« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ


Tóm tắt Xem thử

- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ”.
- Từ khoá: Giải pháp, công tác quản lý, chương trình trọng điểm Nhà nước, Bộ Khoa học Công nghệ.
- Vũ Quang Nội dung tóm tắt 1.Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Khoa học và công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
- Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược con người, phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.
- Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”.
- Như vậy, phát triển khoa học - công nghệ phải là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi.
- Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc.
- Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng.
- Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt.
- Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động.
- Nguyễn Văn Đức - Ngành Quản trị Kinh doanh - Đại học Bách Khoa Hà Nội Page 1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi con người phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
- Quá trình giáo dục phải được tiến hành liên tục để người lao động có thể thích nghi được với những đổi mới của tiến bộ khoa học - công nghệ.
- Vừa qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh, quản lý khoa học - công nghệ có đổi mới, thị trường khoa học - công nghệ được hình thành, đầu tư cho khoa học được nâng lên.
- Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH.
- Khoa học và công nghệ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh.
- Phát triển khoa học công nghệ để tạo tiền đề cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật Phát triển khoa học và công nghệ có tác dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
- “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011)” nhấn mạnh: “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.
- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hoá và nâng cao dân trí.
- Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ”.
- Hiện nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công nghệ mới.
- Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết Nguyễn Văn Đức - Ngành Quản trị Kinh doanh - Đại học Bách Khoa Hà Nội Page 2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu.
- Muốn thực hiện được điều đó cần phải phát triển khoa học và công nghệ.
- Phát triển mạnh khoa học và công nghệ sẽ có tác dụng động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, phát huy và sử dụng có hiệu qủa nguồn tri thức của con người Việt Nam và tri thức của nhân loại.
- Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.
- Trước những yêu cầu đẩy mạnh phát triển về khoa học và công nghệ.
- Điều đó đòi hỏi tiếp tục hoàn thiện về quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học Công nghệ.
- Do vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học Công nghệ là vấn đề thiết thực và cấp bách, vừa có tính cơ bản, lâu dài cả về lý luận và thực tiễn đối với đất nước.
- Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài: "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ".
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ.
- Nhận diện và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chương trình trọng điểm cấp Nhà nước.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý chương trình trọng điểm cấp nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chương trình trọng điểm nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chương trình Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ (hoạt động quản lý, hoạt động tài chính) 3.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nguyễn Văn Đức - Ngành Quản trị Kinh doanh - Đại học Bách Khoa Hà Nội Page 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các dự án trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học Công nghệ.
- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội, so sánh, điều tra và dự báo, thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình hoá và các phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết Đề tài được bố cục theo 3 nội dung chính sau: Chương I: Tổng quan về công tác quản lý các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước.
- Chương thứ nhất của luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động quản lý các chương trình trọng điểm cấp nhà nước.
- Trong đó, đề cập đến các khái niệm về chương trình trọng điểm, đặc điểm chương trình trọng điểm, khải niệm hoạt động quản lý chương trình trọng điểm dự án trọng điểm cấp nhà nước, nội dung, tiêu chí đánh giá công tác quản lý chương trình trọng điểm nhà nước, mô hình quản lý, kinh nghiệm quản lý các dự án trọng điểm nhà nước về Khoa học công nghệ tại các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chương trình trọng điểm tại Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước ở những chương sau.
- Chương II: Thực trạng công tác quản lý chương trình trọng điểm cấp Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Chương thứ 2 của luận văn đã giới thiệu tổng quan về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Chương trình trọng điểm Nhà nước - Bộ Khoa học Công nghệ.
- Luận văn cũng đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản lý các chương trình trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ.
- Qua các phân tích này, tác giả đã chỉ ra được Nguyễn Văn Đức - Ngành Quản trị Kinh doanh - Đại học Bách Khoa Hà Nội Page 4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động quản lý các chương trình trọng điểm, tạo cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ trong thời gian tới.
- Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án trọng điểm cấp Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong chương thứ 3, luận văn đã căn cứ vào các kết quả phân tích, đánh giá của chương 2, đồng thời dựa trên các định hướng phát triển của nhà nước về khoa học công nghệ trong thời đại mới để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ.
- Cụ thể, tác giả đã đưa ra được ba nhóm giải pháp.
- Nhóm giải pháp 1: Giải pháp về mô hình, phương pháp quản lý.
- Nhóm giải pháp 2: Giải pháp về nghiệp vụ quản lý - Nhóm giải pháp 3: Giải pháp về nhân lực, vật lực 6.
- Kết luận Hệ thống các chương trình cấp nhà nước về KH&CN qua các giai đoạn với mục tiêu gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của từng thời kỳ phát triển của đất nước.
- Phương thức thực hiện ngày càng được phát triển theo hướng ưu tiên, trọng tâm trọng điểm và hoàn thiện chuyên nghiệp về tổ chức, quản lý theo mô hình phát triển KH&CN của các nước phát triển trên thế giới.
- Kết quả của các chương trình KH&CN cấp quốc gia đã có đóng góp xứng đáng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là thời kỳ sau đổi mới.
- Các chương trình đã đóng vai trò quyết định đảm bảo ngành KH&CN thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm đồng thời giúp các Bộ, ngành giải quyết những vấn đề ưu tiên phục vụ các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà khả năng một Bộ, ngành không thể đảm được được.
- Đặc biệt trong mục tiêu xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, các chương trình đã có đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao năng lực của nhiều cán bộ khoa học, nhất là các cán bộ khoa học trẻ, tạo tiền đề quan trọng cho việc tiếp thu ứng dụng và phổ biến các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống.
- Vì vậy, việc duy trì hệ Nguyễn Văn Đức - Ngành Quản trị Kinh doanh - Đại học Bách Khoa Hà Nội Page 5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các chương trình trọng điểm Nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ thống các chương trình trọng điểm trong giai đoạn 2016-2020 là việc cần thiết.
- Tuy nhiên, việc bố trí các lĩnh vực ưu tiên và định hướng trong các chương trình trọng điểm cần phải xem xét một cách cẩn trọng trên cơ sở đánh giá một cách khách quan kết quả thực hiện của các chương trình trong thời gian qua đồng thời căn cứ vào những định hướng lớn của KH&CN trong chiến lược phát triển KHCN đến năm 2020.
- Nâng cao hiệu quả quản lý các chương trình trọng điểm nhà nước là một đề tài bao quát nhiều mặt về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế.
- Do vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, những gì đạt được trong luận văn tác giả quan niệm mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, đóng góp những kết quả nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chương trình trọng điểm nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt