« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN THỊ VÂN KHÁNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- VŨ QUANG HÀ NỘI – NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc.
- Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2014 Học viên cao học Trần Thị Vân Khánh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập trong nhà trường.
- Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp cùng làm việc với tôi tại Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội cùng bạn bè người thân đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO.
- Các khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng dịch vụ.
- Quan niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ.
- Chất lượng dịch vụ và mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ.
- Chất lượng trong giáo dục đào tạo.
- Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo.
- Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM-total Quality Management.
- Mô hình tổng thể quá trình đào tạo.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Đánh giá chất lượng đào tạo.
- Mục đích của việc đánh giá chất lượng đào tạo.
- Nội dung đánh giá.
- Quy trình kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
- Tiêu chí của từ phía cơ sở đào tạo nghề.
- Đánh giá chất lượng đào tạo của người sử dụng lao động.
- 38 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- 38 2.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- 44 2.2.3 Phân tích về chất lượng quá trình đào tạo của trường.
- Về nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường.
- Đánh giá về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề BKHN.
- Đánh giá công tác tuyển sinh đầu vào.
- Đánh giá cơ sở vật chất của trường.
- 61 2.3.5 Đánh giá kết quả sinh viên ra trường.
- Đánh giá về công tác quản lý của cán bộ trong trường.
- 69 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề BKHN.
- Giải pháp thứ nhất: Nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ giáo viên.
- Giải pháp thứ hai: Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.
- Giải pháp thứ tư: Kiểm tra đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên.
- 97 iv DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT BKHN Bách Khoa Hà Nội WTO Tổ chức thương mại thế giới ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CBCC Cán bộ công chức CBGD Cán bộ giảng dạy CNTT Công nghệ thông tin CTĐT Chương trình đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế xã hội NC&PT Nghiên cứu và phát triển NCKH Nghiên cứu khoa học TDTT Thể dục thể thao CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục.
- 45 Bảng 2.4: Kết quả thi đua năm 2012-2013.
- Bảng thống kê phòng đào tạo kết quả học tập năm 2012-2013.
- 52 Bảng 2.10: Chất lượng đào tạo lý thuyết và thực hành.
- 53 Bảng 2.11.
- 63 Bảng 2.17: Tổng kết đánh giá công tác quản lý các cán bộ của trường.
- Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ.
- Mô hình tổng thể của quá trình đào tạo.
- Quan hệ giữa mục tiêu chất lương, hiệu quả đào tạo.
- Qui trình đánh giá và kiểm định chất lượng.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Biểu đồ đánh giá độ đồng đều chất lượng đào tạo.
- 76 Luận văn Thạc sỹ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Sức mạnh đó giờ đây phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và chất lượng của nguồn nhân lực mà họ sở hữu để từ đó tìm ra các nguồn năng lượng mới và các công nghệ hiện đại.
- Các nước phát triển mở rộng thị trường, thị phần và giảm chi phí sản xuất bằng việc sử dụng nhân công bản địa với giá rẻ, tăng dịch vụ bán và chuyển giao công nghệ, chuyên gia.
- Trong bối cảnh đó, để trở thành cường quốc chính là đào tạo được, sở hữu được lực lượng lao động có trình độ cao, thích ứng nhanh với sự thay đổi của khoa học công nghệ và nền kinh tế toàn cầu hướng vào thị trường.
- Trong Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại đại hội IX còn khẳng định “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành Luận văn Thạc sĩ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 2 nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Từ lời dạy của Bác và nhiệm vụ đặt ra ở trên cho giáo dục là một trách nhiệm nặng nề, trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Để làm được điều đó Bộ giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực cố gắng đưa ra các giải pháp tích cực giúp giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, còn bản thân tại các trường Đại học, Cao đẳng phải làm gì thiết thực nhất? Phải có những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học của mình.
- Là một học viên đang theo học thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tôi nhận thấy chất lượng đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội trong thời gian tới.
- Được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS.Vũ Quang tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt Luận văn Thạc sĩ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 3 nghiệp của mình với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của nhà trường.
- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Xuất phát từ mục đích trên luận văn giải quyết các vấn đề: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến chất lượng đào tạo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hiện nay tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng hiện nay đối với các đơn vị nhà trường trong cả nước nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ, có phẩm chất, có tư duy, có đạo đức.
- Nâng cao chất lượng đào tạo là một đề tài rộng lớn, và phức tạp mang tính thời đại.
- Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này chỉ tập trung vào việc phân tích và đề ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 4 5.
- Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tam khảo và các phụ lục, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1.1.
- Quan niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ Khi nói đến hai chữ “chất lượng” ta thường nghĩ đến sản phẩm hoặc dịch vụ hảo hạng, hay sản phẩm đạt được điều quá mong đợi của khách hàng, điều mong đợi này dựa trên mức độ sử dụng, mong muốn và giá bán.
- Khi một sản phẩm vượt quá điều ta mong đợi thì ta coi sản phẩm này có chất lượng.
- Vì vậy chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
- Việc phấn đấu nâng cao chất lượng được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kể một cơ sở hoạt động nào.
- Vậy chất lượng là gì? Thuật ngữ “chất lượng” có nhiều quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận và đã có nhiều định nghĩa khác nhau: Theo từ điển tiếng Việt chất lượng là: “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.Như vậy chất lượng là: “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản sự vật (sự việc)…làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” [2-305] Như vậy, định nghĩa nêu trong từ điển trên chưa nói đến “khả năng thỏa mãn nhu cầu”, một điều quan trọng mà các nhà quản lý rất quan tâm.
- [2-305] Theo quan điểm kinh doanh: Chất lượng là sản phẩm được đặc trưng về các yếu tố nguyên vật liệu chế tạo, quy trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính về sử dụng, mẫu mã, thị hiếu, mức độ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng [2-305] Chất lượng là: Một điều gì hơi mơ hồ dựa vào nhận thức.
- [7-2] Nếu ta cố gắng lượng hóa chất lượng thì có thể biểu hiện như sau: Q= P/E Q: Chất lượng P: Đặc tính sử dụng E: Độ mong đợi Luận văn Thạc sĩ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 6 Nếu Q>1 thì khách hàng có cảm giác sản phẩm có chất lượng tốt và ngược lại nếu nhỏ hơn 1 khách hàng sẽ có cảm giác chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa tốt.
- Theo GS Philip B.Gosby người Mỹ: “Chất lượng là là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định”.
- [6-21] Theo J.Juran người Mỹ: “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.
- [6-21] Theo tổ chức kiểm tra chất lượng của Châu Âu "Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng” [6-21] Theo tiêu chẩn của Pháp NF X 50-109 “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”.
- [4-257] Theo ISO Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng làm thỏa mãn nhu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn”.
- [4-257] Chất lượng phải dựa trên căn bản là đào tạo, huấn luyện và giáo dục thường xuyên.
- Chính vì vậy trách nhiệm về chất lượng phụ thuộc 80 - 85% vào ban lãnh đạo.
- Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về chất lượng.
- Mỗi định nghĩa được nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng và do đó mỗi một quan niệm đều có mặt mạnh mặt yếu riêng.
- Mặc dù vậy tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO đưa ra định nghĩa trong ISO Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của một thực thể, tạo cho nó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã được nêu rõ hoặc còn tiềm ẩn”.[6-22] là một định nghĩa khá hợp lý, hoàn chỉnh và thông dụng nhất hiện nay.
- Như vậy chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể, hay nói một cách khác nó vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan.
- Quan niệm về chất lượng như trên vừa thể hiện một lập luận khoa học toàn diện về Luận văn Thạc sĩ QTKD Đại học Bách Khoa Hà Nội Trần Thị Vân Khánh CH2011B Page 7 vấn đề khảo sát chất lượng thể hiện chức năng của sản phẩm trong mối quan hệ “Sản phẩm – xã hội – con người”.
- Chất lượng dịch vụ và mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Khái niệm chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân phối dịch vụ đầu ra.
- [8-16] Chất lượng dịch vụ không chỉ được đánh giá so sánh ở đầu ra với giá trị mong đợi của khách hàng mà nó còn bao gồm hoạt động của toàn bộ hệ thống cung cấp.
- Từ đó dẫn đến việc thừa nhận có sự tồn tại hai loại chất lượng dịch vụ: Chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.
- Chất lượng kỹ thuật (Technical quality) bao gồm những giá trị mà hàng hóa thực sự nhận được từ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Chất lượng chức năng (Functional quality) bao gồm phương cách phân phối dịch vụ tới người tiêu dùng dịch vụ đó.
- Vào năm 1985, Parasuraman, Zeithaml và Berry đã xây dựng mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAl) và làm nổi bật những yêu cầu chính để đảm bảo chất lượng mong đợi của dịch vụ.
- Trong mô hình này có 5 khoảng trống (GAP) làm cho việc cung ứng dịch vụ trở nên khó khăn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt