« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN TRỌNG PHÚC Học viên: NGUYỄN ANH ĐỨC Hà Nội: 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN ANH ĐỨC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội: 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Khái quát về năng lực cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Đặc trưng của canh tranh Vai trò của cạnh tranh Phân loại của cạnh tranh Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh Căn cứ vào phạm vi kinh tế Cấp độ cạnh tranh Cấp độ cạnh tranh cấp quốc gia Cấp độ cạnh tranh cấp doanh nghiệp Cấp độ cạnh tranh cấp sản phẩm Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm năng lực cạnh tranh Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp Nguồn lục tài chính Trình độ thiết bị, bí quyết công nghệ Trình độ quản trị Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Thị trường Thể chế, chính sách Kết cấu hạ tầng Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ Trình độ nguồn nhân lực Các lực lượng cạnh tranh trong ngành Khách hàng Các nhà cung ứng Đối thủ cạnh tranh hiện hữu Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế Các mô hình và phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Mô hình “kim cương” của Micheal Porter Ma trận SWOT Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thị phần Tỷ suất lợi nhuận Năng suất lao động Các công cụ cạnh tranh Giá cả Chất lượng sản phẩm Dịch vụ Mạng lưới phân phối Thương hiệu và các hoạt động xúc tiến Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tóm tắt chương 1 và nhiệm vụ chương CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH Giới thiệu chung Cty CP May Nam Định Lịch sử hình thành và phát triển của Cty CP May Nam Định.
- .30 2.1.2 Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý của Cty Chức năng và nhiệm vụ của Cty Chức năng Nhiệm vụ Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cty năm Nhân xét chung về Cty CP May Nam Định Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Cty Phân tích các nguồn lực của Cty Phân tích nguồn tài chính Tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Cty Tình hình tài sản và cơ cấu của Cty Một số chỉ tiêu phân tích tài chính Phân tích nguồn nhân lực Phân tích năng lực sản xuất và công nghệ Phân tích trình độ quản lý Nhận xét chung về nguồn nhân lực của Cty Phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành may mặc Áp lực đối thủ cạnh tranh Áp lực của khách hàng Áp lực của nhà cung cấp Áp lực của các đối thủ tiềm ẩn Áp lực của các sản phẩm thay thế Nhận xét chung về các lực lượng canh tranh trong ngành may Phân tích các công cụ cạnh tranh của Cty Giá cả Chất lượng sản phẩm Mạng lưới phân phối Chính sách thương hiệu của Cty Chính sách sản phẩm Chính sách xúc tiến bán và thu nhập thông tin Marketing Chính sách tăng tốc độ tiêu thụ Nhận xét chung về các công cụ cạnh tranh của Cty Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Cty Thị phần Tỷ suất lợi nhuận Năng suất lao động Nhận xét chung về chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Tổng hợp các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Cty Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Cty Những điểm đã đạt được Những hạn chế Tóm tắt chương 2 và nhiệm vụ chương CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH Triển vọng phát triển ngành may mặc và định hướng của Cty CP may Nam Định trong thời gian tới Mục tiêu, định hướng phát triển ngành may đến năm Mục tiêu và phương hướng phát triển của Cty CP May Nam Định giai đoan Các căn cứ khoa học đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty CP may Nam Định.
- Một số nhóm giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty Nhóm giải pháp thứ nhất: “Nâng cao chất lượng nhân lực Cơ sở khoa học của nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Nội dung nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực .
- Hiệu quả của nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng .
- Viết tắt tiếng Anh 6 BSA Business Software Alliance - Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp 7 MOF Ministry of Finance - Bộ Tài chính 8 MOT Minister og Trade - Bộ Công thương 9 OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 10 WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới 11 ISO International Organization for standarzation - Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 12 EU European Union - Liên minh châu Âu 13 EC European Comission - Ủy ban châu Âu 14 GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội 15 BMI Business Monitor International - Công ty khảo sát thị trường 16 VCCI Vietnam Chamber of Commerce and industry- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 17 WEF World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết của đề tài: Từ xưa Nam Định đã từng được biết đến với sản vật vải tơ, cũng chính Thành phố Nam Định là nơi duy nhất được mệnh danh là “Thành phố Dệt”, thương hiệu trên đã thể hiện truyền thống, trình độ sản xuất và sức quy tụ, tập trung của ngành dệt may Nam Định.
- Cũng chính do nước ta đang trong quá trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế nên yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
- Không những các Công ty trong nước phải cạnh tranh với nhau để tồn tại, mà còn phải cạnh tranh với tất cả các Công ty của nước ngoài, trong đó có những Công ty rất hùng mạnh về mặt tài chính, về công nghệ, họ lại có kinh nghiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, cho nên về thế và lực họ mạnh hơn ta rất nhiều.
- Để cạnh tranh trong cuộc tồn tại không cân sức này, chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, trong đó có vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra là vô cùng quan trọng, vị khi nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng không chỉ ăn no mặc ấm, ăn chắc mặc bền mà người ta hướng tới ăn ngon mặc đẹp.
- Mặt khác các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động với các đối thủ cạnh tranh, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn thay đổi một cách nhanh chóng cùng với đó là sự giảm sút lòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của nhiều luật mới, những chính sách quản lý thương mại của Nhà nước, do vậy các doanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấp bách .
- Trong nền kinh tế thị trường, các Công ty tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh tranh khi nền kinh tế đất nước hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nhất là đối với những Công ty sản xuất đồ tiêu dùng như may mặc thì làm sao bán được hàng là vấn đề khó khăn.
- Nếu Công ty không xác định đúng thị trường mục tiêu, không nắm được xu hướng phát triển của thị trường may mặc nói chung, cũng như thị trường của mình nói riêng thì Công ty đó không thể có khả năng cạnh tranh sản xuất và làm ăn có lãi.
- Nếu như ngành may mặc Việt Nam để mất lợi thế cạnh tranh thì rất nhiều các Cty phải đóng cửa hoặc giảm năng lực sản xuất, người lao động sẽ mất việc làm, thuế đóng vào ngân sách Nhà nước cũng giảm đi, mặt trái xã hội phát sinh, tỷ lệ người nghèo tăng và tăng trưởng kinh tế cũng bị ảnh hưởng.
- Do vậy tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam vượt trội hơn các đối thủ là một việc hết sức quan trọng.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi mạnh dạn trọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Nam Định”.
- II.Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Từ phân tích đánh giá thực trạng tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần may Nam Định nói riêng, rút ra nguyên nhân từ đó luận văn đưa ra đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Nam Định.
- Các yếu tố quyết định cho một doanh nghiệp trong nước có sức mạnh thị trường.
- Từ đó chúng ta đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
- III.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khả năm cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Nam Định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về năng lực cạnh tranh ngành Dệt may, luận văn nghiên cứu trong phạm vi ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành dệt may Nam Định nói riêng.
- Qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Nam Định.
- IV.Phương pháp nghiên cứu: Luận văn lấy phương pháp duy vật lịch sử là cơ sở quan trọng nhất trong phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh cao của hàng dệt may Việt Nam thông qua phân tích các mối quan hệ phổ biến và nhân quả đặt trong bối cảnh và điều kiện cụ thể của ngành dệt may Việt Nam.
- Về mặt lý luận: Luận văn tập hợp tài liệu, hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh luận văn phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Nam Định.
- Tổng kết những kết quả cũng như tồn tại, đi sâu vào phân tích của những tồn tại cả về cơ chế, chính sách lẫn tổ chức thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Nam Định.
- VI.Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm những phần chính sau: Chương 1: Cơ sở dữ liệu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Nam Định.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Nam Định Kết luận Tóm tắt Tài liệu tham khảo Phụ lục Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý thuyết về cạnh tranh trên thế giới và trong nước.
- Cạnh tranh là hiện tượng kinh tế được hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa.
- Trên thực tế vẫn còn có các ý kiến khác nhau về phạm trù cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chúng ta sẽ xem xét một số quan điểm về cạnh tranh: Theo Micheal Porter thì: “Cạnh tranh là để thu hút vốn, thu hút con người.
- Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu thì: “Cạnh tranh là khả năng gia tăng và duy trì lâu dài mức sống dân cư, có nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, được đo lường bằng sự thay đổi GDP đầu người”.
- Theo từ điển kinh doanh xuất bản ở Anh năm 1992 thì: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm cạnh tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
- Ở Việt Nam, khi đề cập đến cạnh tranh, một số nhà khoa học đã cho rằng: Cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ (mua và bán), và đó là con đường, phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế.
- Nói cách khác: Mục đích trực tiếp cuả các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả các yếu tố đầu vào của các chu trình 1 Học viên: Nguyễn Anh Đức Quản trị kinh doanh Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định sản xuất, kinh doanh và nâng cao giá cả đầu ra sao cho mức chi phí thấp nhất nhưng có thể giành được mức lợi nhuận cao nhất.
- Như vậy, chúng ta có thể hiểu: “cạnh tranh dưới góc độ doanh nghiệp, là việc ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, các doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và “cạnh tranh” cũng tạo ra sự sai biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra”: Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành được lợi thế về cạnh tranh về những nhân tố sản xuất hoặc khách hàng (thị phần) nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- 1.1.2 Đặc trưng của cạnh tranh Cạnh tranh là đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hóa và là một trong những quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.
- Đặc trưng đầu tiên của cạnh tranh là chất lượng của tiềm lực cạnh tranh và nghệ thuật cạnh tranh trên thị trường.
- Trong đó, chất lượng cạnh tranh được thể hiện một cách tương đối hữu hình và cụ thể thông qua giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ.
- Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy, nó phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người tổ chức chiến lược cạnh tranh.
- Đặc trưng thứ hai là cạnh tranh có tính hai mặt: Cạnh tranh tích cực và cạnh tranh tiêu cực.
- Cạnh tranh tích cực có tác dụng kích thích sự phát triển của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới về công nghệ và phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, giảm giá thành đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó là vì sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp mình.
- Ngược lại cạnh tranh không tích cực là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây hại đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.
- 2 Học viên: Nguyễn Anh Đức Quản trị kinh doanh Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
- Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi nào cũng đồng nghĩa với tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau.
- Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ.
- Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản.
- 1.1.3 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung.
- Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn có những mặt tác động tiêu cực.
- Về mặt tích cực ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu.
- Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụ hữu dụng để người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn… để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế.
- Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật.
- Các doanh nghiệp Việt Nam phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, trong hợp tác có cạnh tranh, trong cạnh tranh có hợp tác, đó là cách ứng xử thông minh.
- Mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình đề phải tuân thủ theo quy luật cạnh tranh và như vậy cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
- 3 Học viên: Nguyễn Anh Đức Quản trị kinh doanh Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định Qua những phân tích ở nêu trên, chúng ta thấy cạnh tranh ngày càng có vai trò quan trọng.
- Tuy nhiên chúng ta cũng cần cảnh giác đến những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh (đầu cơ, gian lận thương mại) hay sự độc quyền trong kinh doanh gây xáo trộn thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như nền kinh tế.
- 1.1.4 Phân loại cạnh tranh 1.1.4.1.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu.
- Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá cả càng cao và trong trường hợp này người bán có lợi.
- Cạnh tranh giữa người bán và người bán: Đây là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt và diễn ra thường xuyên trong kinh doanh.
- Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách, tận dụng mọi cơ hội để giành ưu thế trên thị trường, để tồn tại và phát triển.
- Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo: Người bán và người mua đều không có sức mạnh thị trường (không có ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường của sản phẩm).
- Đặc trưng của cạnh tranh hoàn hảo là có nhiều người mua và nhiều người bán độc lập với nhau, tất cả các đơn vị hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau, tất cả người mua người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi.
- Thị trường này đòi hỏi tất cả những người mua và người bán đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm năng, biết 4 Học viên: Nguyễn Anh Đức Quản trị kinh doanh Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định tất cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi, biết tất cả giá cả mà người bán đòi và người mua trả.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh khá phổ biến trên thị trường ở đó người mua hoặc người bán có thể chi phối giá cả hàng hóa.
- Trong thực tế có rất ít trường hợp doanh nghiệp biết được đường cầu của mình vì người bán đều nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận, còn người mua đều nỗ lực tối đa hóa lợi ích của mình.
- Cạnh tranh không hoàn hảo được phân chia làm hai loại: Cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền tập đoàn.
- Căn cứ vào phạm vi kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cùng một lại sản phẩm, dịch vụ.
- Bên cạnh đó, sự có mặt của các sản phẩm thay thế làm đa dạng hóa thị trường sản phẩm, đồng thời đặt ra những thách thức mới cho doanh nghiệp.
- Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu sắc về hàng hóa, đối thủ cạnh tranh, về bản thân doanh nghiệp và khách hàng… Cạnh tranh nội bộ ngành đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới công nghệ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm… để có thể tồn tại và phát triển bền vững.
- Ta có thể nói rằng, muốn phát triển doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh trong ngành.
- Cạnh tranh ngoài ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với các ngành khác nhằm giành lợi nhuận cao và tìm kiếm nơi đầu tư có lợi.
- 1.1.5 Cấp độ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh nói chung được định nghĩa trên ba cấp độ khác nhau: Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
- Cấp độ cạnh tranh cấp quốc gia 5 Học viên: Nguyễn Anh Đức Quản trị kinh doanh Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định Mỗi quốc gia đều xác định riêng cho mình một chính sách cạnh tranh, năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định là năng lực của một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư tốt, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, uy tín của quốc gia, thương hiệu quốc gia, môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
- Bao gồm các nguyên tắc và quan điểm dài hạn về một môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc phân bổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn.
- Chính sách cạnh tranh thường tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Duy trì cạnh tranh và chống độc quyền.
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mang tính lừa dối.
- Bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động độc lập trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn.
- Cấp độ cạnh tranh cấp doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
- Doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hóa sản phẩm, nhằm thỏa mãn đến mức cao nhất nhu cầu thị trường, sự thích ứng của sản phẩm phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của người tiêu dùng cuối cùng và mức độ sẵn sàng chấp nhận sản xuất của các doanh nghiệp.
- Cấp độ cạnh tranh cấp sản phẩm Về nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cơ cấu về sản phẩm đó.
- Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt