« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ – Trần Huy Đức 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam”.
- Tác giả luận văn: Trần Huy Đức Khoá: 2012B Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Trần Văn Bình Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài: Nguồn nhân lực bao giờ và ở thời đại nào cũng là tài sản vô giá, yếu tố quyết định để phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên hiện nay vấn đề đặt ra là công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao.
- Đây được coi là một trở ngại lớn làm giả khả năng phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
- Theo đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam đang trở thành một vấn đề nan giải bởi một mặt lao động trở thành dư thừa là nguyên nhân phát sinh tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
- Trong khi đó lao động có tay nghề, có kỹ năng làm việc sáng tạo, hiệu quả ngày trở nên khan hiếm.
- Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, thì điều kiện tiên quyết là phải tìm tòi mọi biện pháp lợi nhuận cao.
- Một trong những biện pháp có hiệu quả cao để được mục tiêu trên mà các doanh nghiệp quan tâm là quản lý tối ưu nguồn nhân lực và tổ chức lao động hợp lý trong dây chuyền SXKD.
- Phân tích lao động trong doanh nghiệp cho phép đánh giá được hiệu quả lao động của tập thể người lao động và tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả của nó.
- Thông thường hiệu quả lao động của tập thể phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng lao động được sử dụng thông qua năng suất lao động, sử dụng thời gian lao động và chi phí để trả cho người lao động thông qua tiền lương và thu nhập.
- Để doanh nghiệp đạt được mục tiêu thì vấn đề quản lý luôn là vấn đề quan trọng và cần được lưu tâm.
- Trong đó vấn đề quản lý nhân lực tác động rất lớn đến thành bại của doanh nghiệp.
- Vì vậy Đề tài "Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam" được lựa chọn cho luận văn thạc sỹ với mong muốn thông qua việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động SXKD và làm tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ – Trần Huy Đức 2 b,Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích : Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích vấn đề quản trị nhân lực ở Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam.
- Nhiệm vụ : Trên cơ sở lý luận và các khái niệm có liên quan đến việc quản trị nguồn nhân lực cũng như căn cứ vào thực trạng công tác quản trị nhân lực ở Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam đề tài sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết để đạt được mục đích đề ra.
- Giới hạn : Đề tài tập trung vào các nội dung của công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam là nội dung lý luận khoa học và thực tiễn.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam, bao gồm lao động quản lý, lao động sản xuất, lao động phụ trợ * Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào thực tế và lý thuyết về công tác quản lý, sử dụng lao động tại Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam và tình hình nguồn lao động từ bên ngoài xã hội ta áp dụng các phương pháp như sau.
- Phương pháp khảo sát điều tra tìm hiểu cụ thể : Tiến hành khảo sát tình hình quản trị nguồn nhân lực tổ chức lao động tại Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam.
- Trực tiếp phỏng vấn nhiều người lao động trong ngành cũng như các chuyên gia từ đó rút ra kết luận.
- Phương pháp phân tích : Nghiên cứu các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo về thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp SXKD hiện nay từ đó rút ra các hướng đề xuất.
- c, Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mở đầu và két thúc, luận văn gồm 3 chương với nội dung như sau: Chương I : Cơ sở lý luận và quản lý nhân sự : Nội dung của chương I nêu lên khái niệm về nhân lực, khái niệm, nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nhân lực cùng với các yêu cầu, nội dung các biện pháp của công tác quản lý nhân lực là vấn đề trọng tâm.
- Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ – Trần Huy Đức 3 Chương II : Phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực tại VFG.
- Phần 1 : Nêu lên quá trình hình thành và phát triển của VFG qua các thời kỳ, cơ cấu tổ chức, sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm kính của công ty.
- Phần 2 : Nêu lên trực trạng công tác quản lý nhân lực tại VFG.
- Trong phần này đã nêu lên được cơ cấu tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý của VFG chức năng của các phòng nghiệp vụ, phân xưởng sản xuất.
- VFG có 406 cán bộ công nhân viên được phân tích đánh giá nhận xét theo cơ cấu lao động, chất lượng lao động và phân công lao động.
- Đồng thời luận văn cũng nêu lên các biện pháp quản lý nhân sự đang được thực hiện tại công ty như công tác trả tiền lương, tiền thưởng, công tác khen thưởng kỷ luật người lao động, công tác bố trí và sử dụng lao động, công tác quản lý và bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Từ thực trạng trên luận văn đã phân tích nêu được các thành công đã đạt được và chỉ ra những hạn chế cơ bản cần phải khắc phục trong công tác quản trị nhân lực tạiVFG.
- Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực ở VFG.
- Xuất phát từ những phương hướng phát triển tại công ty trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, Luận văn đã đưa ra 3 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực tạiVFG đó là : Giải pháp 1 : Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động, bố trí sử dụng lao động và bổ nhiệm cán bộ.
- Giải pháp 2 : Giảm tải áp lực công việc đối với người lao động bằng các biện pháp kích thích vật chất và tinh thần Giải pháp 3 : Hoàn thiện công tác đánh giá người lao động Sau cùng là một số bài học rút ra từ công tác quản lý nhân lực trong SXKD từ VFG.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt