« Home « Kết quả tìm kiếm

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Tóm tắt Xem thử

- Lý do chọn đề tài Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ I.
- Mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh, nhưng Phật giáo đã sớm khẳng định mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần cũng như trong nhiều hoạt động văn hoá xã hội khác của người Việt Nam.
- Với tinh thần từ, bi, hỉ, xả của mình, Phật giáo đã tạo nên sự khác biệt với những hệ tư tưởng cùng thời được người Hán truyền bá vào Việt Nam.
- Nếu như Nho giáo phải mất một thời gian khá dài khi mà xã hội Việt Nam đã tương đối phát triển mới được trọng dụng thì Phật giáo ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng hoà mình vào nền văn hoá của người bản địa bằng những câu chuyện thần thoại mang tính nhân văn cao cả (những ông Bụt tốt bụng, thương, giúp người lương thiện khi gặp hoàn cảnh khó khăn…) Chúng ta biết rằng Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo với hệ thống thần linh và nghi lễ thờ cúng của mình, mà nó còn là một học thuyết triết học tương đối thâm sâu.
- Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội và con người Việt Nam đa phần và chủ yếu là những quan niệm xoay quanh vấn đề về con người và cuộc đời con người (nhân sinh quan).
- Nói cách khác, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hoá mang đậm bản sắc của người Việt Nam.
- Trong sự ảnh hưởng của Phật giáo tới văn học nghệ thuật Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới một tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du, đó là “Truyện Kiều”.
- Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có thể thấy rõ sự khủng hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, thấy được cuộc sống của con người (đặc biệt là những người phụ nữ) bị chà đạp và xâm hại nặng nề.
- Có thể cảm nhận được những ảnh hưởng sâu sắc mà Nguyễn Du đã tiếp nhận từ Phật giáo mà cụ thể là nhân sinh quan Phật giáo thông qua khái niệm nhân quả, nghiệp báo, tâm… thể hiện trong cuộc đời của Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh….
- Với tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Giá trị và hạn chế” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
- Mục đích Phân tích nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và những giá trị, hạn chế của nó.
- Nhiệm vụ - Trình bày cơ sở hình thành cũng như nội dung của nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong quan niệm về nghiệp báo, nhân quả.
- Trình bày và chỉ ra nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nghiệp báo và nhân quả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Chỉ ra những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Đối tượng nghiên cứu là nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Phạm vi nghiên cứu: luận án giới hạn việc phân tích nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chỉ trên khía cạnh thuyết nhân quả, nghiệp báo, khía cạnh khá nổi bật trong “Truyện Kiều”.
- Đóng góp mới của luận án - Luận án đã khái quát và hệ thống hóa những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo gắn với “Truyện Kiều”, cụ thể là những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và sự tiếp biến của chúng ở Phật giáo Việt Nam.
- Luận án đã chỉ ra được những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo Việt Nam nói chung, tư tưởng Phật giáo trong văn học, trong “Truyện Kiều” nói riêng.
- Tình hình nghiên cứu Nhân sinh quan Phật giáo nói chung, quan niệm về nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” nói riêng là những vấn đề đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau.
- Những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nghiệp báo, nhân quả Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới với một hệ thống các tư tưởng triết học đồ sộ.
- Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo nói chung và quan niệm về nghiệp báo, luân hồi và nhân quả nói riêng như: Narada Thera (Phạm Kim Khánh dịch) (1999), Đức Phật và Phật pháp, Nhà xuất bản Tp.
- Lưu Thị Quyết Thắng, Thử bàn về nhân sinh quan Phật giáo qua giáo lý duyên khởi, Tạp chí nghiên cứu Phật học, 2004, Số 5, Tr.
- 6 Nguyễn Hùng Hậu (Minh Không) (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
- Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã bước đầu nhận diện được khái niệm, nội dung, phân loại và tính chất của các quan niệm về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật giáo.
- Đó chính là cơ sở để tác giả luận án khai thác và triển khai vào luận án triết học của mình trong chương 2: Nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nhân quả, nghiệp báo.
- Những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học được Nguyễn Du viết vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XIX.
- Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” của ông.
- Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Hoài Thanh, Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Hội văn hoá Việt Nam, 1949.
- Trương Tửu, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (Phê bình văn học), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1956.
- Trên cơ sở những nhận định và đánh giá ấy, tác giả triển khai tìm hiểu và đánh giá “Truyện Kiều” dưới góc độ triết học của mình.
- Bên cạnh những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì cũng đã có những công trình (dù chưa nhiều) nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (Nếu có thì chủ yếu dưới những nội dung riêng lẻ, rời rạc.
- Nhìn chung, những công trình này chưa đi sâu vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, mà chỉ tiếp cận ở những góc độ chung như: quan niệm về sự đau khổ, nguồn gốc của sự đau khổ, thiền, sự giải thoát….
- Trên cơ sở đó, tác giả đã kế thừa và phát triển nội dung của luận án dưới góc độ triết học để tìm hiểu sâu về quan niệm nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Một số vấn đề đặt ra qua các công trình nghiên cứu Để có thể tiếp cận và nghiên cứu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du dưới góc độ triết học theo lát cắt Phật học để chỉ ra được những ảnh hưởng của quan niệm nghiệp báo, nhân quả Phật giáo đối với nội dung của “Truyện Kiều”, luận án cần phải đặt ra và giải quyết được những vấn đề sau.
- Hai là: cần phải chỉ ra được tư tưởng về nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thông qua cuộc đời của 8 Thúy Kiều cũng như sự xuất hiện của các nhân vật khác trong “Truyện Kiều.
- Ba là: Dưới góc độ triết học, tác giả luận án cần phải có những đánh giá về giá trị và hạn chế của những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Tiểu kết chương 1 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo cũng như những giá trị tư tưởng của tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cùng với vấn đề nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã và đang được khá nhiều các tác giả nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau.
- Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du một cách có hệ thống dưới góc độ triết học khi chỉ ra những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng như những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Chương 2 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 2.1.
- Cơ sở hình thành của nhân sinh quan Phật giáo 2.1.1.
- Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành nhân sinh quan Phật Giáo Phật giáo là một trong số các học thuyết triết học - tôn giáo lớn trên thế giới, được hình thành vào khoảng thế kỷ V (TCN) ở Ấn Độ cổ đại.
- Giáo lý và tư tưởng của Phật giáo khá đa dạng và phong phú, nhưng về cơ bản thì nội dung của tư tưởng Phật giáo chủ yếu hướng vào giải quyết vấn đề con người và đời sống của con người, chỉ ra những đau khổ và cách thức hóa giải những đau khổ đó (nhân sinh quan).
- Cơ sở kinh tế xã hội cho sự ra đời Phật giáo với nội dung chủ yếu là những vấn đề thuộc về nhân sinh quan (những quan niệm về cuộc sống của 9 con người, về hạnh phúc và đau khổ mà con người đang phải trải qua, về đẳng cấp và sự bất bình đẳng…) chính là sự phân hoá và mâu thuẫn giai cấp, đẳng cấp hết sức sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại trên mọi phương diện và mọi mặt của đời sống xã hội.
- Cơ sở tư tưởng cho sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo Sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại luôn gắn liền với những thành quả của khoa học, tư tưởng và tôn giáo đã và đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ.
- Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng ra đời trên cơ sở kế thừa những tư tưởng triết học đương thời như: Samkhuya.
- Đức Phật - người hình thành nên nhân sinh quan Phật giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời thơ ấu là một thái tử tên Siddhantha (Tất Đạt Đa), theo truyền thuyết, Ngài giáng sinh vào ngày 15-4 năm 624 TCN tại vườn Lumbini (Lâm tỳ ni) cách thành Kapilavastu (Ca tỳ la vệ) khoảng 15 km.
- Thông qua truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật đã phần nào cho ta thấy lý do ra đời nhân sinh quan Phật giáo - đó chính là sự quan tâm, mong muốn hàng đầu của Đức Phật cho việc giải thoát con người khỏi sự đau 10 khổ, bất hạnh - vấn đề thuộc về nhân sinh quan chứ không quá sa đà vào những vấn đề thuộc siêu hình học bởi vì nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển.
- Nội dung nhân sinh quan Phật giáo Trong tư tưởng triết học của Phật giáo, nhân sinh quan là những quan niệm về con người và cuộc đời con người mà hạt nhân của nó chính là Tứ diệu đế và thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi.
- Với những quan niệm ấy, Phật giáo phủ nhận vai trò quyết định của một vị thượng đế tối cao đến sự hình thành cũng như cuộc sống của con người.
- Theo đó, Phật giáo cho rằng con người nói riêng, giống hữu tình nói chung được hình thành theo luật nhân quả, nghiệp báo.
- Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nghiệp báo Nghiệp, theo quan niệm của Phật giáo, là hành vi hay hành động có tác ý.
- Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nhân quả Nhân có thể được hiểu là năng lực phát động, là cái hạt, còn quả được hiểu là sự hình thành của năng lực phát động ấy, là cái quả do hạt ấy sinh ra.
- 12 Tiểu kết chương 2 Trên cơ sở những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội cũng như kế thừa những tư tưởng của các trường phái triết học trước đó, Phật giáo đã hình thành nên nội dung nhân sinh quan riêng có của mình.
- Trong những vẫn đề thuộc nhân sinh quan ấy thì quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi là những tư tưởng cơ bản, nòng cốt của triết học Phật giáo.
- Chương 3 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 3.1.
- Khái lược chung về cuộc đời của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” 3.1.1.
- Phật giáo không chỉ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng ở tầng lớp bình dân mà còn được mở rộng ở tầng lớp nho sĩ.
- Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không đơn thuần là một tác phẩm được ra đời theo một cốt truyện của một tác phẩm khác, mà hơn thế nữa, nó chính là tâm sự, là tấm gương phản ánh cuộc đời của Nguyễn Du và thời đại của ông.
- Khái lược tác phẩm “Truyện Kiều” “Truyện Kiều” được Nguyễn Du phóng tác từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh - Trung Quốc.
- Nội dung nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 3.2.1.
- Quan niệm về nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” Nội dung quan niệm nghiệp báo trong truyện Kiều được thể hiện qua những nội dung chính sau: Thứ nhất Toàn bộ sự đau khổ của Kiều là do những nghiệp của Kiếp trước tạo ra.
- Quan niệm về nhân quả của Phật giáo trong "Truyện Kiều" Thứ nhất, với những ảnh hưởng của quan niệm nhân quả của Phật giáo, Nguyễn Du đã quy cho mười năm năm đau khổ của Thúy Kiều 15 không hoàn toàn do nghiệp của quá khứ tạo ra mà còn do nghiệp nhân của hiện tại chi phối.
- Tiểu kết chương 3 “Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du - một nhà nho, một quan lại của triều đình phong kiến Việt Nam thế kỷ 18 - 19.
- Nhưng nội dung của “Truyện Kiều” lại không hoàn toàn phản ánh những tư tưởng của Nho giáo, của nhà nước phong kiến mà nó lại thấm đẫm những tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là các quan niệm về nghiệp báo, nhân quả.
- Có thể thấy rằng, việc Nguyễn Du sử dụng đến những tư tưởng nghiệp báo và nhân quả của Phật giáo để lý giải cho cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh của Thúy Kiều và lấy con đường tu, tích thiện của Phật giáo để cứu vớt cuộc sống của Thúy Kiều đã cho thấy sự bế tắc và lúng túng của Nguyễn Du trong việc lựa chọn một hệ tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm của mình.
- Tác giả đã không chọn Nho giáo mà lại lựa chọn Tam giáo trong đó những tư tưởng Phật giáo đóng vai trò trọng tâm.
- Chương 4 MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 4.1.
- Một số giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" 4.1.1.
- Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức của con người Rất nhiều tư tưởng nhân sinh của Phật giáo nói chung và trong "Truyện Kiều" nói riêng đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của con 17 người Việt Nam hiện đại.
- Đó là quan niệm về thiện - ác của Phật giáo.
- Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều"giúp con người tìm được sự “tĩnh tâm”, hướng thiện trong cuộc sống Với câu chuyện về thân phận và sự đau khổ mà Kiều gặp phải, có thể nhìn nhận nó dưới một cách nhìn khác, đó là sự “tĩnh tâm”.
- Với niềm tin vào thuyết nhân quả, nghiệp báo, Phật giáo đã chi phối ý thức đạo đức cũng như hành vi của mỗi tín đồ, hướng tín đồ đến những hành động (nghiệp) thiện mà xa lánh hành động (nghiệp) ác.
- Một số hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 4.2.1.
- Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” không phản ánh đúng nguyên nhân đau khổ, bất hạnh của con người Trong “Truyện Kiều”, khi Nguyễn Du tìm cách lý giải về căn nguyên những đau khổ, bất hạnh và gian truân mà Thúy Kiều phải gánh chịu trong suốt cuộc đời mình, ông đã không căn cứ vào hiện thực xã hội phong kiến mà Kiều đang sống ở trong đó.
- 19 Nguyễn Du đã không thấy được căn nguyên xã hội của những đau khổ và bất hạnh của Thúy Kiều nên Nguyễn Du phải dựa vào sự giải thích trong các lý thuyết tài mệnh tương đố, định mệnh của Nho giáo, nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo.
- Đây chính là hạn chế của Nguyễn Du khi ông chịu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo vào nội dung “Truyện Kiều”.
- Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều"không chỉ ra được phương pháp thực tiễn để giải phóng những con người có thân phận đau khổ Với sự hạn chế về nhận thức luận mang tính thời đại, Nguyễn Du đã không đưa ra được những biện pháp đúng đắn trong việc xóa bỏ những đau khổ và bất hạnh của con người trong xã hội phong kiến.
- Ý nghĩa việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 4.3.1.
- Nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du giúp thấy được quá trình tiếp biến tư tưởng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong số các tác phẩm văn học phản ánh sự tiếp biến tư tưởng nói chung, tư tưởng Phật giáo nói riêng của người Việt Nam.
- Thứ hai, những tư tưởng Phật giáo nói chung, tư tưởng về nhân sinh quan Phật giáo (qua quan niệm về nghiệp báo, nhân quả) nói riêng trong “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du Việt hóa (tiếp biến) để rồi nó không còn giống với nguyên tác (tư tưởng Phật giáo) của người Trung Quốc hay tư tưởng Phật giáo của Ấn Độ nữa mà trở thành những quan niệm nghiệp báo và nhân quả của Phật giáo Việt Nam.
- Nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du giúp thấy được sự hỗn dung tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm thể hiện rất rõ những tư tưởng hỗn dung tam giáo trên.
- Theo đó, Nguyễn Du đã sử dụng những quan niệm của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo để giải thích những phức tạp trong đời sống con người cá nhân và những biến động của lịch sử thời kỳ đó.
- Có thể thấy rằng sự hỗn dung tam giáo trong “Truyện Kiều” được thể hiện rõ nhất trong dấu ấn đạo cô Tam Hợp và bóng ma Đạm Tiên của Đạo giáo, định mệnh của Nho giáo và nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo.
- Tiểu kết chương 4 Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được đánh giá là một kiệt tác mà khó có tác phẩm văn học nào có thể sánh kịp.
- Dưới góc độ triết học nói chung, những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả trong “Truyện Kiều” nói riêng luôn có những giá trị nhất định.
- Tuy nhiên, trong quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vẫn còn có những hạn chế nhất định.
- Mặc dù còn những hạn chế như vậy, nhưng thông qua việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sẽ giúp chúng ta thấy được quá trình tiếp biến tư tưởng cũng như sự hỗn dung tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam KẾT LUẬN 1.
- Phật giáo không chỉ dừng lại là một tôn giáo mà hơn thế nữa, nó còn là một hệ tư tưởng triết học ra đời nhằm chống lại tư tưởng thần quyền trong xã hội Ấn Độ cổ đại với trọng tâm trong các tư tưởng triết học là giải quyết vấn đề của nhân sinh chứ không sa đà vào những vấn đề siêu hình học hay vấn đề thế giới quan.
- Trong những vẫn đề thuộc nhân sinh quan thì quan niệm về nghiệp báo và nhân quả là những tư tưởng cơ bản, nòng cốt của triết học Phật giáo.
- “Truyện Kiều”, tác phẩm lớn của Nguyễn Du, là kết tinh sâu lắng nhất những tư tưởng của nhà thơ, cốt cách dân tộc Việt Nam.
- Thứ ba, Nguyễn Du đã đem cách hiểu của quần chúng nhân dân về tư tưởng nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo Việt Nam (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, đời cha ăn mặn, đời con khát nước, gieo gió gặt bão, gieo nhân nào, gặt quả ấy.
- Dưới góc độ triết học, có thể thấy rằng những quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức của các cá nhân và cộng động người.
- Quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du còn có những hạn chế nhất định.
- Thông qua việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sẽ giúp chúng ta thấy được quá trình tiếp biến tư tưởng ở Việt Nam.
- Thứ ba, sự tiếp biến tư tưởng trong Truyện Kiều còn thể hiện ở quá trình bản địa hóa những quan niệm về nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo Ấn Độ thành những quan niệm mang tính dân gian của Phật giáo Việt Nam.
- Nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du còn giúp chúng ta thấy được sự hỗn dung tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Theo đó, Nguyễn Du đã sử dụng những quan niệm của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo để giải thích những phức tạp trong đời sống con người cá nhân và những biến động của lịch sử trong thời đại của ông.
- Nhìn chung, có thể có rất nhiều sự đánh giá khác nhau về giá trị và hạn chế của “Truyện Kiều” nói chung, những tư tưởng về nhân quả, nghiệp báo nói riêng, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung nhấn mạnh đến mặt giá trị tích cực của tác phẩm này.
- Hồ Ngọc Anh (2014), "Tư tưởng về nhân quả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du", Tạp chí Khuông Việt, (26), tr.46 - 51.
- Hồ Ngọc Anh (2014), "Tư tưởng về nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (215), tr.73 - 75.