« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình điện của Tổng công ty điện lực miền Bắc


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN MẠNH TUẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2011B Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN MẠNH TUẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đến nay luận văn cao học của tôi đã hoàn thành.
- Tiến sỹ Nguyễn Văn Long - Viện Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Sự giúp đỡ của các lãnh đạo, đồng nghiệp trong cơ quan Ban quản lý dự án Phát triển Điện Lực - Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
- 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN.
- Các khái niệm về đầu tƣ và xây dựng.
- Môi trƣờng pháp lý liên quan đến công tác đầu tƣ và xây dựng.
- Các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác đầu tư và xây dựng.
- Các văn bản quy định của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc-EVN về công tác đầu tư và xây dựng.
- Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tƣ công trình điện.
- Khái niệm quản lý dự án.
- Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý đầu tư xây dựng 22 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC TỪ TRƢỚC ĐẾN NAY.
- Mô hình tổ chức công tác quản lý các dự án đầu tƣ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.
- Giới thiệu khái quát về Tổng công ty điện lực miền Bắc.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Tổng Công ty và các Ban chức năng của Tổng Công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
- Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng Công ty.
- Các Công ty Điện lực.
- Công ty lưới điện cao thế miền Bắc.
- Tình hình đầu tƣ xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giai đoạn từ trƣớc đến nay.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản và các yếu tố ảnh hƣởng tại Tổng công ty điện lực miền Bắc .
- Phân tích và đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua chỉ tiêu thời gian của dự án .
- Phân tích và đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua chỉ tiêu chất lượng công trình .
- Phân tích và đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua chỉ tiêu chi phí công trình.
- CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC.
- Mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Mục tiêu của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tƣ trong các công trình điện của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc.
- Các giải pháp trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng, thanh toán và giải ngân.
- 107 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên văn 1 EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam 2 NPC Tổng công ty điện lực miền Bắc 3 QLDA Quản lý dự án 4 BQLDA Ban quản lý dự án 5 CBXD Chuẩn bị xây dựng 6 XDCB Xây dựng cơ bản 7 QLCT Quản lý công trình 8 TMĐT Tổng mức đầu tư 9 GPMB Giải phóng mặt bằng 10 TVGS Tư vấn giám sát 11 TBA Trạm biến áp TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1 : Tổng khối lượng và dung lượng MBA do tổng công ty và khách hàng quản lý 34 Bảng 2.2: Tổng chiều dài đường dây do Tổng Công ty và do khách hàng quản lý 35 Bảng 2.3: Tổng hợp các công trình hoàn thành đóng điện giai đoạn Bảng 2.4: Tổng hợp các công trình 110KV hoàn thành đóng điện 2013 43 Bảng 2.5: Một số dự án trọng điểm đã và đang thực hiện.
- Dự kiến) 45 Bảng 2.6: Tổng hợp một số công trình chưa hoàn thành nghiệm thu khối lượng 53 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp đấu thầu các dự án Tổng công ty 61 Bảng 2.8: Tóm tắt các kết quả phân tích 65 Bảng 3.1: Một số dự án trọng điểm giai đoạn Bảng 3.2: Dự kiến một số chi phí thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tư vấn khảo sát, thiết kế, công tác thẩm tra thiết kế và dự toán công trình 78 Bảng 3.3: Dự kiến một số chi phí thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây lắp 87 Bảng 3.4: Bảng kế hoạch giải phóng mặt bằng công trình TBA110KV Nguyên Giáp & Nhánh Rẽ 91 Bảng 3.5: Bảng tiến độ thi công công trình TBA110KV Quỳnh Phụ & Nhánh Rẽ 95 Bảng 3.6: Bảng tiêu chí thi đua khen thưởng cán bộ công nhân viên hàng năm 99 Bảng 3.7: Dự kiến một số chi phí thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát, quản lý tiến độ và chất lượng, công tác nghiệm thu thanh toán và bàn giao công trình 100 Bảng 3.8: Bảng đánh giá đáp ứng về tiến độ, chất lượng, chi phígiai đoạn TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án đầu tư 15 Hình 2.1: Mô hình tổ chức công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của NPC 29 Hình 2.2: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức BQLDA 32 Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng phụ tải trong các năm Hình 3.1: Các giai đoạn thực hiện dự án 75 Hình 3.2: Quy trình soạn thảo dự án đầu tư 79 Hình 3.3: Sơ đồ kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư 81 Hình 3.4: Quy trình lựa chọn nhà thầu 85 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 1 Viện Kinh tế & Quản lý LỜI NÓI ĐẦU 1.
- Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối điện năng, kinh doanh công nghệ thông tin và một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.
- Một trong những lĩnh vực cần phải hoàn thiện đó là đầu tư xây dựng cơ bản.
- Với chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ hiện nay, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đang rất tích cực trong phát triển các dự án đầu tư tại Việt Nam.
- Trong đó Tổng công ty điện lực miền Bắc cũng là một trong nhiều doanh nghiệp đã và đang tham gia các dự án đầu tư xây dựng.
- Là một cán bộ đã và đang làm việc tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, được tham gia hoạt động quản lý dự án, tôi đã nghiên cứu hoạt động quản lý dự án tại Tổng công ty.
- Bên cạnh các mặt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, hạn chế trong công tác quản lý dự án.
- Để tìm ra nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các tồn tại, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 2 Viện Kinh tế & Quản lý trong công tác quản lý dự án các công trình điện của Tổng công ty điện lực miền Bắc”.
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn nghiên cứu những cơ sở lý luận, lý thuyết về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện tại tổng công ty, thông qua đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý dự án tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, các đơn vị thành viên.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp toàn bộ kiến thức Tôi đã được học trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, có tham khảo các tài liệu, chuyên đề liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình thực hiện dự án đầu tư các công trình điện tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, tham khảo ý kiến một số Lãnh đạo, chuyên viên trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư.
- Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý dự án, sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp phân tích và quản lý hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… để tìm ra các nguyên nhân còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài đưa ra tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc qua đó thấy TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 3 Viện Kinh tế & Quản lý được mặt tích cực cũng như những hạn chế trong công tác quản lý dự án.
- Từ những phân tích cụ thể, người viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
- Kết cấu của luận văn: Kết cấu luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lý về trong công tác quản lí dự án đầu tư các công trình điện Chương 2: Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc từ trước đến nay Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 4 Viện Kinh tế & Quản lý CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN 1.1.
- Các khái niệm về đầu tƣ và xây dựng  Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
- Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
- Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
- Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ.
- Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng.
- Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
- Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi.
- phá dỡ công trình.
- bảo hành, bảo trì công trình.
- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 5 Viện Kinh tế & Quản lý  Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
- Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
- Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.
- Tổng dự toán là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng (chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư kể cả mua sắm thiết bị, các chi phí khác của dự án) được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật xây dựng, không vượt tổng mức đầu tư đã duyệt.
- Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
- Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc, đã được điều chỉnh.
- Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
- Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng.
- Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
- Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 6 Viện Kinh tế & Quản lý  Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế.
- tổng thầu thi công xây dựng công trình.
- tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình.
- tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
- tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
- Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
- Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
- Môi trƣờng pháp lý liên quan đến công tác đầu tƣ và xây dựng 1.2.1.
- Các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc về công tác đầu tƣ và xây dựng 1.2.1.1.
- Luật Xây dựng, các Nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn Luật Xây dựng Khi chưa có Luật Xây dựng: Trước khi có Luật Xây dựng công tác đầu tư xây dựng thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
- Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng được quy định như sau.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 7 Viện Kinh tế & Quản lý - Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái.
- tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.
- Khi Luật Xây dựng ra đời: Đến khi Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày công tác đầu tư và xây dựng đã được triển khai trong khuôn khổ luật pháp, hành lang pháp lý rõ ràng.
- Luật Xây dựng quy định như sau.
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế.
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.
- Các Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng: Sau khi Luật Xây dựng ra đời, Chính phủ đã ban hành kịp thời các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng gồm: 1.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực từ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt