« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) đến năm 2020.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN TIẾN CƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ (PSI) ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2011B Hà Nội – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ii NGUYỄN TIẾN CƯỜNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ (PSI) ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1.
- Chân thành cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Công ty CP Chứng Khoán Dầu Khí và các đối tác đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
- 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- 4 1.1 CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- 4 1.1.1 Khái niệm chiến lược.
- 4 1.1.2 Chiến lược kinh doanh.
- 4 1.2 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
- 5 1.3 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP.
- 6 1.3.2 Mục tiêu.
- 7 1.4 PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC.
- 8 1.4.1 Các cấp chiến lược.
- 8 1.4.2 Chiến lược cấp doanh nghiệp.
- 9 1.5 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC CÔNG CỤ.
- 10 1.5.1 Quy trình tổng quát trong hoạch định chiến lược.
- 25 1.6 KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- 26 1.6.1 Kinh nghiệm hoạch định chiến lược kinh doanh.
- 27 1.6.2 Đặc thù của Công ty chứng khoán.
- 31 PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO PSI.
- 31 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ (PSI.
- 35 2.1.4 Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược hiện tại.
- 73 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO PSI.
- 73 3.2.1 Hoạch định các chiến lược bằng ma trận tổng hợp SWOT.
- 77 3.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÁC BỘ PHẬN.
- 79 3.3.2 Chiến lược Marketing – Dịch vụ khách hàng.
- 82 3.3.3 Chiến lược nguồn Nhân lực.
- 88 3.3.4 Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin.
- 101 vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCK Công ty chứng khoán HĐQT Hội đồng quản trị SGD Sở giao dịch HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HSX Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNCP Doanh nghiệp cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Phân loại chiến lược căn cứ theo mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp.
- 47Bảng 2.3: Tóm tắt KQKD của 05 Công ty chứng khoán so với PSI.
- 57Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2012.
- 94 ix DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược theo F.David.
- 6 Hình 1.2: Các cấp chiến lược của doanh nghiệp đa ngành.
- 9 Hình 1.3: Quy trình hoạch định chiến lược tổng quát.
- Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, chiến lược nói chung và chiến lược kinh doanh nói riêng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp.
- Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định phương thức cạnh tranh phù hợp.
- Đặc biệt, trong cơ chế thị trường, việc xây dựng và lựa chọn một chiến lược kinh doanh phù hợp càng có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phương thức cạnh tranh tối ưu nhằm giành được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và cạnh tranh thành công trên thị trường.
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) là doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chứng khoán được thành lập từ cuối tháng 12/2006.
- Từ những ngày hoạt động đầu tiên, Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh và tập trung toàn bộ các nguồn lực để thực hiện các chiến lược đó.
- Tuy vậy, qua thời gian hoạt động cho thấy, do việc lựa chọn chiến lược kinh doanh chưa thật sự phù hợp, dẫn đến Công ty không nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tốt, không tận dụng được lợi thế cạnh tranh vốn có, không phát huy hết sức mạnh và các năng lực để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
- Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và định hướng lại chiến lược kinh doanh cho Công ty.
- Kinh nghiệm hoạt động về lĩnh vực tài chính – chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và PSI nói riêng là còn quá non trẻ và yếu về nhiều mặt.
- Do vậy, việc xây dựng và lựa chọn được một chiến lược kinh doanh phù hợp trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để định hướng cho hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả và phát triển vững chắc, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng Chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) đến năm 2020” 2.
- Mục tiêu, mục đích nghiên cứu: Hệ thống lại các cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh để phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
- 2 Áp dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của PSI.
- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh tập trung cho hoạt động môi giới, phát triển mảng tư vấn và đầu tư của PSI giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
- Đồng thời, đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp phù hợp trong quá trình phân tích thực tiễn tại Việt Nam, phân tích và tổng hợp kinh nghiệm từ các tổ chức kinh tế khác để phục vụ công tác phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Tại sao Công ty cần chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty là gì.
- Làm thế nào để cho các chiến lược kinh doanh lựa chọn phát huy tác dụng? 3 Những đóng góp của đề tài.
- Hệ thống hóa cơ cở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh và áp dụng cụ thể xây dựng chiến lược kinh doanh cho PSI.
- Phân tích được thực trạng hoạt động, đặc điểm của PSI và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
- Đưa ra giải pháp, cách thức thực hiện các chiến lược kinh doanh đã lựa chọn cho PSI.
- Làm tài liệu tham khảo cho các Công ty chứng khoán khác.
- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, bảng biểu kèm theo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Chương II: Phân tích căn cứ hình thành chiến lược kinh doanh cho PSI.
- Chương III: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho PSI.
- 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm chiến lược Thuật ngữ chiến lược đã có từ lâu và khái niệm này đã được nhiều tác giả định nghĩa và đúc kết theo nhiều cách gọi khác nhau.
- Theo quan điểm của William J.Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
- Theo Alfred Chandler - Đại học Harvard: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
- Chiến lược là khoa học hoạch định, điều khiển và sử dụng các nguồn lực, phương tiện để tạo ra ưu thế nhằm chiến thắng đối thủ, khai thác những chỗ yếu nhất và mang lại cơ hội thành công lớn nhất.
- Dù tiếp cận theo cách nào, chiến lược của một doanh nghiệp có ba đặc điểm chung nhất.
- Xác lập mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp.
- Các chính sách, hoạt động tổng quát của doanh nghiệp.
- Xác lập trình tự hành động, cách thức tiến hành và phân bổ các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
- (PGS,TS Ngô Kim Thanh Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi rằng doanh nghiệp cần phải cạnh tranh bằng cách nào để đạt các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng.
- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được các cơ hội kinh doanh, hơn nữa là còn có thể lựa chọn để nắm bắt những cơ hội nào có lợi nhất cho việc đạt tới mục tiêu của mình.
- 5 - Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực của doanh nghiệp về nhân lực, tài chính, công nghệ….
- Nói cách khác, chiến lược kinh doanh là điều kiện đảm bảo cho tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong dài hạn.
- Trong hoạt động kinh doanh, sự tồn tại và thành công phụ thuộc trước hết vào tính đúng đắn của chiến lược đã vạch ra và thực thi tốt các chiến lược đó.
- Tác động của chiến lược kinh doanh có những ưu điểm sau: Một là, có chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình trong hoạt động.
- Từ đó, doanh nghiệp thấy cần phải tổ chức bộ máy kinh doanh theo hướng nào và cần phải làm gì để thành công và đạt được mục tiêu đã xác định.
- Hai là, trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều cơ hội và rủi ro, chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh đồng thời giảm bớt rủi ro trên thị trường.
- Ba là, nhờ vận dụng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp có thể cân đối giữa nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp với các cơ hội thị trường bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
- Bốn là, thông qua phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- 1.2 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Mô hình quản trị chiến lược của F.David thể hiện mối quan hệ giữa các bước công việc trong quá trình quản trị chiến lược.
- Đặt ra các nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược của một doanh nghiệp là một bước khởi đầu logic và cần thiết trong quản trị chiến lược, bởi lẽ vị trí hiện tại và tình trạng của doanh nghiệp có thể ngăn không áp dụng một số chiến lược hoặc công việc cụ thể.
- Quản trị chiến lược là một quá trình phức tạp và liên tục, chỉ cần một thay đổi tại các bước công việc chính trong mô hình cũng cần tới những thay đổi trong một vài hoặc tất cả các bước công việc khác.
- Vì những lí do đó, hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và các hoạt động đánh giá đòi hỏi cần phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và hầu như không có điểm dừng.
- 6 Hình1.1: Mô hình quản trị chiến lược theo F.David (Nguồn: F.David, 2007) Hình 1.1 thể hiện mô hình quản trị chiến lược của F.David, bao gồm các bước chính: Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược.
- Trong đó ta có thể thấy bước hoạch định chiến lược là bước quan trọng nhất bao gồm nhiều bước cùng với yêu cầu thực hiện từ nhiều đơn vị thành viên.
- 1.3 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1 Tầm nhìn và sứ mệnh a) Tầm nhìn (Vision) Một bản tuyên bố về tầm nhìn là một báo cáo về vị trí mà Công ty mong muốn đạt được, bản tuyên bố tầm nhìn phác thảo ra tương lai của Công ty về những mục tiêu và mục đích của mình.
- Thực hiện đánh giá bên ngoài, chỉ ra cơ hội và thách thức Đặt ra mục tiêu dài hạn Đặt ra mục tiêu thường niên Lựa chọn chiến lược để theo đuổi Chính sách bộ phận Phân bổ nguồn lực Xem xét lại chiến lược của Doanh nghiệp Đo lường và đánh giá mức độ thực hiện Thực hiện đánh giá bên trong, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu Nêu ra nhiệm vụ hiện tại, mục tiêuvà chiến lược Hoạch định chiến lược Thực thi chiến lược Đánh giá chiến lược 7 Tầm nhìn là mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, đó là các yếu tố: (1) Thời gian mà doanh nghiệp hướng và đạt đến.
- (4) Định vị quy mô của doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
- b) Sứ mệnh (Mission) Là một thông điệp dùng để chỉ mục đích cao nhất, ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp và là các cách thức để thực hiện nhằm đạt mục tiêu của tầm nhìn.
- Một bản sứ mệnh của doanh nghiệp thường bao gồm 09 yếu tố cấu thành, bao gồm: (1) Khách hàng.
- (6) Triết lý kinh doanh.
- Bản tuyên bố về sứ mệnh phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong doanh nghiệp.
- tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của doanh nghiệp.
- tạo ra khung cảnh và bầu không khí thuận lợi cho việc kinh doanh ở doanh nghiệp.
- là trung tâm thu hút sự đồng tình và nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp.
- tạo điều kiện để cụ thể hoá các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và biện pháp hoạt động.
- 1.3.2 Mục tiêu Mục tiêu là những cột mốc, trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong các giai đoạn.
- Các mục tiêu là rõ ràng là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh của mình, là cơ sở cho việc xác lập trật tự ưu tiên trong phân bố các nguồn lực, là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, chính sách và các kế hoạch kinh doanh, là cơ sở để tập hợp, định hướng cho các đối tượng hữu quan như khách hàng, cổ đông, công nhân viên của doanh nghiệp.
- Mục tiêu của doanh nghiệp có thể rất đa dạng, và được phân loại theo các tiêu thức khác nhau: theo thời gian (dài hạn, trung hạn và ngắn hạn), theo bản chất của mục tiêu (kinh tế, chính trị hay xã hội), theo cấp độ (cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh hoặc cấp chức năng), theo hình thức biểu hiện của mục tiêu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt