« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội Tác giả luận văn: Phạm Công Toàn Khóa: 2012A Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Thị Mai Anh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thông qua chức năng huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác.
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày nay các Ngân hàng thường có xu hướng mở rộng các loại hình dịch vụ của mình.
- Bảo lãnh Ngân hàng là một trong những dịch vụ mới của Ngân hàng, ra đời vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, được sử dụng nhằm đảm bảo tính lành mạnh, an toàn cho các quan hệ kinh tế đang diễn biến theo xu hướng ngày một phức tạp.
- Nghiệp vụ bảo lãnh tuy mới ra đời nhưng đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới.
- Bảo lãnh Ngân hàng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các giao dịch có giá trị lớn, đặc biệt là khi có sự tham gia của bên nước ngoài.
- Xuất phát từ nhận thức trên, kết hợp với thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Chi nhánh Hà Nội), em đã lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận văn bao gồm.
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về chất lượng bảo lãnh của ngân hàng  Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Chi nhánh.
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh Hà nội, ngân hàng SHB.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh Hà nội trong giai đoạn 2011-2013.
- Tập trung vào các dịch vụ bảo lãnh mà chi nhánh đang cung cấp 2 c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
- Trong chương 1 tác giả đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về dịch vụ bảo lãnh trong ngân hàng.
- Nội dung gồm có các khái niệm và phân loại về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnh hưởng để chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
- Chương 2: Phân tích chất lượng bảo lãnh tại SHB – Chi nhánh Hà Nội.
- Trước tiên tác giả giới thiệu về chi nhánh Hà nội của ngân hàng SHB gồm quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, các dịch vụ chính của chi nhánh và kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua.
- Sau đó tác giả phân tích chất lượng dịch vu bảo lãnh ngân hàng của chi nhánh.
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ bảo lãnh đã được tác giả tính toán và trình bày.
- Các yếu tố ảnh hưởng cũng được tác giả phân tích để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng của chi nhánh.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh SHB – Chi nhánh Hà Nội.
- Trên cơ sở phân tích nội dung ở chương 2 tác giả đã đề xuất được 3 giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh Hà nội của ngân hàng SHB.
- Các giải pháp đều được tác giả trình bày cơ sở, nội dung, ước tính lợi ích và chi phí của giải pháp.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu: Chủ yếu là thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của nội bộ Chi nhánh ngân hàng và Hội sở.
- Ngoài ra tác giả còn tham khảo các báo cáo được đăng tải công bố từ các nguồn khác của ngành và nhà nước.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp tác giả sử dụng chính là tổng hợp và so sánh.
- Nhu cầu đổi mới, đa dạng hoá hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và việc hoàn thiện, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng nói riêng ngày càng trở nên bức thiết.
- 3 Từ sự nghiên cứu những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh, góp phần đa dạng hoá loại hình bảo lãnh, đảm bảo cho Ngân hàng tránh được rủi ro và tăng thu nhập từ hoạt động này là nội dung và cũng là mục tiêu mục xuyên suốt của luận văn.
- Với mục tiêu trên, kết hợp với việc tìm hiểu thực tế nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh, luận văn đã tập trung đi vào giải quyết được một số vấn đề sau: Hệ thống hoá được những lý luận cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh của SHB – Chi nhánh Hà Nội, tìm hiểu về nhũng khó khăn, tồn tại và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
- Trên cở sở lý luận và phân tích thực tiễn, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh của các NHTM nói chung và của Chi nhánh nói riêng.
- Bảo lãnh Ngân hàng là một nghiệp vụ còn khá mới mẻ với các Ngân hàng Việt Nam.
- Hi vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới dịch vụ bảo lãnh của Chi nhánh.
- Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, của các cán bộ Ngân hàng và các bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn đề tài này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt