« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Viện Điện tử – Viễn thông tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VŨ TÙNG ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VŨ TÙNG ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GVC.
- TS Nguyễn Văn Nghiến đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
- Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
- Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ‘‘Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Viện Điện tử – Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội’’ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực tế và không sao chép.
- 1 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC.
- 6 1.1 Khái niệm về chất lượng và chất lượng trong GDĐH.
- 6 1.1.1 Các khái niệm về chất lượng.
- 6 1.1.2 Chất lượng trong giáo dục Đại học.
- 6 1.2 Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng.
- 10 1.2.1 Chất lượng dịch vụ.
- Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.
- 12 1.3 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL và ứng dụng của thang đo trong giáo dục đại học.
- Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL.
- Ứng dụng của thang đo trong giáo dục đại học.
- Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
- 16 Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 iii Luận văn thạc sĩ 1.4 Các giai đoạn nghiên cứu.
- 20 1.4.1 Nghiên cứu định tính.
- 20 1.4.2 Nghiên cứu định lượng.
- 25 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI .
- 26 2.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển Viện Điện tử – Viễn thông tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- 26 2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Viện điện tử - viễn thông.
- Quy mô đào tạo.
- Chương trình đào tạo đại học.
- Hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo tại Viện Điện tử – Viễn thông.
- 33 2.2 Đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Viện.
- 43 2.3 Đánh giá chung về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo đại học tại Viện Điện tử – Viễn thông tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Chất lượng đào tạo đại học tại Viện Điện tử- Viễn Thông.
- 64 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- 65 Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 iv Luận văn thạc sĩ 3.1 Mục tiêu , nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Viện điện tử - viễn thông trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
- 74 3.1.5 Hoàn thiện cấu trúc chương trình đào tạo.
- 83 Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 v Luận văn thạc sĩ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CLĐT Chất lượng đào tạo CLDV Chất lượng dịch vụ ĐH Đại học GDĐH Giáo dục đại học PTN Phòng thí nghiệm SV Sinh viên HKVT Hàng không Vũ trụ Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 vi Luận văn thạc sĩ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính.
- 21 Bảng 1.3: Thang đo nghiên cứu.
- 54 Viện điện tử - Viễn thông.
- Thực trạng cơ sở vật chật của Viện điện tử - Viễn thông.
- 59 Bảng 2.19: Số lượng giảng viên của Viện điện tử - Viễn thông.
- 61 Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 vii Luận văn thạc sĩ DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman et al.
- 13 Mô hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài.
- 17 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện Điện tử - Viễn thông.
- 27 Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 viii Luận văn thạc sĩ MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới.
- Mọi người bàn luận về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội, trong các ngành công nghiệp, quản trị kinh doanh, dịch vụ...và trong lĩnh vực giáo dục.
- Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong các trường đại học nói riêng.
- Việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị đào tạo.
- Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và xu thế toàn cầu hóa giáo dục đại học cũng không nằm ngoài qui luật đó.
- Toàn cầu hóa giáo dục đại học là đặc điểm nổi bật của tiến trình phát triển giáo dục đại học thế kỉ XXI.
- Tất cả các nền đại học không phân biệt là nền đại học của nước phát triển đang phát triển đều nằm trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa.
- Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do giáo dục đang trở thành một ngành dịch vụ, dịch vụ giáo dục ngày càng lành mạnh và gia tăng theo chiều hướng thu hút của các nước giàu đối với các nước nghèo, của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển.
- Trước bối cảnh trên cần xây dựng một nền dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam bản lĩnh, truyền thống chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.
- Khi giáo dục đại học là một loại hình dịch vụ điều này đồng nghĩa các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Đối tượng khách hàng chủ yếu của các cơ sở giáo dục đại học là người học, cụ thể ở đây chính là sinh viên.
- Có thể nói sinh viên đóng nhiều vai trò trong dịch vụ đào tạo đại học, đây là khách hàng quan trọng vì tham gia trực tiếp vào toàn bộ quá trình dịch vụ và cũng là sản phẩm của giáo dục đào tạo.
- Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học nước ta không ngừng phát triển cả về qui mô và chất lượng.
- Trong hệ thống đại học công lập có: Đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm, đại học đa ngành, chuyên ngành, đại học mở, đại học cộng đồng.
- Trong mạng lưới đại học ngoài công lập có đại học bán công và dân lập.
- Nhiều trường đại học đang được hiện đại hóa từ cơ sở vật chất kĩ thuật đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, v.v.
- Tuy nhiên, Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 1 Luận văn thạc sĩ nhìn nhận một cách khách quan, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và việc nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thách thức gay gắt nhất đối với giáo dục hiện nay là giữa yêu cầu phát triển quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
- Thực tế cho thấy, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngân sách hàng năm đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng còn thấp, không đủ trang trải cho những yêu cầu tối cần thiết về các điều kiện đảm bảo như: trường sở, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng thực hành.
- Bên cạnh đó yêu cầu nhanh chóng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập giáo dục nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như việc đổi mới chương trình nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đang đòi hỏi có những nỗ lực và quyết tâm cao.
- Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang đóng vai trò chủ đạo.
- Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ- sản phẩm mà đơn vị cung ứng.
- Chất lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ không phải bởi các đơn vị.
- Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng dịch vụ qua ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm - người học (sinh viên) đang trở nên hết sức cần thiết.
- Qua đó, các đơn vị đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng có cách nhìn nhận khách quan về những gì mình đã cung cấp, những gì mình kỳ vọng thay vì chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trình độ đầu vào - đầu ra và kết quả học tập của sinh viên và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
- Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá và một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Viện Điện tử – Viễn thông tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
- Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 2 Luận văn thạc sĩ 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1.
- Mục đích chung Trong giai đoạn xã hội hóa giáo dục, mở cửa và hội nhập, đào tạo đại học được gọi như là một dịch vụ và các đơn vị đào tạo là nhà cung cấp dịch vụ.
- Nghiên cứu của luận văn sẽ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ của Nhà trường.
- Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được chất lượng đào tạo hiện nay của Viện Điện tử – Viễn thông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đồng thời giúp cho cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy tại Viện nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.
- Mục đích cụ thể - Hệ thống hóa lý luận về chất lượng và chất lượng trong giáo dục đại học.
- Hệ thống lý thuyết thang đo SERVQUAL - Đo lường chất lượng đào tạo thông qua sử dụng thang đo SERVQUAL.
- Đo lường sự tác động của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên.
- Đo lường sự phân bố khác biệt của các yếu tố chất lượng đào tạo và đo lường sự hài lòng của sinh viên theo các yếu tố nhân khẩu học.
- Phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào giới hạn về không gian và thời gian: nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tại Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào sinh viên hệ đại học chính qui năm thứ 2, thứ 3 và năm thứ 4 đang học tập tại Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Luận văn này tập trung đánh giá chất lượng đào tạo của Viện Điện tử – Viễn thông thông qua sự hài lòng của sinh viên, vì vậy các câu hỏi tập trung xoay quanh yếu tố này.
- Câu hỏi nghiên cứu: Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 3 Luận văn thạc sĩ Thực trạng về sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Viện Điện tử viễn thông- Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Viện Điện tử viễn thông- Đại học Bách Khoa Hà Nội? Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố này khác nhau như thế nào? Yếu tố nào trong quá trình đào tạo khiến sinh viên hài lòng hơn các yếu tố khác? 5.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá chất lượng đào tạo của Viện Điện tử – Viễn thông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thông qua sự hài lòng của sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học hệ chính qui tại Viện Điện tử – Viễn thông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội .
- Nghiên cứu lựa chọn Viện Điện tử – Viễn thông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội là nơi nghiên cứu chính thức cho luận văn, đây là nơi mà học viên cao học đang công tác.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: người nghiên cứu tiến hành thu thập và phân tích những tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó đánh giá về cách tiếp cận nghiên cứu trước đây, những ưu và nhược điểm của từng cách tiếp cận nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó xây dựng mô hình và lý thuyết nghiên cứu cho đề tài hiện tại.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
- Kết cấu của luận văn CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 4 Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Học viên: Nguyễn Vũ Tùng Lớp: QTKD 3 5 Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1 Khái niệm về chất lượng và chất lượng trong GDĐH 1.1.1 Các khái niệm về chất lượng Khái niệm chất lượng đã xuất hiện từ rất lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo.
- Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào, chúng ta đều thấy xuất hiện thật ngữ chất lượng.
- Tuy nhiên hiểu thế nào là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản.
- Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội.
- Do tính phức tạp đó nên hiện này có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng.
- Dưới đây là một số cách hiểu về khái niệm “chất lượng”.
- Theo Juran “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”.
- Theo Feigenbaum “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không được nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh.
- Theo Russell “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài lòng khách hàng”.
- Theo Ishikawa (Nhật Bản) “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường”.
- ISO Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.
- 1.1.2 Chất lượng trong giáo dục Đại học Khái niệm “Chất lượng giáo dục đại học” hay “ Chất lượng trong giáo dục đại học” có nhiều cách hiểu khác nhau, nguyên nhân là do cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt