« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) giai đoạn 2014 – 2020.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) giai đoạn .
- Tác giả luận văn: Lê Thị Mai Khóa: 2012 Người hướng dẫn Khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Thị Mai Anh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Việt Nam đã thực hiện cải cách kinh tế, mở cửa thị trường và chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường được gần 30 năm, trong khoảng thời gian đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội hết sức to lớn, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú và đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
- Mặt khác Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó mở ra các cơ hội đồng thời cũng đem đến những thách thức nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
- Sau khi gia nhập WTO, quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng, kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành quả đáng khích lệ.
- Môi trường kinh doanh năng động và ngày càng được cải thiện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát huy được năng lực của mình.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải xác định được những mục tiêu và lập được chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh được.
- Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã và đang gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong bối cảnh đó, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (thuộc Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro) hoạt động trong lĩnh vực dầu khí cũng đã chịu sự tác động của thị trường.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) giai đoạn làm đề tài khoá luận của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của luận văn là hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) giai đoạn .
- Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm.
- Phân tích môi trường hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
- Xây dựng chiến lược cho công ty trên cơ sở áp dụng mô hình SWOT.
- Đề xuất các giải pháp để triển khai chiến lược được lựa chọn thành công.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí và đề xuất các giải pháp cho chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về chiến lược kinh doanh, các công cụ phân tích chiến lược, tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Khai thác Dầu khí thời gian qua để đề xuất chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp trong giai đoạn .
- Số liệu dùng trong luận văn chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp và được thu thập được từ những báo cáo từ doanh nghiệp cũng như từ các báo cáo của Chính phủ.
- Ngoài ra luận văn còn tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra thăm dò ý kiến của lãnh đạo công ty về các phương án chiến lược đề xuất.
- Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích so sánh (tuyệt đối và tương đối) và diễn giải các số liệu có được.
- c) Các nội dung chính Ngoài những nội dung như: phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm ba (03) chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm cơ bản cũng như các công cụ dùng để xây dựng chiến lược Chương 2: Phân tích các căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí.
- Trong chương này tác giả tập trung phân tích các căn cứ để hoạch định chiến lược và được dùng làm cơ sở để hoạch định chiến lược ở chương 3.
- Chương 3: Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí giai đoạn .
- Chiến lược được lựa chọn trên cơ sở sử dụng công cụ SWOT.
- Bên cạnh đó tác giả cũng sẽ giới thiệu các giải pháp để triển khai chiến lược lựa chọn thành công.
- d) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá tình hình thực tế tại Xí nghiệp.
- Dữ liệu dùng trong luận văn chủ yếu là thứ cấp và được thu thập từ những báo cáo nội bộ, các chương trình, báo cáo của Bộ, ngành liên quan.
- Một số dữ liệu sơ cấp có từ việc tác giả khảo sát, thăm dò ý kiến của lãnh đạo Xí nghiệp về các phương án chiến lược đề xuất.
- Luận văn cũng sử dụng các phương pháp phân tích so sánh (tuyệt đối và tương đối) và diễn giải các số liệu có được.
- e) Kết luận Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Dầu khí nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
- Trong những năm qua, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức là các mỏ thuộc lô 09-1 đang ở giai đoạn suy giảm sản lượng, độ ngập nước tăng cao, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí đã thực hiện rất nhiều các giải pháp tổ chức - kỹ thuật và kinh tế nhằm duy trì và tăng cường sản lượng khai thác trong tất cả các lĩnh vực: địa chất.
- nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ.
- sửa chữa, hoán cải và xây dựng các công trình khai thác.
- Bản luận văn với đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro) giai đoạn đã thực hiện.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Phân tích các cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí, bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành, phân tích môi trường nội bộ của công ty để từ đó chỉ ra được những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu đối với công ty, đồng thời đề xuất các chiến lược tương ứng.
- Luận văn cũng đưa ra mục tiêu tổng quát, các kế hoạch thực hiện chiến lược, các giải pháp và biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược phát triển cho Xí nghiệp giai đoạn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt