« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGÔ BẢO NGỌC PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Em xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình học tập của khóa học.
- Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ, giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích, tạo điều kiện về tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- CLĐT : Chất lượng đào tạo QLCLĐT : Quản lý chất lượng đào tạo KT-XH : Kinh tế - xã hội GS : Giáo sư TS : Tiến sỹ GV : Giảng viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm SV : Sinh viên TC-HC : Tổ chức hành chính CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD&GV : Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên GD : Giáo dục BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và đào tạo GDĐH - CĐ : Giáo dục đại học – cao đẳng CĐ KTCN HN : Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội CTĐT : Chương trình đào tạo CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học SĐH : Sau đại học GDĐH-CĐ : Giáo dục đại học cao đẳng BCT : Bộ Công thương QTKD : Quản trị kinh doanh CSVC : Cơ sở vật chất TH-NN : Tin học-ngoại ngữ CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa NCKH : Nghiên cứu khoa học KH&CN : Khoa học và công nghệ LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Biểu 2.1 Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Sơ đồ 1.1 Quan niệm về chất lượng đào tạo.
- 8 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- 1.1 Phát triển giáo dục là động lực phát triển kinh tế - xã hội “Giáo dục đào tạo - quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc”.
- Vì vậy, hầu hết các nước đều coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư phát triển kinh tế, đầu tư cho tương lai.
- 1.2 Chất lượng đào tạo là nhân tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường Để giáo dục - đào tạo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo để từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
- Nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết đối với ngành giáo dục - đào tạo nói chung và đối với mỗi nhà trường nói riêng.
- 1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội hiện nay Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội là cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kinh tế - kỹ thuật và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
- Những năm qua, trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội đã thực hiện nhiều chủ trương đổi mới.
- Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- CB12B - QTKD 2 của đất nước nói chung và của ngành công thương nói riêng, nhà trường cần phải đặc biệt quan tâm đến yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, coi đây là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của nhà trường.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chất lượng đào tạo hệ cao đẳng của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, tìm ra và đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn nhân lực được đào tạo ở nhà trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo tinh thần nghị quyết ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ hai khóa VIII.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội.
- Trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội là trường đào tạo đa hệ: hệ trung cấp chuyên nghiệp, hệ cao đẳng, hệ liên thông trung cấp lên cao đẳng, liên kết đào tạo hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học, hay hệ cao học.
- Luận văn chỉ đi sâu đánh giá và xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về chất lượng và chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- Khái niệm về chất lượng Ngày nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới.
- Mọi người bàn luận về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, quản trị kinh doanh, dịch vụ.
- Vậy chất lượng là gì.
- Chất lượng là.
- Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về chất lượng.
- Mỗi định nghĩa được nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng và do đó mỗi một quan niệm đều có điểm mạnh và điểm yếu.
- Khái niệm về chất lượng dịch vụ Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO tương ứng với ISO thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
- Những yêu cầu này thường xuyên thay đổi theo thời gian nên các nhà cung ứng phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng.
- Chất lượng dịch vụ chính là sự thỏa mãn khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi (P & E).
- 190], cho thấy có ba mức cảm nhận cơ bản về chất lượng dịch vụ.
- Chất lượng dịch vụ tốt: Dịch vụ cảm nhận được trông đợi của khách hàng.
- CB12B - QTKD 5 - Chất lượng dịch vụ thỏa mãn: Dịch vụ cảm nhận phù hợp với mức trông đợi của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ tồi: Dịch vụ cảm nhận dưới mức trông đợi của khách hàng.
- Có quan điểm lại cho rằng chất lượng dịch vụ được xác định trên cơ sở giá cả và chi phí.
- Theo đó một dịch vụ có chất lượng là dịch vụ được cung cấp phù hợp với giá cả.
- Khái niệm về quản trị chất lượng dịch vụ Chất lượng không tự nhiên có, nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt nhân tố tác động, có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) được tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa là.
- 19] Hiện nay khái niệm quản trị chất lượng dịch vụ được hiểu rộng rãi nhất là của ISO .
- Do vậy quản trị chất lượng nói chung cũng như quản trị chất lượng dịch vụ nói riêng phải trả lời được 4 câu hỏi sau.
- Mục tiêu quản lý chất lượng.
- Phạm vi và đối tượng quản lý chất lượng.
- Chức năng, nhiệm vụ quản lý chất lượng.
- Quản lý chất lượng bằng phương pháp, phương tiện nào? Như vậy, công tác quản lý chất lượng thực hiện tốt là tiền đề, điều kiện quản lý các hoạt động chất lượng, tránh chồng chéo, lãng phí về nguồn lực góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- *Khái niệm đào tạo Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng tư duy, thực hành nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống, chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được công việc nhất định trong tương lai.
- Khái niệm đào tạo có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục.
- Đào tạo đề cập đến giai đoạn sau khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định.
- Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa…Vậy đào tạo là gì.
- (Trần Khánh Đức – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục) *Khái niệm về chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các nhà trường.
- Việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo nào.
- Dưới đây là một số quan điểm khác nhau về chất lượng đào tạo.
- 31]) Dưới đây là một số quan điểm khác nhau về chất lượng đào tạo:.
- CB12B - QTKD 7 * Chất lượng được đánh giá bằng “ Đầu vào” Theo một số quan điểm về “nguồn lực”, “Chất lượng một trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó.
- Đầu vào ” ở đây là chất lượng đầu vào của thí sinh dự tuyển, thể hiện ở điểm thi tuyển, học bạ các cấp học trước, ý thức học tập, rèn luyện, đạo đức của thí sinh nhập học, là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất,… phục vụ hoạt động đào tạo, là sự gia tăng hàng năm về chỉ tiêu dự tuyển cũng như nhập học của thí sinh dự thi.
- Quan điểm này cho rằng một trường tuyển được học sinh, sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có trang thiết bị dạy học tốt nhất là trường tốt mà bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra liên tục, đa dạng, phức tạp.
- *Chất lượng được đánh giá bằng “ Đầu ra.
- Đầu ra ” thể hiện ở chất lượng của sinh viên đã qua đào tạo tại trường có điểm học tập rèn luyện cao, có đạo đức, năng lực nghề nghiệp, có khả năng xin việc và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
- Quan điểm này cho rằng “đầu ra” là sản phẩm của đào tạo được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hay khả năng hoạt động đào tạo của trường mà không xem xét đúng mức mối quan hệ cơ hữu của “đầu ra” và “đầu vào” *Chất lượng được đánh giá bằng “Quá trình đào tạo” Quá trình đào tạo bao gồm: Quá trình tổ chức hoạt động đào tạo.
- quá trình quản lý, kiểm soát quá trình thực hiện đào tạo, thi cử, công nghệ đào tạo,… Quan điểm này cho rằng, quá trình đào tạo sẽ quyết định chất lượng đào tạo mà không xét đến chất lượng và ý thức đối tượng đào tạo, đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo.
- CB12B - QTKD 8 *Chất lượng được đánh giá bằng”Kiểm toán” Quan điểm này cho rằng nếu một trường có đủ thông tin cần thiết về quá trình đào tạo sẽ ra được quyết định chính xác, chất lượng giáo dục được đánh giá qua quá trình thực hiện, còn yếu tố “đầu vào” hay “đầu ra” chỉ là phụ.
- Tóm lại,ngày nay vẫn có những quan điểm khác nhau về chất lượng đào tạo.
- Có quan điểm cho rằng chất lượng phải là sự vượt trội, không những đạt được tiêu chuẩn đã định trước mà còn vượt tiêu chuẩn rất cao.
- Hay chất lượng là sự xuất sắc trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn hay coi như “khiếm khuyết bằng không”, hay chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, tạo sự biến chuyển về chất.
- Tại mỗi nhà trường đào tạo hàng năm đều có nhiệm vụ được uỷ thác của các cơ quan chủ quản, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường.
- Từ nhiệm vụ được uỷ thác này, nhà trường xác định các mục tiêu và chiến lược đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được chất lượng.
- Như vậy chất lượng đào tạo phải là kết quả của quá trình đào tạo và thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.
- Cụ thể, không phải thể hiện ở cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, tỷ lệ sinh viên học sinh khá giỏi mà còn ở sự.
- Kết quả đào tạo phù hợp nhu cầu sử dụng Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào tạo.
- Chất lượng đào tạo hệ Cao đẳng được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định.
- Harvey và Green đề cập đến 5 khía cạnh chất lượng đào tạo Cao đẳng và đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công nhận và phát triển.
- Chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc.
- Chất lượng là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không có sai sót.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư.
- Chất lượng là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác).
- Ở Anh quốc, các khái niệm “chất lượng” và “đáng giá đồng tiền” đã trở thành những điểm trọng tâm của GDĐH.
- Các khái niệm này và các nguyên tắc chất lượng được thể hiện rất rõ ràng trong các mục tiêu GDĐH của Chính phủ.
- Bộ Thương mại và công nghiệp Anh quốc định nghĩa chất lượng trong quyển “Quản lý chất lượng tổng thể” như sau: “Chất lượng.
- Ở Úc, một trong những định nghĩa về chất lượng đào tạo giáo dục Đại học, cao đẳng được nhiều người đồng ý nhất là: “một đánh giá về mức độ mục tiêu đạt được và các giá trị, sự xứng đáng với mức độ đạt được đó

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt