lý luận đó để phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam.
- từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam trong những năm gần đây.
- Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam và chủ yếu tập trung xem xét, phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu, tài liệu về báo cáo tài chính của Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam trong những năm gần đây.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam trong thời gian tới.
- Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh .
- CHƯƠNG II: Phân tích hiệu quả sản suất kinh doanh của Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam.
- CHƯƠNG III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH 1.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh - Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh (HQKD), mặc dù các nhà nghiên cứu cũng như các nhà kinh doanh đều thống nhất nhìn nhận rằng “ Hiệu quả kinh doanh” là thước đo về mặt chất lượng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, từ nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế kế hoạch hoá tập trung lại càng đòi hỏi cấp thiết hơn nữa.
- Hiệu quả kinh tế: Chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
- Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu”( tr 407).
- Tuỳ theo mục đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như: năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn.
- Hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực của hoạt động kinh tế, vì vậy khái niệm hiệu quả kinh tế trong kinh doanh có thể được hiểu là hiệu quả kinh doanh, trước hết là khía cạnh hiệu quả đó, là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu, với các chỉ tiêu đánh giá tương ứng( tr 408.
- Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa Như vậy, có thể hiểu “ hiệu quả sản xuất kinh doanh” là một phạm trù phản ánh về mặt chất lượng trình độ quản lý, khai thác, sử dụng và huy động các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
- Có thể biểu thị hiệu quả bằng công thức sau: H = K ( 1.1 ) C Trong đó: H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Kết quả đạt được C: Chi phí nguồn lực gắn với kết quả Với khái niệm này, xét trên góc độ từng doanh nghiệp thì một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả lý tưởng là 1 doanh nghiệp hoạt động trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp, và tưng tự có thể suy rộng ra cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng vậy.
- Ví dụ, khi đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành – một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh (xét về mặt lý thuyết), thì doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí lớn, cần thời gian đầu tư dài và có lúc còn làm mất chỗ làm của công nhân.
- Vì vậy cũng phải chấp nhận những rủi ro có thể có đi theo nó và vì đó mà kinh doanh không hiệu quả.
- 1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh Mục tiêu hiệu quả luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nền sản xuất.
- Nhưng hiệu quả là gì? Như thế nào là hoạt động kinh doanh có hiệu quả? Không phải là một vấn đề đã được giải quyết triệt để và có quan niệm thống nhất trong lý luận và trong công tác thực tiễn.
- Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, phạm trù hiệu quả kinh tế sẽ được hiểu và xem xét khác nhau.
- Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước thì việc xác định rõ bản chất, phương pháp đánh Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa giá hiệu quả kinh tế trở thành một đòi hỏi cấp bách.
- Thật khó đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế đạt được mà khi bản thân phạm trù này chưa được xác định rõ về bản chất những biểu hiện của nó.
- Do vậy hiểu đúng hơn bản chất và có những quan niệm thống nhất về hiệu quả kinh tế là vấn đề không những có ý nghĩa quan trọng về lý luận mà còn rất cần thiết trong hoạt động thực tiễn.
- Nó sẽ cho phép xác định đúng đắn mục tiêu và biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trước đây khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước giao như: Giá trị tổng sản lượng hàng hoá thực hiện, khối lượng sản phẩm chủ yếu như chỉ tiêu nộp ngân sách … về thực chất đây là các chỉ tiêu phản ánh kết quả, không thể hiện được mối quan hệ so sánh với những gì mà doanh nghiệp bỏ ra và nhà nước đầu tư.
- Khi nến kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản ký kinh tế bằng các chính sách định hướng vĩ mô thông qua các công cụ là hệ thống luật pháp hành chính và luật pháp kinh tế nhằm đạt được mục tiêu chung của xã hội.
- Các doanh nghiệp là các chủ thể sản xuất, tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, các doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đường đi cho mình và bình đẳng trước pháp luật.
- Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả xã hội không đồng nhất với nhau.
- Lấy suất sinh lời tiền vốn là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh.
- Lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích”.
- Đây là một Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng về cả mặt lý luận và thực tiễn trong việc làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn để xác định, đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Từ thực tiễn nêu trên ta thấy, “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý bảo đảm thực hiện có kinh tế cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí nhỏ nhất”.
- Chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện trên cả hai mặt đó là mặt định tính và mặt định lượng.
- Thứ nhất: Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế, xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
- Nếu xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
- Thứ hai: Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ quản lý ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị – xã hội.
- Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Ngược lại, việc quản lý kinh tế, dù ở giai đoạn nào, cũng không chấp nhận việc thực hiện những yêu cầu, mục tiêu chính trị, xã hội với bất kỳ giá nào, cần phân biệt sự khác nhau và hiệu quả mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế.
- Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được.
- Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả.
- Trong quản lý sản xuất kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở những dạng khác nhau.
- Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Có mấy cách phân loại chủ yếu sau đây: Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động của từng doanh nghiệp công nghiệp, biểu hiện trực tiếp của hiệu quả này là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp phải thu được và chất lượng thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt ra cho nó.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn nền kinh tế quốc dân.
- Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân, mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt.
- Đồng thời, xã hội qua hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt.
- Một cơ chế quản lý đúng tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt.
- Ngược lại, một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả của những chi phí bộ phận và hiệu quả của chi phí tổng hợp.
- Hiệu quả của chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Còn hiệu quả chi phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (lao động, thiết bị, nguyên vật liệu.
- Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả chung của doanh nghiệp, hay nền kinh tế quốc dân.
- Việc tính toán và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những nhân tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung.
- Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả của các chi phí bộ phận.
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.
- Trong công tác quản lý công nghiệp, việc xác định và phân tích hiệu quả kinh tế nhằm hai mục đích:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt