« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển tại Ban Quản lý dự án Khí Đông Nam bộ (PVGAS SEG)


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển tại Ban Quản lý dự án Khí Đông Nam Bộ (PVGAS SEG) Tác giả luận văn: Nguyễn Bằng Lăng Khóa Từ khoá: Đào tạo, đào tạo và phát triển, ban quản lý dự án khí đông nam bộ Người hướng dẫn Khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Thị Mai Anh a) Lý do chọn đề tài Thực tế cho thấy, Ban Quản lý dự án (BQLDA) đóng vai trò quyết định thành công của dự án.
- Điều quan trọng là khi đánh giá về hoạt động của BQLDA, cần xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong việc quản lý dự án đồng thời đưa ra các gợi ý để sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực trong công việc quản lý dự án nhằm đạt được kết quả nhanh và hiệu quả hơn.
- Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các tổ chức thường xuyên phải thay đổi, cải tổ, sát nhập, thay đổi cấu trúc, đổi mới sản phẩm.
- Tuy nhiên, các quá trình triển khai ấy thường gặp phải các khó khăn do thiếu phương pháp quản lý có hệ thống, dẫn đến sự thay đổi đột ngột, phát sinh các rủi ro không lường trước và tạo hiệu ứng ngược lại, kéo tổ chức tụt hậu so với trước đó, thậm chí có tổ chức còn bị phá sản chính vì sự thay đổi không phù hợp này.
- Quản lý dự án là một phần không thể thiếu trong quản lý chiến lược toàn diện.
- Bất kỳ tổ chức nào cũng cần trang bị cho ban lãnh đạo, đội ngũ điều hành trong tổ chức những công cụ, phương pháp về quản lý dự án nhằm thực hiện các mục tiêu, sự cải tiến, và sự thay đổi trong tổ chức.
- Bất kỳ một mục tiêu, thay đổi, cải tiến lớn nào trong tổ chức đều khó có thể hiện thực thành công nếu thiếu vai trò của quản lý dự án.
- BQLDA Khí ĐNB mới được thành lập từ năm 2011 và còn nhiều nội dung cần kiện toàn trong quá trình triển khai hoạt động.
- Từ luận văn này, tác giả mong muốn có sự so sánh, đối chiểu với kinh nghiệm của khu vực và quốc tế, tìm ra một chuẩn mực phù hợp nhất với đặc điểm tình hình của Việt Nam và từng đơn vị quản lý dự án, trong đó có Ban Quản lý dự án Khí Đông Nam Bộ (Ban ĐNB).
- Thực tế cũng cho thấy, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, chất lượng nhân lực là nguồn lực mang lại lợi thế lớn nhất cho tổ chức.
- Đào tạo và phát triển nhân lực đã và đang được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
- Đối với đơn vị Ban ĐNB, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong những nhân tố then chốt.
- Chính vì thế, với yêu cầu ngày càng cấp bách của nguồn lực, đặc biệt là nhân lực với chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển tạ.
- b) Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở ứng dụng hệ thống lý thuyết về hoạt động đào tạo và phát triển và phân tích đánh giá thực công tác này tại Ban quản lý dự án khí ĐNB, tác giả sẽ đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này tại Ban quản lý dự án.
- Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm.
- Tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về hoạt động đào tạo và phát triển của doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển của Ban quản lý dự án khí ĐNB, trên cơ sở đó nhận diện những ưu và nhược điểm của hoạt động này - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại của Ban quản lý dự án khí ĐNB Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ cán bộ, công nhân viên tại Ban quản lý dự án khí ĐNB.
- Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến công tác đào tạo và phát triển của Ban quản lý dự án khí ĐNB.
- c) Các nội dung chính Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Ban quản lý dự án khí ĐNB Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Ban quản lý dự án khí ĐNB d) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài này tập trung vào việc sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, sử dụng các tài liệu, số liệu thực tế để đề tài có thể hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
- Ngoài ra tác giả còn tiến hành nghiên cứu định tính với tổng số mẫu là 56 trong tổng số tổng thể nghiên cứu là 60 bằng việc phát phiếu điều tra cho những đối tượng này.
- Sau khi thu được phiếu về tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê bao gồm có tần suất, mean, mô tả bằng phần mềm SPSS e) Kết luận Trong thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, với xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam là một thành viên của nền kinh tế quốc tế không ngoại lệ đã và đang cố gắng để đưa nền kinh tế nước nhà phát triển hơn nữa, đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam đã gia nhập WTO - Một tổ chức kinh tế lớn mạnh nhất thế giới.
- Đào tạo và phát triển nhân lực tại Ban ĐNB đã có nhiều tiến bộ như: chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên đã được nâng cao từng bước, chương trình đào tạo đã thống nhất và gắn với chương trình đào tạo của Tập đoàn, Tổng Công ty, lựa chọn đối tượng đào tạo công khai, dân chủ.
- chương trình đào tạo rõ ràng và thiết thực.
- Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ban, công tác đào tạo vẫn còn nhiều bất cập như: phương pháp xác định nhu cầu đào tạo thiếu tính thuyết phục, độ tin cậy thấp, mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, trình độ học viên các khóa đào tạo không đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng khoá học, chương trình học thiếu kiến thức thực tế, phương pháp học còn mang nặng tính truyền thống.
- Chính vì thế, Ban cần xây dựng chiến lược đào tạo chi tiết và thiết thực để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo chính xác và hợp lý và linh hoạt hơn cho từng năm, từng chương trình học.
- nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn thể lao động trong Ban về vai trò của nhân lực và đào tạo phát triển nhân lực, tổ chức sử dụng hợp lý nhân lực hiện có của chi nhánh, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực trong tương lai đồng thời đánh giá kết quả đào tạo bằng các tiêu thức, phương pháp tiến bộ và chính xác hơn nữa.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo phát phát triển nhân lực giúp chuẩn bị tốt cho Ban một đội ngũ nhân lực đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng sẵn sàng cho sự phát triển của Ban trong tương lai cũng như cho cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế đất nước.
- Luận văn đã phân tích về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ban ĐNB, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này của Ban trong thời gian tới.
- Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng và thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn vẫn còn tồn tại, hạn chế, một số giải pháp, kiến nghị đưa ra cũng mang tính chất định hướng cho hoạt động đào tạo và phát triển chưa chắc đã đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn.
- Đào tạo và phát triển nhân lực không hẳn là dễ dàng nhưng cũng không hoàn toàn khó khăn.
- Do vậy, muốn công tác đào tạo và phát triển nhân lực đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải thực hiện trong cả một quá trình lâu dài với những đầu tư thích đáng về thời gian, công sức và chi phí để có khai thác, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, công tác đào tạo vẫn còn nhiều bất cập như: phương pháp xác định nhu cầu đào tạo thiếu tính thuyết phục, độ tin cậy thấp, mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, trình độ học viên các khóa đào tạo không đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng khoá học, chương trình học thiếu kiến thức thực tế, phương pháp học còn mang nặng tính truyền thống.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt