« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA.


Tóm tắt Xem thử

- Tính cấp thiết của đề tài Theo xu thế phát triển xã hội, cùng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Internet và Thương mại điện tử (E-Comerce), xu hướng các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, sử dụng tài nguyên trên môi trường trực tuyến học tập, giải trí gia tăng mạnh mẽ.
- Giáo dục từ xa thực sự phát triển ở Việt nam 15 năm trở lại đây.
- Mục tiêu của đào tạo từ xa hướng đến việc xây dựng một “xã hội học tập” tạo điều kiện học tập cho mọi người, mọi lứa tuổi đều được học tập thường xuyên.
- Tại Việt Nam đã có nhiều nghị quyết, chính sách và chương trình đào tạo từ xa được xây dựng và phát triển từ những năm 90 với việc hình thành hai Viện Đại học Mở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các trung tâm giáo dục thường xuyên ở 63 tỉnh thành trong phạm vi cả nước.
- Hiện nay có khoảng 20 trường Đại học trong tổng số 400 trường đại học, cao đẳng trong cả nước tiến hành đào tạo từ xa.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, một xu hướng mới của đào tạo từ xa trên thế giới là ứng dụng công nghệ thông tin tối đa trong toàn bộ quá trình đào tạo và hỗ trợ học tập – Đào tạo trực tuyến (hình thức đào tạo Elearning) đã được phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Nhật và một số nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia….Với công nghệ đào tạo trực tuyến E-learning, người học không cần phải đến trường học trực tiếp theo hình thức “Mặt đối mặt” truyền thống.
- Người học có thể tham gia các khóa học online trên 1 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 các thiết bị có kết nối mạng, có thể học bất kỳ lúc nào sao cho phù hợp với thời gian sinh hoạt của mình với tài nguyên học tập được cung cấp và xây dựng theo các chương trình đào tạo riêng cho từng cá nhân… Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng E-learning chính là tương lai của giáo dục và đào tạo.
- Cử nhân trực tuyến TOPICA cũng là một trong những cơ sở đào tạo trực tuyến đang phát triển.
- Một trong những vấn đề quan trọng để giúp Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA có thể đứng vững và phát triển trong thị trường đào tạo ở Việt nam là việc đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua công nghệ dịch vụ cung ứng và phương pháp đào tạo.
- Với những mục đích trên, tác giả đề xuất thực hiện đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khoá học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là nhằm phân tích đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA - chương trình hợp tác đào tạo từ xa theo phương thức Elearning trong những năm gần đây, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giúp chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA nâng cao năng lực cạnh tranh và có những bước phát triển vững chắc trong giai đoạn tới, nhằm nâng cao uy tín và vị thế của chương trình TOPICA với thị trường lao động.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA tại Việt nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA – chất lượng đào tạo cho hệ đào tạo từ xa theo phương thức E-learning, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của chương trình trong thời gian từ năm 2011 đến 2013.
- Trên cơ sở các lý luận liên quan được trang bị trong quá trình học tập với việc phân tích thực trạng chất lượng đào tạo trong giáo dục trực tuyến của chương trình đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng.
- Trong đó dữ liệu thứ cấp được trích sao từ các nguồn như: báo cáo của chương trình TOPICA, thông tin nội bộ của TOPICA, báo và tạp chí chuyên ngành về giáo dục và đào tạo trực tuyến, thông tin tìm kiếm trên mạng Internet.
- Kết hợp với khảo sát đánh giá của giảng viên, sinh viên đang học và cựu sinh viên của chương trình về chất lượng dịch vụ đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA.
- Với quan điểm chất lượng của chương trình chỉ được khẳng định và công nhận khi có sinh viên tốt nghiệp nên trong quá trình điều tra khảo sát tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các đối tượng sinh viên liên thông từ Cao đẳng và Văn bằng 2.
- Tác giả áp dụng kết hợp phương pháp phân tích, so sánh định tính và định lượng để phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng chất lượng đào tạo của TOPICA.
- Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng để giúp tác giả xây dựng ra những giải pháp nâng cao chất lượng tối ưu nhất cho TOPICA trong thời gian tới.
- Bố cục của đề tài: Từ mục đích, nội dung và các vấn đề cần giải quyết, nội dung của đề tài được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo trực tuyến và chất lượng đào tạo trực tuyến Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA.
- 3 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 1.1.
- Một số khái niệm cơ bản về đào tạo trực tuyến và chất lượng đào tạo trực tuyến 1.1.1.
- Đào tạo trực tuyến (E- Learning) 1.1.1.1.
- Khái niệm đào tạo và đào tạo từ xa • Khái niệm đào tạo Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm giữ những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
- Khái niệm về đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định.
- Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản, đào tọa chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo.
- Khái niệm đào tạo từ xa (Giáo dục từ xa) Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa.
- Theo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình GD-ĐT có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian”.
- Nhìn chung, để giáo dục - 4 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 đào tạo từ xa thực sự có hiệu quả đòi hỏi người học phải ở một mức độ tự nhận thức nhất định.
- Hình thức giáo dục từ xa (GDTX) thuộc phương thức giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Khái niệm đào tạo trực tuyến (E-learning) và lớp học E-learning • Đào tạo trực tuyến (E-learning) Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là E-Learning) rất phổ biến ở các nước có nền công nghệ phát triển, với nhiều môn học cũng như trung tâm đào tạo.
- tại Mỹ: 5 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 Khoảng 80% trường đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, có khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến được chính thức công nhận.
- tại Singapore: Khoảng 87% trường đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến.
- tính đến năm 2005, tại Hàn Quốc đã có 9 trường đại học trực tuyến trên mạng.
- Cùng với một số thuật ngữ như “E-commerce”-thương mại điện tử hay thuật ngữ “E-government”-chính phủ điện tử, thuật ngữ “E-Learning”- học tập điện tử đang được biết đến ngày càng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo dựa trên công nghệ mạng Internet và ngày càng được nhiều người quan tâm.
- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center.
- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc.
- Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (Sun Microsystems, Inc.
- E-Learning nghĩa là việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD - ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân.
- người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),diễn đàn (forum), hội thảo video.
- Sinh viên và thầy có những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và có cả những buổi gặp trực tiếp D 80+% Trực tuyến (Online) Tất cả nội dung trên Internet.
- 7 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD Phân biệt lớp học truyền thống và lớp học E-Learning Thông thường, môi trường dạy – học gồm 4 thành phần, được mô tả như trong Sơ đồ 1.1 dưới đây: Sơ đồ 1.1: Mô hình 4 thành phần của hệ thống đào tạo [Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003] Các lớp học truyền thống cũng có thể mô tả bằng mô hình này, tuy nhiên điểm khác biệt chính giữa lớp học E-learning và các lớp học truyền thống là cách thức tổ chức từng thành phần, được trình bày trong Bảng 1.2 dưới đây: Bảng 1.2: Phân biệt lớp học truyền thống và lớp học E-learning Thành phần của hệ thống đào tạo Lớp học truyền thống Lớp học E-Learning Nội dung Tập trung vào sách, tài liệu được in ấn.
- Các nội dung đào tạo và bài giảng dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện.
- 8 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 Thành phần của hệ thống đào tạo Lớp học truyền thống Lớp học E-Learning Phân phối nội dung đào tạo Tại phòng học.
- Ví dụ tài liệu được gửi qua sinh viên qua e-mail, bài tập dưới dạng file DOC cho phép sinh viên tải xuống, sinh viên học trên trang web của lớp học, học sử dụng CD – ROM đa phương tiện Quản lý - tổ chức đào tạo Phòng giáo vụ gặp gỡ quản lý sinh viên.
- Quản lý đào tạo qua phương tiện truyền thông điện tử.
- Các đặc điểm của đào tạo trực tuyến (E-Learning) E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai.
- Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây thể hiện phần nào vai trò quan trọng của E- learning.
- Sinh viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu tự học được phát và tài liệu trực tuyến.
- Cung cấp các công cụ địên tử để tự đánh giá (ví dụ trắc nghiệm trực tuyến.
- bài tập trực tuyến).
- 10 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD Các dịch vụ đào tạo được triển khai đồng bộ: trên nền tảng của hệ thống E-Learning các dịch vụ phục vụ đào tạo cũng được triển khai đồng bộ.
- Như dịch vụ giải đáp trực tuyến.
- Chất lượng và chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến 1.1.2.1.
- Khái niệm chất lượng Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
- Vậy chất lượng là gì? Thuật ngữ "chất lượng" có nhiều quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận và từ đó đưa ra nhiều địnhh nghĩa khác nhau.
- Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Giáo dục 1998.
- Chất lượng là "cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật" hoặc là "cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia.
- Hay: Chất lượng là "sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định" (Theo Philip B.
- Hay: Chất lượng là "tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng" (Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50 - 109.
- Hay: Chất lượng là "tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng làm thỏa mãn nhu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn" (TCVN -ISO Mỗi định nghĩa được nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng.
- Mặc dù vậy tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đưa ra trong ISO Chất lượng là một tập hợp các tính chất đặc trưng của một thực thể, tạo cho nó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được nêu rõ hoặc còn tiềm ẩn”.
- Chất lượng đào tạo.
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp – Đại học quốc gia hà nội.
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương tình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức – viện nghiên cứu phát triển giáo dục.
- Chất lượng giáo dục là chất lượng thực hiện các mục tiêu giáo dục (Lê Đức Phúc – Viện Khoa học Giáo dục.
- “Chất lượng đào tạo hay chất lượng giáo dục” là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước”.
- (Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến Chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến trong đào tạo từ xa là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở đào tạo đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học trình độ đại học mà cụ thể là giáo dục từ xa bằng hình thức đào tạo trực tuyến theo quy định của Luật Giáo dục (Quy chế 40 Bộ GD&ĐT 2003), phù hợp với mục tiêu của đào tạo từ xa hướng đến việc xây dựng một “xã hội học tập” tạo điều kiện học tập cho mọi người, mọi lứa tuổi đều được học tập thường xuyên.
- Bên cạnh đó phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành thông qua công nghệ Elearning.
- Chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương xứng với mục tiêu chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
- Như vậy khi nói đến chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến vừa nói đến chất lượng của người học đồng thời cũng phải tính đến chất lượng của hệ thống các sản phẩm trung gian cấu thành nên sản phẩm cuối cùng đó.
- Ta vẫn khẳng định chất lượng của cơ sở vật chất, của trang thiết bị, công nghệ E-learning, của đội ngũ giảng viên, của phương pháp dạy học, chất lượng của mỗi bài học, mỗi hoạt động giáo dục đều tham gia cấu thành chất lượng đào tạo.
- 13 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “người lao động" có thể là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo, với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như: công nghệ đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên.
- Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo.
- Mô hình BS 5750/ISO 9000 còn xa lạ với giáo dục đại học.
- Quản lý chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Management) TQM tập trung vào năm lĩnh vực: sứ mạng và chú trọng đến khách hàng.
- theo Sherr và Lozier, có 5 thành phần chính 14 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng đào tạo đại học: sự trung thực, chia sẻ quan điểm, kiên nhẫn, hết lòng làm việc, và lý thuyết TQM.
- Mô hình quản lý chất lượng tổng thể cũng có xuất xứ từ thương mại và công nghiệp nhưng tỏ ra phù hợp hơn với giáo dục và đại học.
- Đặc trưng của mô hình là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kỳ một cơ sở đào tạo đại học nào, nó tạo ra một nền “văn hoá chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo.
- Triết lý của TQM là tất cả mọi người ở cương vị nào, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều là người quản lý chất lượng phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thảo mãn nhu cầu khách hàng.
- Về tổng thể, quản lý chất lượng tổng thể có quy mô rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một cơ sở đào tạo hoặc của trường đại học, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiết thực và có mức độ tăng dần.
- Sự can thiệp mạnh không phải là phương sách tốt để tạo ra sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượng tổng thể.
- Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng Chìa khoá thành công trong quản lý chất lượng tổng thể là tạo ra sự gắn bó giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong cơ sở đào tạo với nhau và với xã hội.
- 15 Ngô Thị Thanh Thủy Cao học QTKD 2012-2015 Trong hệ thống tổ chức của cơ sở đào tạo vai trò của cán bộ quản lý là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giảng viên, sinh viên, chứ không phải chỉ là lãnh đạo, kiểm tra họ.
- Trong quản lý chất lượng tổng thể mô hình cấp bậc trong hệ thống tổ chức quản lý nhà trường phải là mô hình đảo ngược.
- Sự đảo ngược về thứ tự trong hệ thống tổ chức quản lý của trường đại học theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể không làm phương hại đến cơ cấu quyền lực của trường đại học, cũng không làm giảm sút vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo trường, khoa.
- Trong thực tế sự lãnh đạo của các cán bộ quản lý vẫn giữ vai trò quyết định của quản lý chất lượng tổng thể.
- Đảo ngược thứ bậc chỉ nhằm nhấn mạnh mối tương quan quá trình đào tạo hướng tới sinh viên như nhân vật trung tâm.
- (2) Quá trình đào tạo: Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo.
- (3) Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khoá học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên.
- (5) Hiệu quả: Kết quả giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
- Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo Chất lượng đào dục nói chung và đào tạo trực tuyến (E-learning) nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
- Với mỗi trường mỗi chương trình đào tạo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau nhưng để đánh giá được chất lượng đào tạo thì cần dựa vào các hai nhóm ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong.
- Các yếu tố về môi trường chính trị luật pháp Cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục đại học, đại học từ xa cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt