« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định 2.
- Nội dung tóm tắt: a.
- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở địa phương, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.
- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (hay còn gọi là cán bộ, công chức cơ sở) có vai trò quyết định đến chất lượng tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.
- Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã song kết quả đạt được còn nhiều hạn chế.
- Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX đã xác định “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.
- Đây là một khâu đột phá nhằm đổi mới và nâng cao năng lực của Chính quyền cơ sở, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ: "Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất, trẻ hóa đội ngũ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là một trong 3 vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách".
- Đó là tiền đề, là định hướng quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- 2 Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định’’ nhằm góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Vụ Bản có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
- Mục đích của đề tài - Mục đích nghiên cứu là hệ thống hoá lý luận các vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi, giới hạn và nhiệm vụ đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong phạm vi huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 và đặc biệt đề xuất các giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã ở huyện Vụ Bản giai đoạn và định hướng đến năm 2025.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Phần nội dung của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Nội dung của chương I nêu những lý luận chung về chính quyền cấp xã, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- vị trí, vai trò, đặc điểm, chức năng của đội ngũ cán bộ, công chưc cấp xã trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.
- Nội dung của chương I cũng đánh giá và làm rõ đặc điểm, chất lượng, các tiêu chí phản ánh chất lượng, đặc biệt làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu 3 nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước.
- Vì họ là những người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của người dân, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Chương 2: Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Vụ Bản.
- Nội dung của chương II nêu những khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Vụ Bản, đồng thời tập trung phân tích, làm rõ thực trạng về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn huyện Vụ Bản có 373 người, trong đó 186 cán bộ và 187 công chức.
- Hiện nay, về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được phân công.
- Các hạn chế, yếu kém có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan thuộc về đội ngũ cán bộ, công chức, có những nguyên nhân khách quan, bên ngoài đã tồn tại khá lâu và chậm được xem xét, giải quyết.
- Để khắc phục những yếu kém, tồn tại của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp hiệu quả, kịp thời để khắc phục.
- Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản.
- Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nội dung chương III tập trung nêu và phân tích các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản.
- Về các nhóm giải pháp gồm có 6 nhóm: nhóm giải pháp về tuyển chọn, bố trí, sử dụng.
- về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện hoạt đông.
- Các giải pháp trên đây dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều mặt về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở thực tiễn quản lý, điều hành và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
- Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau.
- Việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm.
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa các cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản.
- Các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học cũng được sử dụng để xem xét, phân tích thực trạng về chất lượng và những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản.
- Kết luận Với ba phần thể hiện của đề tài nghiên cứu: “Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Từ cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với thực trạng của các xã, thị trấn tại huyện Vụ Bản.
- Làm rõ các chế độ, chính sách ảnh hưởng tới đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - Tìm ra các giải pháp để nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu mà huyện đề ra một cách hiệu quả và cao nhất.
- Với một tinh thần, thái độ, ý thức, trách nhiệm hết sức nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, hoàn thiện đề tài, song do điều kiện về thời gian tập trung nghiên cứu cũng như trình độ, năng lực có hạn, những giải pháp đề xuất của tác giả mới chỉ là bước đầu, chắc chẵn còn có nhiều hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.
- Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp để Đề tài hoàn thiện và sớm được áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
- 5 Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, quá trình giảng dạy tâm huyết, nhiệt tình của tập thể cán bộ, giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên chính TS

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt