« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hòa Bình)


Tóm tắt Xem thử

- Hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hoà Bình.
- Người hướng dẫn: PGS.TS Nghiêm Sĩ Thương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Bảo lãnh là một dịch vụ ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, tài trợ vốn cho doanh nghiệp, gia tăng thu nhập cho Ngân hàng.
- BIDV Hòa Bình là Ngân hàng thuộc hệ thống BIDV có mạng lưới rộng khắp, giữ vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế.
- Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh luôn đi kèm với sự cạnh tranh giữa các NHTM, tuy nhiên hiệu quả cũng như doanh số hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hoà Bình cũng chưa thật sự tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng vốn có vì vậy cần có giải pháp để phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Hòa Bình b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích : Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về bảo lãnh và phát triển dịch vụ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Hoà Bình trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Hoà Bình - Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan đến dịch vụ bảo lãnh, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển tỉnh Hòa Bình - Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu công tác dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển tỉnh Hòa Bình từ năm 2011-2013 và đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển tỉnh Hòa Bình c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Chương 1 : Cơ sở lý luận về dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại : các khái niệm cơ bản, đặc điểm, chức năng, vai trò của bảo lãnh.
- bài viết nêu ra các nhân tố có ảnh hưởng từ bên ngoài, nhân tố bên trong đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHTM, một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động này, những dạng rủi ro đặc thù, cơ sở pháp lý liên quan và một số kinh nghiệm của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam.
- Chương 2 : Phân tích thực trạng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Hòa Bình.
- đánh giá các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cũng như chỉ tiêu thu phí dịch vụ bảo lãnh của BIDV Hoà Bình.
- quy trình thực hiện bảo lãnh tại BIDV.
- đặc biệt chú trọng phân tích các số liệu liên quan đến hoạt động bảo lãnh trong 03 năm Doanh số, số dư, phí thu được, các loại sản phẩm.
- Đánh giá phân tích : Các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
- Cụ thể, một số nhân tố bên trong nổi bật như : Phân tích các sản phẩm dịch vụ bảo lãnh, phí bảo lãnh, mạng lưới tổ chức, marketing, con người, nghiệp vụ, công nghệ và một số yếu tố nội tại khác của NHTM.
- Cùng với đó, các nhân tố bên ngoài có thể kể đến như môi trường kinh tế - xã hội và hành lang pháp lý, năng lực của khách hàng cũng có những tác động nhất định đến hoạt động này từ đó nhận định những cơ hội, thách thức của từng nhân tố đối với dịch vụ bảo lãnh.
- cuối chương có đánh giá chung về kết quả đã đạt được cũng như hạn chế của dịch vụ bảo lãnh để cần có giải pháp tại chương 3.
- Chương 3 : Xuất phát từ việc chỉ ra các hạn chế tại chương 2, chương 3 đã Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Hòa Bình, tập trung vào các giải pháp chính như : tích cực phát triển các sản phẩm bảo lãnh trên địa bàn (bảo lãnh thuế XNK, bảo lãnh đối ứng).
- điều chỉnh giảm một số phí bảo lãnh (giảm 0,5% phí bảo lãnh dự thầu) đảm bảo tính cạnh tranh hơn.
- đề nghị thu phí bảo lãnh làm nhiều kỳ phù hợp hơn.
- giảm bớt thủ tục, quy trình phát hành bảo lãnh (một số bảo lãnh mức độ rủi ro thấp như dự thầu, ký quỹ 100% tại NHTM khác thì bỏ thẩm định rủi ro).
- mở rộng mạng lưới hoạt động nói chung và bảo lãnh nói riêng trên địa bàn tỉnh (đề nghị mở thêm 01 phòng giao dịch).
- đối với Nhà nước cần : hỗ trợ hành lang pháp lý, nâng cao tiện ích của Trung tâm thông tin tín dụng CIC đối với việc cung cấp bảo cáo về bảo lãnh, đề xuất một số sửa đổi thông tư 28/2012 về Quy chế bảo lãnh… d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- e) Kết luận Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển mặc dù đây là hoạt động được hầu hết các NHTM quan tâm.
- Những năm gần đây, nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng gia tăng, đặc biệt bảo lãnh nước ngoài.
- Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu về hoạt động này trên khía cạnh học thuật bằng tiếng Việt ở nước ta còn khá hạn chế.
- Do đó, việc nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động này ở nước ta là cần thiết.
- Trong số các NHTM ở Việt Nam hiện nay, BIDV được biết đến như là một trong những ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
- Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng này thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với BIDV mà còn là những kinh nghiệm có thể vận dụng tại các NHTM khác.
- Tuy gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, nhưng luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau đây: Đưa ra khái niệm về hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
- Hệ thống hóa cơ sở pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
- nhân tố ảnh hưởng bên ngoài, bên trong đối với hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hòa Bình.
- Đưa ra được giải pháp về quản trị rủi ro và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Hòa Bình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt