« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỖ ĐỨC LONG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- VŨ QUANG Hà Nội - 2015 LÊ ĐỨC THIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2010 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị em trong lớp học, Ban giám hiệu nhà trƣờng, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kinh tế và Quản lý Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
- Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Ngƣời viết luận văn Đỗ Đức Long ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ kỹ thuật:“Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh” do tôi tự hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS.
- 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TỔ CHỨC.
- Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực.
- Quản trị nguồn nhân lực.
- Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Các nội dung cơ bản của công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Vấn đề hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực.
- 32 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH QUẢNG NINH.
- Khái quát chung về Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Lịch sử phát triển của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Sơ đồ cơ cấu, bộ máy tổ chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh.
- Tình hình nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Cơ cấu tổ chức lao động.
- Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cục THADS tỉnh Quảng Ninh.
- Lập kế hoạch nhân lực.
- Công tác tuyển dụng lao động.
- Đánh giá hiệu quả của công tác quản trị nhân lực của Cục THADS Quảng Ninh.
- 76 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH QUẢNG NINH.
- Những phƣơng hƣớng triển khai hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
- Một số biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng nhân lực.
- Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Hoàn thiện chính sách duy trì nguồn nhân lực.
- 98 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - THADS : Thi hành án dân sự - QTNNL : Quản trị nguồn nhân lực - CBCC : Cán bộ công chức - CBCNV : Cán bộ công nhân viên - UBND : Ủy ban nhân dân - KHTV : Kế hoạch tài vụ - TCCB : Tổ chức cán bộ - TP : Thành phố - TX : Thị xã vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ phân tích công việc.
- 22 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Cơ cấu lao động theo giới tính của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh 2012-2014.
- 43 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh năm 2014.
- 45 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức lao động của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh.
- 41 Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính của CBCC Cục THADS tỉnh Quảng Ninh.
- 43 Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ chuyên môn của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh năm 2014.
- Cơ sở hình thành đề tài Không giống nhƣ một số nguồn lực khác nhƣ nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ…nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt không thể thiếu, nó là nguồn lực quý giá và quyết định tới sự thành bại của một tổ chức.
- Bởi vậy, các tổ chức và các đơn vị luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình mạnh về cả chất và lƣợng.
- Tuy nhiên, bên cạnh một số trở lực nhƣ sự bất cập trong kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, thể chế và năng lực quản lý còn yếu nhiều mặt, thì Việt Nam đang đối diện khó khăn do chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao.
- Trong xu thế đó, chất lƣợng nguồn nhân lực cũng luôn là bài toán khó đối với mỗi tổ chức, mỗi đơn vị.
- Và ngƣợc lại, nếu có đƣợc một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, sẽ là nền tảng vững vàng nhất đối với tổ chức.
- Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng biết khai thác, phát huy đƣợc hết năng lực của đội ngũ nguồn nhân lực đang có.
- Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con ngƣời ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con ngƣời là yếu tố trung tâm của sự phát triển.
- Các kỹ thuật quản lý nhân lực thƣờng có mục đích tạo điều kiện để con ngƣời phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
- 2 Thực tế đang đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tham gia tích cực vào việc tìm kiếm các giải pháp giúp các tổ chức quản trị tốt nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế đối với các tổ chức.
- Trong hai thập niên qua, hàng loạt các mô hình, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực đã đƣợc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn các nƣớc công nghệ tiên tiến.
- Tuy nhiên, các mô hình, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực đó lại khá mới mẻ với điều kiện của Việt Nam.
- Để đáp ứng với vai trò mới Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh đã có những thay đổi về mặt tổ chức nhân sự cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ của Cục, một vấn đề đặt ra là phải chuẩn bị nguồn lực nhƣ thế nào cho những thay đổi đó? Với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh, việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự hiện nay có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
- Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh”.
- Mục đích của đề tài Làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự Quảng Ninh nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâu xa của những khiếm khuyết trong quản trị nguồn nhân lực.
- 3 Đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện căn bản hoạt động của quản trị nguồn nhân lực cho Cục Thi hành án dân sự Quảng Ninh.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là vấn đề quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục THADS tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố bên trong liên quan đến nguồn nhân lực của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các tài liệu sẵn có về lý thuyết và thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đồng thời trực tiếp điều tra, tổng hợp, khảo sát, thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu, suy luận logic … Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phƣơng pháp chuyên gia để làm sáng tỏ cụ thể hóa nội dung nghiên cứu.
- Hệ thống về mặt lý luận để làm rõ những nét đặc trƣng của quản trị nguồn nhân lực.
- Phân tích và hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực để phục vụ chiến lƣợc phát triển của một tổ chức.
- Đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.
- Cấu trúc của luận văn Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TỔ CHỨC.
- CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH QUẢNG NINH.
- CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH QUẢNG NINH.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TỔ CHỨC 1.1.
- Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực 1.1.1.
- Khái niệm nguồn nhân lực Nhân lực: Theo PGS.TS.
- Trần Xuân Cầu, Nhân lực là sức lực con ngƣời, nằm trong mỗi con ngƣời và làm cho con ngƣời hoạt động .
- Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con ngƣời và đến một mức độ nào đó, con ngƣời đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con ngƣời có sức lao động.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con ngƣời.
- Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con ngƣời, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con ngƣời và các nguồn lực khác.
- Nguồn nhân lực đƣợc hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con ngƣời.
- Với tƣ cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con ngƣời có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội đƣợc biểu hiện ra là số lƣợng và chất lƣợng nhất định tại một thời điểm nhất định.
- Ở nƣớc ta, khái niệm nguồn nhân lực đƣợc sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới.
- Điều này đƣợc thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực.
- Theo Liên Hiệp Quốc “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ngƣời hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng”.
- Nghĩa là, nguồn nhân lực bao gồm những ngƣời đang làm việc và những ngƣời trong tuổi lao động có khả năng lao động.
- Theo giáo sư, viện sỹ Phạm Minh Hạc, nguồn lực con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng dân cƣ, chất lƣợng con ngƣời (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất).
- Nhƣ vậy, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lƣợng nguồn nhân lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn cung cấp nhân lực trong tƣơng lai.
- 6 Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam “nguồn lực con ngƣời là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nƣớc ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “ngƣời lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”.
- Nguồn nhân lực tại các đơn vị hành chính là một trong những yếu tố rất quan trọng và mang tính quyết định của nền hành chính Nhà nƣớc.
- Bởi nhân lực hành chính công, trƣớc hết là đội ngũ CBCC – là sản phẩm, cũng đồng thời là chủ thể của nền hành chính Nhà nƣớc.
- Nhấn mạnh phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao là khâu đột phá chiến lƣợc”.
- Từ những quan điểm trên, ở dạng khái quát nhất, có thể hiểu nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cƣ, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
- Sức mạnh và khả năng đó đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng và chất lƣợng con ngƣời đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội.
- Vai trò của nguồn nhân lực Thứ nhất, nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
- Quá trình sản xuất là sự kết hợp các yếu tố tƣ liệu sản xuất (tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động) và lao động của con ngƣời.
- Không có nguồn nhân lực hay là yếu tố con ngƣời sẽ không có một quá trình sản xuất nào diễn ra, lúc đó tƣ liệu sản xuất chỉ là vật chết, chỉ có yếu tố lao động của con ngƣời mới làm cho tƣ liệu sản xuất sống lại, tạo ra sản phẩm mới.
- Ngay cả đối với những nƣớc có nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật hiện đại, quá trình sản xuất sản phẩm đều hoàn toàn do rôbốt làm việc cũng không thể thoát ly khỏi sự điều khiển của con ngƣời vì chính óc sáng tạo của con ngƣời đã tạo ra và điểu khiển chúng làm việc theo một chƣơng trình đã định sẵn.
- Thứ hai, Nguồn nhân lực là mục tiêu của sự phát triển.
- Con ngƣời tồn tại và phát triển đƣợc cần phải đƣợc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Để có đƣợc những sản phẩm đó, con ngƣời phải tiến hành sản xuất ra chúng.
- Chính xuất phát từ những nhu cầu đó mà con ngƣời hay nguồn nhân lực ngày càng phải phong phú về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng thì sản xuất mới ngày càng đƣợc cải tiến để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp, độc đáo và có tính cạnh tranh cao.
- 8 Thứ ba, nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển.
- Muốn sản xuất, con ngƣời phải có nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ,...và hợp thành các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó có nguồn lực con ngƣời hay nguồn nhân lực là yếu tố cách mạng nhất và động nhất.
- Khi đề cập đến tính cách mạng của nguồn nhân lực là đề cập đến sự sáng tạo ra những công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu, năng lƣợng để thay thế cho hoạt động của con ngƣời, tạo ra những bƣớc nhảy vọt trong kỹ thuật sản xuất, thể hiện khả năng chế ngự, làm chủ và khai thác tự nhiên của con ngƣời.
- Khi đề cập đến khía cạnh động nhất của nguồn nhân lực là nói đến sự sáng tạo của con ngƣời là vô tận, sự sáng tạo đó dẫn đến ngày càng giảm chi phí về nguồn lực con ngƣời cho việc sản xuất sản phẩm, do đó làm gia tăng khả năng năng suất lao động.
- Cần phải nhấn mạnh rằng, nguồn nhân lực là nguồn lực về con ngƣời, gắn liền với cuộc sống con ngƣời vì vậy mới là động lực của sự phát triển.
- Mặt khác, mục tiêu và động lực của sự phát triển là hai phạm trù khác nhau song cùng nằm trong một chủ thể đó là con ngƣời.
- Quản trị nguồn nhân lực 1.2.1.
- Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác quản trị nguồn nhân lực 1.2.1.1.
- Khái niệm quản trị nguồn nhân lực Có nhiều cách hiểu về Quản trị nguồn nhân lực và khái niệm quản trị nguồn nhân lực có thể đƣợc trình bày ở nhiều góc độ khác nhau: Với tƣ cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì Quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con ngƣời để có thể đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức [3].
- Đi sâu vào việc làm của QTNNL, ngƣời ta có thể hiểu QTNNL là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó.
- Song ở góc độ nào thì Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức để xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lƣợng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt