« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xác định nhu cầu khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu xác định nhu cầu khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Tác giả luận văn: Nguyễn Tiến Dũng - Khóa 2013A Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Bình Nội dung tóm tắt: 1.
- Lý do lựa chọn đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn của tỉnh Nghệ An đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo.
- Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu này.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy được coi là vấn đề sống còn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An.
- Thời gian qua, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt được một bước tiến quan trọng cả về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để phát triển mạnh và bền vững.
- Ngoài những hạn chế vốn có như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém thì còn tồn tại mặt hạn chế là khâu khởi sự doanh nghiệp.
- Khâu này là khâu quan trọng không được đầu tư kỹ dẫn đến doanh nghiệp không phát triển như mong muốn và có thể dẫn đến phá sản.
- Tỉnh Nghệ An đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân.
- Rất nhiều bạn trẻ muốn lập nghiệp với các cơ sở kinh doanh riêng nhưng lại khó khăn trong việc thành lập, tổ chức doanh nghiệp theo cách khoa học, các bước tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch kinh doanh để hạn chế thấp nhất rủi ro.
- Nhiều doanh nghiệp đã hình thành nhưng hoạt động tự phát, không có hoạch định một chiến lược phát triển.
- 2 Xuất phát từ thực tế trên nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xác định nhu cầu khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” 2.
- Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về khởi nghiệp cũng như các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các DNVVN và thực trạng nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp khời nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động và mô hình hỗ trợ khởi nghiệp đối với các DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các DNVVN, các cơ sở kinh doanh nhỏ ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.
- Nội dung chính và những đóng góp mới của luận văn Nội dung chính của luận văn:Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và mô hình hỗ trợ khởi nghiệp của doanh nghiệp Hệ thống cơ sở lý luận về khởi nghiệp và nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của các DNVVN gồm các khái niệm, quá trình và các khó khăn, thách thức của quá trình khởi nghiệp của DNVVN.
- Ngoài ra đưa ra các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và mô hình các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp.Qua đó thực hiện việc phân tích thực trạng và tìm ra những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ của các DNVVN trên địa bàn tỉnhNghệ An 3 Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Nhằm nhận dạng được các yếu tố tác động đến khởi nghiệp nghiên cứu tìm ra các khó khăn, thách thức của các DNVVN trên địa bàn tỉnh.
- Rút kinh nghiệm từ các tài liệu các định nghĩa đã tìm hiểu, nghiên cứu để xác định loại thông tin cần thu thập, cách thức thu thập và chọn lựa, đồng thời thiết kế mẫu phiếu thu thập thông tin đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An để đánh giá được một cách tổng quát qua đó đặt ra mục tiêu chiến lược nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi sự kinh doanh một cách thuận lợi và thành công - Nội dung nghiên cứu phiếu điều tra: Thông tin về chủ doanh nghiệp, thống kê số lượng, vốn, loại hình, cơ cấu tổ chức và sản xuất của DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Nhận định các vấn đề khó khăn của chủ doanh nghiệp về quá trình khởi sự doanh nghiệp.
- Chương 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệp và nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể hình dung được rõ nhất về cơ cấu doanh nghiệp, tình trạng hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp.Từ đó tiến hành điều tra, khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của các DNVVN.
- Từ đó xác định các khó khăn, các nhu cầu của doanh nghiệp trong công tác khởi nghiệp doanh nghiệp.
- Những phân tích, đánh giá tại chương 2 là cơ sở để đưa ra các giải pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An ở chương 4.
- Chương 4: Đề xuất một số giải pháp tăng cường hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trên cơ sở thực trạng phát triển các doanh nghiệp và các nhu cầu của doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp luận văn đề xuất một số 4 giải pháp nhằm tăng cường các hoạt đông hỗ trợ khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đóng góp mới của luận văn: ề đánh giá làm rõ những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình khởi nghiệp.
- đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường các hoạt đông hỗ trợ khởi nghiệp, đồng thờnhà kinh tế 4.
- Phương pháp nghiên cứu Cả số liệu sơ cấp và thứ cấp đều được sử dụng trong bài luận văn.
- Để thu thập số liệu sơ cấp, luận văn sử dụng phương pháp như phát phiếu điều tra ( bảng mẫu ở phụ lục 1), phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần phỏng vấn nhằm có được thông tin tin cậy nhất về nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của các doanh nghiệp.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tài liệu các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh.
- Cụ thể luận văn đã sử dụngphương pháp điều tra: điều tra khảo sát thông qua phiếu điều tra ( survey questionnaire).
- Thời gian điều tra: từ 24/6/2014 đến luận văn đã sử dụng100 phiếu điều tra các DNVVN trên địa bàn thành phố Vinh Các phiếu điều tra sẽ được nhập và quản lý bằng phần mềm excel và được trình bày dưới dạng các bảng biểu và biểu đồ hình thanh 5.
- Kết luận Thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá tổng thể địa bàn tỉnh và theo ngành nghề với số liệu từ Tổng cục thống kê tỉnh Nghệ An.
- Cùng với hệ thống lý thuyết được trình bày trong chương I và thực trạng được để cập ở chương II, đề tài tìm ra được những khó khăn, thách thức trong quá trình khởi nghiệp của DNVVN trên địa bàn tỉnh.
- Từ đó có những hướng giải quyết và giải pháp để hỗ trợ 5 khởi nghiệp cho khu vực DNVVN đúng với tiềm năng và vị trí trong nền kinh tế thị trường Đề đề tài này hi vọng đóng góp một phần nhỏ trong việc xác định về nhu cầu khởi nghiệp của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng nhằm phát triển hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân, giúp nhiều người hơn nữa lập nghiệp thành công, làm giàu cho bản thân và cho đất nước.
- Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu tài liệu, tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhưng do thời gian có hạn nêntôi không thể tránh khỏi những thiếu sót.
- Rất mong nhận thêm được những đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt