« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu Tác giả luận văn: Đào Hồng Ngọc Khóa: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Trần Thị Bích Ngọc Từ khóa: Nâng cao chất lượng dịch vụ, Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu Nội dung tóm tắt: a.
- Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển với bờ biển dài 3.260 km trải dọc chiều dài đất nước.
- Ngành thuỷ sản đã tạo việc làm cho hàng triệu người dân ven biển và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
- Trong những năm qua, hoạt động khai thác và đánh bắt thuỷ sản đang chuyển dần từ khai thác và đánh bắt với quy mô nhỏ, lẻ, khai thác ven bờ sang hoạt động sản xuất quy mô lớn, thành lập các tổ đội sản xuất với các đội tàu có công suất lớn, có thể đánh cá xa bờ và nhiều ngày trên biển.
- Cùng với sự gia tăng về số lượng tàu thuyền khai thác, đánh bắt thuỷ sản, yêu cầu về phát triển và hoàn thiện dịch vụ hậu cần nghề cá làm cơ sở cho phát triển các trung tâm công nghiệp thuỷ sản ngày một cấp thiết.
- Dịch vụ hậu cần nghề cá được xem là hậu phương của ngành kinh tế thủy sản.
- Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản, sự phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá đang trở thành nhân tố thúc đẩy ngành phát triển bền vững.
- Hoạt động hậu cần nghề cá vẫn diễn ra nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các khâu đánh bắt, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Số lượng tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa chữa, hoặc không được trang bị ngư lưới cụ đầy đủ, thông tin về ngư trường, nguồn lợi chưa phát triển.
- sản phẩm khai thác không được bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ hậu cần của các cảng cá chưa được đầu tư đồng bộ vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành nghề khai thác và chế biến thủy sản.
- Để ngư dân yên tâm bám biển thì sân sau của nghề cá là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.
- 1 Trong những năm qua, Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu đã thực hiện nhiều chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần.
- Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngư dân và nền kinh tế, để phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần trong Công ty nói riêng và ngành Thủy sản nói chung.
- Đây là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu.
- Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển hậu cần nghề cá tại các cảng cá nói chung và Cảng cá Cát Lở nói riêng nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu" làm đề tài cho luận văn của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá của Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu nói riêng và ngành Thủy sản nói chung.
- Từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: số liệu tập hợp trong hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu trong giai đoạn 2010-2014 và giải pháp xem xét giai đoạn .
- Những đóng góp của luận văn Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và quan điểm, lý thuyết về chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá trong ngành thủy sản.
- Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, có luận cứ khoa học về thực trạng chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu.
- 2 Những phân tích của luận văn, hy vọng góp phần làm căn cứ khoa học cho việc đưa ra những chính sách, chủ trương cũng như trong hoạt động thực tiễn về việc nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu.
- Phương pháp nghiên cứu +Phương pháp nghiên cứu các tài liệu, văn bản.
- Kết luận Dịch vụ hậu cần nghề cá có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của mỗi tỉnh, vùng và mỗi quốc gia.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tạo cơ sở cho phát triển ngành nghề khai thác đánh bắt, góp phần cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho tàu thuyền khai thác thủy sản và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa thủy sản.
- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế-xã hội.
- Với những chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, sự đầu tư của các doanh nghiệp vào hậu cần nghề cá, trong tương lai nghề cá tại Chi nhánh Tổng Công ty thủy sản Việt Nam-Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu còn đạt được nhiều thành công hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế biển tỉnh nhà.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa một số lý luận chung về nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá.
- đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu trong thời gian tới.
- Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá của Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu trong điều kiện hội nhập là rất cần thiết để đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực này và mang lại một hướng đi vững vàng cho doanh nghiệp đầy triển vọng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt