« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình Tác giả: Bùi Trung Kiên Khóa: 2012B Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, vừa có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính tốt.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng.
- Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của tỉnh Hòa Bình nói chung và của Văn phòng Đoàn đại biểu và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình nói riêng, Đảng bộ và chính quyền Tỉnh Hòa Bình đã đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý cán bộ, bởi đây cũng là một vấn đề đang được xã hội quan tâm và công tác này được các cơ quan chức năng thực hiện một cách nghiêm túc và đã đem lại hiệu quả khả quan.
- Do lịch sử để lại, cán bộ quản lý được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, năng lực, trình độ chuyên môn không đồng đều, có những chỗ cán bộ quản lý được bố trí không đúng về chuyên môn.
- Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và trong cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
- Thực tế ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều cơ quan công quyền nói chung và Văn phòng Đoàn đại biều Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình nói riêng còn lúng túng trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý, đúng với trình độ chuyên 2 môn, sở trường của từng cán bộ v.v.
- Nguyên nhân chính của thực trạng này là do năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của Văn phòng Đoàn đại biều Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu khách quan đổi mới của công việc.
- Do dó, việc tìm giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý là rất quan trọng, đặc biệt là các tỉnh vùng cao có địa hình hoạt động phức tạp, đời sống nhân dân ở mức thấp như Hòa Bình.
- Trước tình hình trên, đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và năng lực của cán bộ quản lý một cách thiết thực hơn nhằm tạo ra những con người ngang tầm với tình hình mới, thời kỳ CNH - HĐH đất nước góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xuất phát từ những vấn đề quan trọng và bức xúc được nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình” vớivới mong muốn được đóng góp một phần nhỏ công sức vào việc tìm ra những hướng đi cụ thể, giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối vớiđội ngũ cán bộ quản lý của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnhHòa Bình hiện nay.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những lý luận cơ bản về năng lực cán bộ quản lý (nhân lực) cho hoạt động của các cơ quan trong thời đại ngày nay, đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng năng lực cán bộ quản lý tại VP đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình, tìm ra những tồn tại, khó khăn và thuận lợi để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý của cơ quan Văn phòng chuẩn bị cho sự phát triển, hội nhập, phù hợp với chương trình cải cách hành chính và thời đại trong giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2030.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đội ngũ cán bộ quản lý của VP Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình.
- 3 * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng VP Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình từ năm 2012-2014 và đề xuất giải pháp, định hướng đến năm 2020.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và phân tích thống kê, so sánh, định lượng.Kế thừa có chọn lọc và phát huy kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu như: Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí, báo.
- Ngoài lời mở đầu, kết luận, để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn được chia ra làm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực của một đội ngũ cán bộ quản lý trong tổ chức.
- Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cán bộ quản lý của VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình.
- Chương III:Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý của VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình.
- Trên cơ sở vận dụng những lý luận, kết hợp với việc thu thập, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức, viên chức tại Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình, từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình, đó chính là nội dung cơ bản của luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt