« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học Kế toán của trường Đại học Đại Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học Kế toán của trường Đại học Đại Nam Học viên: Đinh Tiến Dũng CH QTKD BK 2011B GVHD: GS.TS.
- Lý do chọn đề tài Lý do 1: Sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của ĐH Bách Khoa Hà Nội tôi nhận thức sâu sắc thêm rằng: chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định nhiều nhất sự thành (bại) của các đơn vị đào tạo trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai nhất là khi có sự cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng nhiều lên.
- Và chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo chủ yếu phụ thuộc vào trình độ nhận thức và mức độ đầu tư của lãnh đạo cơ sở đào tạo cho quản lý chất lượng.
- Lý do 2: Sau một thời gian hợp tác, làm việc với trường Đại học Đại Nam về việc liên kết tuyển sinh và đào tạo sinh viên ngành Kế toán với trường.
- Trong quá trình làm việc thực tế về đào tạo ngành Kế toán của Đại học Đại Nam tôi thấy tạm hài lòng về chất lượng đào tạo.
- Tuy nhiên, tôi vẫn thấy chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo của trường Đại học Đại Nam vẫn còn một số điểm chưa được hợp lý, vẫn còn có nhiều thiếu sót.
- Lý do 3: Yêu cầu chọn đề tài phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo và trực tiếp phục vụ cho công tác của học viên.
- Với những lý do trên học viên đã chủ động đề xuất và được chấp thuận làm luận văn thạc sỹ với đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Kế toán của Đại học Đại Nam.
- Mục tiêu (Kết quả) nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này phải nhằm đạt các mục tiêu (đạt được các kết quả) sau: Kết quả thiết lập phương pháp đánh giá và các nhân tố của tình hình chất lượng sản phẩm của tổ chức.
- Kết quả đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng đào tạo Đại học Kế toán của Đại học Đại Nam cùng các nguyên nhân chính yếu trực tiếp.
- Kết quả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình chất lượng đào tạo ĐH ngành Kế toán của ĐH Đại Nam trong 5 – 10 năm tới.
- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu do tính chất của đề tài học viên chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp như: mô hình hóa thống kê, điều tra – phân tích, chuyên gia….
- Nội dung của luận văn Luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm của tổ chức.
- Chương 2: Phân tích tình hình chất lượng đào tạo ĐH Kế toán của ĐH Đại Nam.
- Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình chất lượng đào tạo ĐH Kế toán của ĐH Đại Nam trong 5 – 10 năm tới.
- Kết luận Sau một thời gian chuyển sang đào tạo có cạnh tranh đáng kể thì nhiều trường, khoa (viện) đã nhận thức được vị trí, vai trò của quản lý đào tạo.
- trong số đó một số trường, khoa (viện) đã biết tăng nhanh mức đầu tư nâng cấp chất lượng các loại công việc quản lý đào tạo, nâng cấp chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo.
- Chọn nghiên cứu vấn đề này khi làm luận văn thạc sỹ QTKD học viên muốn được lĩnh hội phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học kinh tế, kiến thức về chất lượng và kỹ năng quản lý chất lượng, hy vọng sẽ tích cực góp phần đổi mới quản lý đào tạo nói chung.
- đào tạo đại học Kế toán nói riêng.
- Khi thâm nhập, nhất là khi đi sâu vào nghiên cứu học viên nhận thấy: đề tài rất thiết thực, có rất nhiều nội dung, yếu tố cấu thành.
- Để hiểu và giải quyết được các thành tố đó học viên cần nắm bắt nhiều loại kiến thức và phương pháp, kỹ năng nghiên cứu thích hợp.
- Như vậy, tiếp thu, vận dụng Cơ sở lý luận của chất lượng sản phẩm học viên là người đầu tiên đánh giá định lượng được tình hình chất lượng đào tạo cử nhân của Đại học Đại Nam cùng những nguyên nhân chủ yếu là những yếu kém trong quản lý đào tạo.
- Trên cơ sở những yếu kém đó học viên đã đề xuất được một số giải pháp thiết thực, cụ thể.
- Nếu áp dụng Đại học Đại Nam chắc chắn sẽ cải thiện được tình hình chất lượng đào tạo cử nhân Kế toán trong 5 – 10 năm tới.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học kinh tế, kiến thức về chất lượng đào tạo và kỹ năng quản lý chất lượng đào tạo cử nhân Kế toán mà học viên dã được tiếp thu, sử dụng khi làm luận văn thạc sỹ này sẽ đồng hành với học viên trong cuộc sống và trong công tác.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt