« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN QUANG HUY MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ THUỘC BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- PHẠM THỊ THU HÀ HÀ NỘI - 2015 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Tác giả i Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an” được hoàn thành tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC.
- Lý thuyết về tổ chức và năng lực hoạt động của tổ chức.
- Tổ chức và các hoạt động cơ bản của tổ chức.
- Khái niệm về năng lực tổ chức.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực hoạt động của một đơn vị nghiên cứu.
- Một số tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức nghiên cứu.
- Hoạt động tri thức.
- Quản trị tri thức.
- Mối quan hệ giữa năng lực hoạt động của tổ chức và quản trị tri thức.
- 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ THUỘC BỘ CÔNG AN.
- Khái quát về Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an (H56.
- Mô hình tổ chức Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an.
- Năng lực hoạt động của Viện H56.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tri thức tại Viện nghiên cứu công nghệ điện tử.
- Thực trạng quản trị tri thức tại Viện nghiên cứu công nghệ điện tử.
- 58 CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an.
- Xây dựng định hướng phát triển Viện nghiên cứu công nghệ điện tử đến năm 2020.
- Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an.
- Xây dựng mô hình quản trị tri thức áp dụng tại Viện nghiên cứu điện tử thuộc Bộ Công an.
- Xác định vai trò và hướng triển khai của tổ chức.
- 22 Bảng 2.1: Danh mục các sản phẩm Viện H56 đã nghiên cứu sản xuất.
- 48 Bảng 2.4: Kết quả tổng hợp đánh giá sự cần thiết công bố kết quả nghiên cứu của cá nhân hay tập thể trong Tổ chức.
- 50 Bảng 2.7: Kết quả tổng hợp đánh giá việc khuyến khích chia sẻ tri thức trong một tổ chức.
- 22 Hình 2.1: Mô hình tổ chức Viện nghiên cứu công nghệ điện tử (H56.
- Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong môi trường toàn cầu hóa đầy biến động hiện nay, đòi hỏi mỗi tổ chức phải bảo đảm đạt tới hiệu quả cao trong hoạt động để có sự phát triển bền vững.
- Muốn phát triển bền vững thì tổ chức cần chú trọng đến nâng cao hoạt động của tổ chức.
- Thực tiễn cho thấy sự nâng cao hoạt động của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào nguồn tri thức.
- Với một tổ chức, từ những ngày sơ khai và trong suốt quá trình hoạt động của mình đều cần liên tục phát triển nguồn tri thức.
- Để có được nguồn tri thức đó, không cách nào khác là tổ chức phải quản trị tốt tri thức.
- Có thể nói nếu không có tri thức, tổ chức sẽ không thể hoạt động hiệu quả vì cho dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được tri thức của con người.
- Các tổ chức nước ta cũng đang hoà mình vào quá trình hội nhập đó.
- Để tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay, ngoài việc đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại các doanh nghiệp/tổ chức cũng phải không ngừng phát huy và nâng cao hiệu quả các công tác quản trị tri thức.
- Làm tốt được nhiệm vụ này, chắc chắn các tổ chức sẽ thành công trong quá trình nâng cao năng lực hoạt động và phát triển của mình.
- Để góp phần vào sự phát triển của đơn vị, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau.
- Khái quát lý thuyết và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về tổ chức và các yếu tố nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức.
- 1 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực hoạt động và quản trị tri thức tại Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài thu gọn trong khuôn khổ hoạt động của Viện nghiên cứu công nghệ điện tử thuộc Bộ Công an – đơn vị tác giả đang công tác.
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận về tổ chức, hoạt động cơ bản của tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của tổ chức, quản trị tri thức.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và các yếu tố nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức - Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực hoạt động và quản trị tri thức của Viện nghiên cứu điện tử thuộc Bộ Công an.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Viện nghiên cứu điện tử thuộc Bộ Công an.
- 2 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC 1.1.
- Lý thuyết về tổ chức và năng lực hoạt động của tổ chức 1.1.1.
- Tổ chức và các hoạt động cơ bản của tổ chức 1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tổ chức Tổ chức là một yếu tố cần thiết của xã hội loài người, từ xã hội sơ khai đến xã hội hiện đại, vì tổ chức thực hiện được những việc mà các cá nhân không thể làm được.
- Tổ chức thường được hiểu như là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung.
- [Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị học, NXB Giao thông vận tải, tr5] Các tổ chức đang tồn tại trong xã hội vô cùng phong phú và đa dạng.
- Có thể có rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại.
- Tuy khác nhau về nhiều mặt nhưng các tổ chức đều có những đặc điểm chung sau.
- Mọi tổ chức đều mang tính mục đích.
- Tổ chức hiếm khi mang trong mình mục đích tự thân mà là công cụ để thực hiện những mục đích nhất định.
- Mọi tổ chức đều là những đơn vị xã hội bao gồm nhiều người.
- Những người đó có chức năng nhất định trong hoạt động của tổ chức, có quan hệ với nhau trong những hình thái cơ cấu nhất định.
- Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt mục đích - các kế hoạch.
- Thiếu kế hoạch nhằm xác định những điều cần phải làm để thực hiện mục đích, không tổ chức nào có thể tồn tại và phát triển có hiệu quả.
- Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được mục đích của mình.
- Mọi tổ chức đều hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức khác.
- 3 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN + Mọi tổ chức đều cần những nhà quản trị, chịu trách nhiệm liên kết, phối hợp những con người bên trong và bên ngoài tổ chức cùng những nguồn lực khác để đạt được mục đích với hiệu quả cao.
- [Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị học, NXB Giao thông vận tải, tr6] 1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của tổ chức Hoạt động của các tổ chức là muôn hình muôn vẻ phụ thuộc vào mục đích tồn tại, lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội, quy mô, phương thức hoạt động được chủ thể quản trị lựa chọn và các yếu tố ngoại lai khác.
- Tuy nhiên mọi tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động theo một quá trình liên hoàn trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường.
- Các hoạt động đó là.
- Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến động của môi trường để trả lời những câu hỏi: Môi trường đòi hỏi gì ở tổ chức? Môi trường tạo ra cho tổ chức những cơ hội và thách thức nào? Trong thế giới ngày nay, hoạt động nghiên cứu và dự báo môi trường được coi là hoạt động tất yếu đầu tiên của mọi tổ chức.
- Tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho hoạt động của tổ chức.
- Đó có thể là nguồn vốn của những người tào nên tổ chức, nguồn vốn có từ hoạt động có hiệu quả của tổ chức hay nguồn vốn vay.
- Tìm kiếm các yếu tố đầu vào của quá trình tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức như nguyên vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân lực.
- Tiến hành tạo ra các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức – quá trình sản xuất.
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức cho các đối tượng phục vụ của tổ chức – các khách hàng.
- Thu được lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những người tạo nên tổ chức và các đối tượng tham gia vào hoạt động của tổ chức.
- +Hoàn thiện, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, các quy trình hoạt động mới.
- Đảm bảo chất lượng các hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
- Khái niệm về năng lực tổ chức 4 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN Năng lực được định nghĩa là một bộ kỹ năng, tri thức, các đặc điểm và hành vi có thể quan sát và đo lường.
- Đó là khả năng thực hiện các hoạt động theo tiêu chuẩn đặt ra trong tuyển dụng, bằng cách sử dụng những tri thức, kỹ năng, thái độ thích hợp.
- 6 thành tố của năng lực tổ chức là.
- Hoạt động và quản lý trong nội bộ công ty.
- Cả 6 nhân tố độc lập này góp phần tạo nên hiệu quả và sự lành mạnh của một tổ chức phi lợi nhuận (Connolly & York, 2003).
- Việc xác định nhu cầu nâng cao năng lực của tổ chức là một quả trình không đơn giản và rõ ràng, một phần bởi chưa có tổ chức nào thiết lập được những đặc điểm tạo nên một tổ chức hoạt động hiệu quả.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực hoạt động của một đơn vị nghiên cứu 1.1.3.1.
- Việc này thúc đẩy các đơn vị nâng cao khả năng hoạt động để đáp ứng.
- Các yếu tố về chính trị, pháp luật: 5 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi cho các đơn vị thực hiện công tác nghiên cứu có hiệu quả.
- Các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia các dự án nghiên cứu lớn nhằm mở rộng khả năng hoạt động.
- Nhóm nhân tố này quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến năng lực hoạt động của một đơn vị nghiên cứu.
- Đây là tiền đề để các đơn vị ổn định và nâng cao khả năng hoạt động của mình.
- Yếu tố vi mô + Sức ép của các đơn vị nghiên cứu cùng ngành: Sự có mặt của các Viện nghiên cứu cùng ngành, cùng lĩnh vực trong nước và tình hình hoạt động của họ là lược lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các đơn vị.
- Trong một lĩnh vực nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị khác nhau, nhiệm vụ của mỗi đơn vị là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đơn vị khác để xây dựng cho mình chiến lược hoạt động nghiên cứu thích hợp.
- Đây là yếu tố quyết định mọi hoạt động của đơn vị nghiên cứu bao gồm.
- Ban Lãnh đạo đơn vị: Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong đơn vị, những người vạch ra chiến lược trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc nghiên cứu của đơn vị.
- 6 Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐH BKHN - Đội ngũ cán bộ nghiên cứu: Đây chính là nòng cốt của 1 đơn vị nghiên cứu.
- Nguồn lực tri thức trong tổ chức: Nguồn lực tri thức trong tổ chức là yếu tố đặc trưng cho năng lực của tổ chức đó.
- Nguồn lực tri thức trong tổ chức tồn tại dưới nhiều hình thức: tri thức ẩn, tri thức hiện, tri thức tiềm năng.
- Để nâng cao năng lực hoạt động, tổ chức cần có biện pháp tổng hợp, quản trị nguồn tri thức này một cách hiệu quả.
- Nguồn lực tri thức bên ngoài: Nguồn tri thức bên ngoài vô cùng rộng lớn, nếu tổ chức định hướng, trợ giúp nhân viên của mình được tiếp cận, học hỏi và biến chúng thành nguồn tri thức của tổ chức thì sẽ thành công trong quá trình phát triển của mình.
- Máy móc thiết bị và công nghệ: Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng hoạt động của đơn vị nghiên cứu.
- Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất trợ giúp đơn vị nghiên cứu ra các sản phẩm mới.
- Bất cứ một hoạt động nghiên cứu, mua sắm đầu vào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của đơn vị.
- Thông qua khái niệm về tổ chức, các hoạt động cơ bản của tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của tổ chức, trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu lý thuyết cơ sở về 2 yếu tố nội tại đó là nguồn nhân lực và nguồn lực tri thức.
- Một số tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức nghiên cứu Nhằm đánh giá năng lực hoạt động của một tổ chức nghiên cứu nói chung, ta sử dụng 3 nhóm tiêu chí như sau: 7

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt