« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình.


Tóm tắt Xem thử

- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai.
- viii PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
- Khái niệm về bảo hiểm xã hội.
- Khái quát chung về bảo hiểm xã hội.
- Bản chất của Bảo hiểm xã hội.
- Vai trò của Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.
- Đối với người lao động.
- Đối với người sử dụng lao động.
- Đối với nền kinh tế - xã hội.
- Nội dung công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Khái niệm và vai trò công tác chi trả BHXH tại Việt Nam.
- Cơ sở và nguyên tắc chi trả BHXH tại Việt Nam.
- Phân cấp chi trả.
- Phương thức chi trả và quy trình chi trả.
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác chi trả chế độ BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Chỉ tiêu về nguồn kinh phí chi trả.
- Chỉ tiêu về thời gian thực hiện chi trả.
- Chỉ tiêu về công tác kiểm soát người hưởng.
- Chỉ tiêu về an toàn tiền mặt trong chi trả.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ BHXH tại Việt Nam.
- 30 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÕA BÌNH 2011-2013.
- Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình.
- Đánh giá một số kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình (2011-2013.
- Một số kết quả hoạt động về công tác chuyên môn (2011-2013.
- Một số kết quả hoạt động các công tác khác (2011-2013.
- Phân tích thực trạng công tác chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hòa Bình (2011-2013.
- Công tác lập dự toán nguồn kinh phí chi BHXH.
- Thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hòa Bình.
- Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hòa Bình.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ BHXH tại HXH tỉnh Hòa Bình.
- 70 CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH.
- Định hướng phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 .
- Những yêu cầu mới đối với công tác chi trả chế độ BHXH tại BHXH các tỉnh ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm tốt của một số đơn vị trong công tác chi trả chế độ BHXH trong và ngoài nước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các phương thức chi trả mà đơn vị đang thực hiện.
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác chi trả.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác chi trả .
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.
- 97 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 KCB Khám chữa bệnh 8 UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2011-2013.
- 39 Bảng 2.5: Số liệu về công tác kiểm tra giai đoạn 2011-2013.
- 41 Bảng 2.6: Dự toán nguồn kinh phí chi trả chế độ BHXH 2011-2013.
- 45 Bảng 2.8: Số liệu chi trả chế độ BHXH ngắn hạn 2011-2013.
- 50 Bảng 2.9: Số thu hồi kinh phí do chi sai chế độ BHXH ngắn hạn 2011-2013.
- 52 Bảng 2.10: Số liệu chi trả chế độ BHXH hàng tháng 2011-2013.
- 57 Bảng 2.11: Số kinh phí thu hồi do chi sai chế độ BHXH hàng tháng 2011-2013.
- 60 Bảng 2.12: Số liệu chi trả chế độ BHXH một lần 2011-2013.
- 62 Bảng 2.13: Số kinh phí thu hồi do chi sai chế độ BHXH một lần 2011-2013.
- 64 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH.
- 24 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Hòa Bình Hình 2.2: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn theo hình thức thực thanh thực chi giai đoạn Hình 2.3: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn theo hình thức quyết toán 2% quỹ tiền lương giữ lại đơn vị sử dụng lao động năm Hình 2.4: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH hàng tháng.
- 53 Hình 2.5: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH hàng tháng.
- 55 Hình 2.6: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH một lần PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách quan trọng cơ bản của mỗi quốc gia.
- Khi chính sách BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện tốt sẽ trực tiếp góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động, người hưởng chế độ và gia đình họ, từ đó góp phần đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội bền vững.
- Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập phát sinh, một trong những số đó chính là công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, cụ thể như đôi khi chưa chi trả kịp thời, chi trả chưa đúng đối tượng hưởng.
- Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác chi trả chế độ BHXH tại Việt Nam để làm nền tảng cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong tình hình thực tế tại địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Đánh giá thực trạng công tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013 và định hướng phát triển đến 2015.
- Từ đó phân tích, đánh giá và nhận diện nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Hòa Bình.
- Kết quả 2 phân tích này làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực tế cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình nhằm phát huy được những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu đã được nhận diện qua phân tích thực tế.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu công tác chi trả chế độ BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình (Chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và thất nghiệp).
- Những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan đến công tác chi trả chê dộ BHXH, các quy định nghiệp vụ về công tác chi trả chế độ BHXH của BHXH Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là những căn cứ pháp lý để đánh giá và phân tích công tác chi trả chế độ BHXH của tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu công tác chi trả chế độ BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013.
- Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn sử dụng các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể đối với công tác chi trả chế độ BHXH tại Việt Nam làm căn cứ để xác định nội dung và phân tích công tác chi trả chế độ BHXH tại tỉnh Hòa Bình.
- Các số liệu liên quan đến công tác chi trả chế độ BHXH tỉnh Hòa Bình được phân tích so sánh theo thời gian và không gian.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung, cơ bản về BHXH và công tác chi trả chế độ BHXH tại Viêt Nam.
- 3 - Phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH, từ đó nêu lên những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác chi trả chế độ BHXH cho người lao động của BHXH tỉnh Hòa Bình.
- Căn cứ vào thực trạng, mục tiêu và định hướng phát triển của BHXH ở nước ta đến năm 2020, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả các chế độ BHXH ở Hòa Bình trong thời gian tới.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Chƣơng 2: Phân tích công tác chi trả chế độ BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình 4 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.1.
- Khái niệm về bảo hiểm xã hội 1.1.1.
- Khái quát chung về bảo hiểm xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại.
- Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn.
- Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước.
- Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội.
- Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ như ở trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Khái niệm về bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của xã 6 hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
- Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện và phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
- Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của Bảo hiểm xã hội.
- Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
- Theo Tổ chức Lao động quốc tế: Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết.
- Với khái niệm này, đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH thường là những người lao động và thân nhân của họ, không phải là tất cả các thành viên của xã hội nói chung.
- Biện pháp công cộng được sử dụng trong BHXH thông thường là biện pháp lập quỹ chuyên dùng, từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, hầu như không bao hàm sự chu cấp từ NSNN hoặc từ các quỹ xã hội.
- Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo 7 an toàn xã hội.
- Theo góc độ pháp lý: BHXH là một chế độ pháp lý quy định đối tượng, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết để bảo vệ người lao động và gia đình họ trong các trường hợp bảo hiểm được Nhà nước xác định.
- BHXH là sự bảo vệ của xã hội, của Nhà nước đối với ngưòi lao động.
- Người lao động sẽ được BHXH trợ giúp vật chất và các dịch vụ y tế cần thiết để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.
- Chỉ trong các trường hợp có những rủi ro liên quan đến thu nhập của người lao động thì mới được hưởng BHXH.
- Ở hầu hết các khái niệm đều chưa khẳng định BHXH phải là một chính sách xã hội của Nhà nước, do Nhà nước quy định.
- Trong khi đó, nguồn hình thành quỹ BHXH còn phải có sự đóng góp của người sử dụng lao động.
- Có những nước, mỗi loại hình bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) lại được tổ chức thành một hệ thống riêng (như: Nhật Bản.
- Trước hết phải khẳng định, BHXH là một loại hình bảo hiểm mang tính xã hội rất cao, bởi thế, tổ chức BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động, còn diện bảo vệ của BHXH lại bao gồm cả người lao động và gia đình họ.
- Vì thế, suy cho cùng BHXH đã, đang và sẽ bảo vệ cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Tham gia đóng góp để hình thành quỹ BHXH bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động.
- Rủi ro và sự kiện trong BHXH đều liên quan đến thu nhập của người lao động.
- Mục đích của BHXH là góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Xuất phát từ những quan điểm và nhận thức trên, ta thấy rằng: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập vì rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm, trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Bản chất của Bảo hiểm xã hội BHXH là một trong những chính sách kinh tế xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt