« Home « Kết quả tìm kiếm

Cao su tu nhien


Tóm tắt Xem thử

- BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT - TVS Ngày TIÊU ĐIỂM: Chênh lệch cung cầu thế giới thu hẹp.
- Theo IRSG năm 2013, sản lượng và Nội dung: tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới lần lượt là 11,7 và 11,3 triệu tấn, 1 Thế giới: chênh lệch dư thừa 0,4 triệu tấn.
- Nhu cầu cao su bắt đầu hồi phục do tình hình kinh tế tại các thị trường lớn (Mỹ, Trung Quốc) bắt đầu khởi sắc trở lại.
- 2 Vị thế ngành cao su Việt Nam (Tr.03) Diện tích cao su Việt Nam tăng nhanh & năng suất khai thác cao nhưng 3 Triển vọng: nhu cầu sản lượng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản lượng thế giới.
- Hiện cao su dự báo tăng tại ngành cao su đang đối mặt với thực trạng tăng trưởng tốt về lượng nhưng do ngành ô tô hồi giảm về giá trị do giá xuất khẩu giảm mạnh.
- Điểm đáng lưu ý là cơ cấu thị ngành cao su việt trường xuất khẩu đã chuyển dịch đáng kể khi tỷ trọng xuất khẩu cao su sang nam (Tr.12) Trung Quốc giảm mạnh từ 62% năm 2011 xuống 48% năm 2012.
- 6 Các công ty cao su Các công ty cao su niêm yết tăng cường mở rộng diện tích rừng cao su ở nước niêm yết (Tr.15) ngoài.
- DPR, TRC sẽ gặp nhiều thuận lợi với tỷ lệ vườn cây 11-25 tuổi chiếm phần lớn với năng suất cao, nhất là trong bối cảnh nhu cầu cao su thế giới có dấu hiệu hồi phục trong 1-2 năm tới nên được khuyến nghị đầu tư dài hạn.
- 1 BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 1.
- Trong năm 2014 ước tính sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ là 12,1 triệu tấn, tiêu thụ được dự báo sẽ đạt 11,9 triệu tấn, và dư thừa 0,2 triệu tấn.
- Châu Á chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm tỷ trọng khoảng 93% tổng nguồn cung và 72% tổng nguồn cầu cao su thế giới.
- Kế đến, Châu Mỹ và Châu Âu chiếm lần lượt 15% và 10% tổng cầu cao su thế giới.
- Nhóm các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam (chiếm 82% sản lượng sản xuất của thế giới), nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc (33,5.
- Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.
- Hình 1: Tỷ lệ trong tổng cung -cầu cao su năm 3Q2013 Tình trạng cung vượt cầu đã kéo dài từ Q3 2012 do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt là tại Trung Quốc thị trường nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới.
- Tuy nhiên, thống kê theo quí cho thấy nhu cầu cao su bắt đầu hồi phục do tình hình kinh tế tại các thị trường lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) bắt đầu khởi sắc.
- Hình 2: Cung cầu cao su thể giới 2 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 2.
- Bên cạnh đó, cơ cấu rừng cao su của Việt Nam cũng tương đối cân bằng hơn các quốc gia có diện tích trồng cao su hàng đầu thế giới khác.
- Hình 4: Tỷ trọng trong tổng sản lượng khai thác cao su thế giới Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng khai thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 9.4%.
- Do đó, Việt Nam không tạo được ảnh hưởng đáng kể lên giá cao su thế giới.
- Trong bối cảnh tỷ trọng sản lượng của Việt Nam còn khiêm tốn, việc mở rộng diện tích khai thác đồng thời dựa vào năng suất khai 3 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN thác cao được đánh giá sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng rất tiềm năng cho ngành cao su tự nhiên trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh.
- XUẤT KHẨU: SẢN LƯỢNG TĂNG NHƯNG GIÁ BÁN GIẢM Cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất đưa Việt Nam xếp thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
- Tuy nhiên, trong số sản phẩm sản xuất từ cao su tự nhiên trong nước thì có đến 40-50% được dùng để xuất khẩu.
- Vì vậy, xét về thực chất, một tỷ lệ rất lớn cao su tự nhiên khai thác được đều dùng để phục vụ xuất khẩu.
- Hiện tại ngành cao su đang đối mặt với thực trạng tăng trưởng tốt về lượng nhưng giảm về giá trị, đặc biệt là giá bán giảm mạnh.
- (Hình 5) Hình 5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su theo năm, theo tháng Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn suy thoái khiến ngành cao su vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh sản lượng tăng - giá bán giảm.
- Ngành cao su gặp khó do 2 nguyên nhân sau: (1) Các thị trường lớn giảm mạnh giá mua, hạn chế nhập khẩu do kinh tế suy thoái.
- (2) Nguồn cung nguyên liệu này cũng được tăng nhanh tại Việt Nam và các quốc gia khác, đặc biệt là lượng cao su từ Lào do DN Việt Nam đầu tư bắt đầu được khai thác.
- 4 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và giá bán được kì vọng sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế các thị trường nhập khẩu bắt đầu hồi phục từ cuối 2013.
- Cụ thể, diễn biến giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 12/2013.
- CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI: SỰ VƯƠN LÊN CỦA MALAYSIA & ẤN ĐỘ Hình 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam Nguồn: Tổng cục Hải quan Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 3 năm gần đây.
- Ba thị trường trên chiếm 73,9% tổng trị giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2013.
- Hình 7: Giá trị xuất khẩu cao su Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm một phần do nhu cầu giảm.
- Malaysia tận dụng chính sách không áp thuế nhập khẩu của Trung Quốc cho cao su hỗn hợp (cao su thiên nhiên phối trộn với một ít cao su tổng hợp) thay thế cao su thiên nhiên phải chịu thuế cao.
- 5 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Trong 10 tháng 2013, xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia đạt 176.227 tấn, tương đương 413,5 triệu USD, chiếm 21%, tăng 10% về lượng, nhưng giảm 10% về trị giá so với cùng kì.
- Malaysia là một trong những thị trường tiềm năng trong khu vực ASEAN, từ năm 2012 tới nay, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Malaysia được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao do nền kinh hồi phục tốt.
- Doanh nghiệp Việt Nam không thể tận dụng được chính sách này của Trung Quốc và không cạnh tranh được với doanh nghiệp Malaysia về xuất khẩu cao su hỗn hợp.
- Đối với thị trường Ấn Độ, cao su là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang nước này.
- Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về tiêu dùng cao su tự nhiên.
- Nhu cầu về cao su tự nhiên của Ấn Độ là rất lớn để đáp ứng việc sản xuất lốp xe ôtô do ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Ấn Độ rất phát triển.
- Mặt khác yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường này không quá cao và cao su Việt Nam có thể đáp ứng được Vì vậy, đây là một mặt hàng xuất khẩu hết sức tiềm năng của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.
- Tuy nhiên, nếu phân tích kĩ, lượng cao su xuất sang Malaysia một phần không nhỏ lại được xuất tiếp vào Trung Quốc.
- Hình 8: Cơ cấu xuất khẩu các chủng loại cao su của Việt Nam theo lượng 8 tháng 2013 so với cùng kỳ 8 tháng 2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan 6 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Chủng loại cao su SVR3L vẫn là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất trong 8 tháng đầu năm 2013.
- SVR3L là loại cao su khối rất phổ biến trong cao su sơ chế, có chất lượng cao và được xuất khẩu đi 44 thị trường so với 53 thị trường cùng kỳ 8 tháng 2012.
- Tổng lượng cao su SVR3L xuất khẩu trong 8 tháng 2013 đạt 266,78 nghìn tấn, Thông số Po (độ trị giá 691,3 triệu USD, tăng 6,53% về lượng nhưng giảm 13,53% về trị giá so với cùng kỳ dẻo đầu) của 2012.
- SVR3L cao nên Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su SVR3L nhiều nhất của Việt Nam trong 8 tháng rất thích hợp đầu năm 2013 đạt 183,57 nghìn tấn tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Lượng xuất khẩu làm sản phẩm đòi hỏi tính đàn cao su tới Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha…trong giai đoạn này cũng tăng lần lượt 60%.
- tô, dây đai, cáp Malaysia cũng là thị trường nhập khẩu cao su SVR10 lớn nhất của Việt Nam.
- Ngoài ra, Malaysia đẩy SVR 10-20 sản mạnh nhập khẩu để sản xuất cao su compound (95% cao su thiên nhiên và 5% cao su nhân xuất từ mủ đông, tạo) và xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc với mức thuế nhập khẩu 0%.
- TRIỂN VỌNG: NHU CẦU CAO SU DỰ BÁO TĂNG DO NGÀNH Ô TÔ HỒI PHỤC Cao su thiên nhiên dùng nhiều trong hai ngành lớn là lốp xe và găng tay.
- Đặc biệt, đến hơn 70% cao su thế giới được dùng để sản xuất vỏ xe, trong 30% còn lại, nhu cầu cao su để sản xuất găng tay, nệm… chiếm đa số.
- Sự chuyển mình của ngành công nghiệp ô tô theo đà phục hồi các nền kinh tế đầu tàu Mỹ và Trung Quốc cũng như các thị trường mới nổi cho thấy nhu cầu cao su được dự đoán sẽ cải thiện.
- Theo đó, giá cao su thiên nhiên được dự đoán sẽ vượt khỏi vùng đáy trong thời gian tới (Hình 10).
- Trong đó, Trung Quốc chiếm 37% tổng tiêu thụ cao su thế giới, đồng thời cũng chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu cao su toàn thế giới.
- 8 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Từ 2010, Trung Quốc đã chuyển dịch hướng vào nhu cầu nội địa.
- Do đó, tiêu thụ cao su tự nhiên nước này sẽ phục thuộc nhiều vào doanh số bán vỏ xe tại thị trường nội địa, cụ thể là tốc độ tăng trường của thị trường ô tô nước này.
- Doanh số bán ô tô tăng cao kéo theo nhu cầu nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng tăng theo nhất là cao su để sản xuất vỏ xe.
- Thông tin này được kì vọng sẽ tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu cao su của các nước sang Trung Quốc, trong đó có Việt Nam do thị trường Trung Quốc chiếm đến 45% lượng cao su xuất khẩu từ Việt Nam.
- 9 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Hình 12: Tăng trưởng GDP.
- 10 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Niềm tin của người tiêu dùng tháng 12 tăng lên mức 82.5, vượt mức của 75.1 của tháng 11.
- Ngành công nghiệp ô tô khởi sắc thúc đẩy nhu cầu cao su thiên nhiên để sản xuất vỏ xe hồi phục mạnh.
- Đây là thông tin hỗ trợ tích cực cho giá cao su tự nhiên vượt khởi vùng đáy trong 2 năm gần đây.
- Từ thời điểm đó, tỷ trọng thị trường 11 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN mới nổi tăng dần từ mức 50% lên 55% năm 2013 trong tổng số 83.5 triệu xe ô tô bán ra toàn thế giới.
- CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM VRG thoái vốn ngoài ngành, tập trung vào lĩnh vực chính.
- VRG đề xuất nâng qui hoạch diện tích cao su lên 1 triệu ha đến 2015.
- Mục tiêu phát triển dự kiến đến năm 2015 diện tích cao su ổn định ở mức 800.000 ha, công suất chế biến khoảng 1.2 triệu tấn/năm.
- Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cao su của cả nước đã đạt 910.500 ha, vượt mức đề ra cho đến năm 2015.
- Vì vậy, Tập đoàn VRG hiện đang kiến nghị Chính phủ cho điều chỉnh quy hoạch diện tích cao su trên cả nước đến 2015 là 1 triệu ha.
- Đến 2020, tổng diện tích rừng cao su ra các tỉnh phía Bắc đặt qui hoạch lên 50.000 ha.
- VRG dự kiến sang năm 2015 sẽ nâng diện tích lên 100.000 ha cao su tại mỗi nước.
- Hiện tại, trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn tập trung vào SVR3L chiếm 43% trong khi các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia xuất khẩu chủ yếu là cao su TSR 20.
- Vì vậy, đa dạng hoá sản phẩm là chiến lược thích nghi cấp thiết đối với ngành cao su tự nhiên Việt Nam.
- 13 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 5.
- Bốn trong năm công ty cao su niêm yết hiện nay trực thuộc VRG là - Công ty cao su Phước Hoà (PHR.
- Công ty cao su Đồng Phú (DPR.
- Công ty cao su Tây Ninh (TRC.
- Công ty cao su Hoà Bình (HRC) Năm 2012, các công ty thành viên của VRG đã tiêu thụ 344.335 tấn cao su các loại.
- Ngoài ra, trong khối tư nhân còn phải kể đến công ty cao su Thống Nhất (TNC) và Tập đoàng Hoàng Anh Gia Lai (HAG).
- Chính vì vậy, khi giá cao su giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh trong năm 2010, quỹ lương đã được cắt xuống tương ứng.
- Điều này cho thấy các công ty cao su con của VRG có hoạt động kinh doanh rất ổn định.
- 14 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 6.
- CÁC CÔNG TY CAO SU NIÊM YẾT Doanh thu (tỷ VND) LNS T (tỷ VND) Vốn hoá Giá S L Cổ phiếu S ở hữu Mã CK ROE 12T triệu US D) (VND) (triệu cp) NN.
- DPR: hiện đang sở hữu 49% trong công ty cao su Đồng Phú – Kratie, có vốn điều lệ 500tỷ VND.
- Năm 2013 trồng 300ha cuối cùng để hoàn thành 6.500ha và dự kiến cuối 2014 sẽ 15 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN khai thác 1.100 ha đầu tiên trồng năm 2009.
- PHR: Cuối năm 2013, công ty đã hoàn tất trồng 7600ha cao su tại Campuchia.
- TRC: đang phát triển dự án dự án trồng cây cao su tại tỉnh Seam Riep tại Campuchia.
- LỢI THẾ DÀNH CHO CÁC CÔNG TY CÓ TỶ LỆ VƯỜN CÂY TRẺ CAO Hình 20: Năng suất và cơ cấu vườn cây Cây cao su bắt đầu được khai thác từ năm 6-7 và cho sản lượng cao nhất trong giai đoạn 11- 25 tuổi.
- Theo kế hoạch, giai đoạn HRC còn thực hiện tái 16 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN canh khoảng 2.050ha (bình quân 683.54ha/năm).
- Đối với HAG, công ty bắt đầu trồng cao su lứa đầu tiên năm 2007 nên hiện tại, đa phẩn cơ cấu vườn cây đều có độ tuổi 0-6 năm và bắt đầu cho khai thác.
- Đây là một lợi thế rất lớn của HAG so với các công ty cao su tự nhiên khác trong nước.
- Trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên, dòng sản phẩm này chiếm khoảng 75-80%.
- 17 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN DOANH THU GIẢM MẠNH DO GIÁ BÁN GIẢM, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VẪN LÀNH MẠNH DOANH THU LÃI GỘP TỶ LỆ LÃI GỘP.
- Các doanh nghiệp cao su tự nhiên trong năm 2013 chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc giá bán giảm.
- Đà giảm của giá cao su chỉ mới chững lại và phục hồi nhẹ do nhu cầu cao su tự nhiên tăng.
- Do đó, chúng tôi dự báo doanh thu 2014 của các DN cao su niêm yết có khả năng cải thiện so với năm 2013 tuy chưa thể hồi phục mạnh.
- Ngay cả trong giai đoạn giá cao su xuất khẩu giảm mạnh, thì biên lợi nhuận của các công ty cũng không bị tác động quá tiêu cực.
- Thu nhập từ thanh lý vườn cao su chiếm phần lớn trong khoản thu nhập khác của các DN cao su tự nhiên (trên 70%, đối với HRC và TNC thì tỷ lệ này rất cao khoảng 98%.
- DPR, TRC và PHR, đặc biệt là 2 công ty đầu tiên, sẽ gặp nhiều thuận lợi với tỷ lệ vườn cây 11-25 tuổi chiếm phần lớn với năng suất cao, nhất là trong bối cảnh nhu cầu cao su thế giới có dấu hiệu hồi phục trong 1-2 năm tới.
- Do đó, mức P/E mục tiêu hợp lí cho các DN cao su tự nhiên niêm yết sẽ vào khoảng 7.0x.
- 19 TVS RESEARCH BÁO CÁO NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Lợi thế về ưu đãi thuế, năng suất khai thác cao, 70% vườn cây trong độ tuổi khai thác, DPR và TRC được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất trong điều kiện thị trường cao su tự nhiên phục hồi khả quan