« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục xuất nhập khẩu - Bộ công thương.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công Thương Tác giả luận văn: Hoàng Xuân Vũ Khóa: 2014A QTKD2 Người hướng dẫn: GVC.TS Phạm Thị Thanh Hồng Từ khoá: quản lý nhập khẩu,Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công Thương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, chính sách mở cửa vì hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả khả quan cho nền kinh tế, trong đó hoạt động nhập khẩu đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng lên, đòi hỏi Nhà nước phải có sự quản lý nhập khẩu chặt chẽ để vừa đảm bảo được sự phát triển cân đối của nền kinh tế vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
- Ngoài ra, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì các biện pháp quản lý nhập khẩu vừa phải được thực hiện đúng cam kết vừa phải phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam cũng như bảo hộ sản xuất trong nước.
- Với những yêu cầu đặt ra về lý luận và thực tiễn trên, việc tìm hiểu chuyên sâu và nghiên cứu vấn đề “ Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công Thương” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- *Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhập khẩu, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương trong việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu –Bộ Công Thương trong thời gian tới.
- Để thực hiện mục đích nghiên cứu này, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau.
- Làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhập khẩu.
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể tại Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương giai đoạn tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhập khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu –Bộ Công Thương.
- Về thời gian: Đề tài đánh giá thực trạng quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương giai đoạn trọng tâm từ khi Việt Nam gia nhập WTO-2007 đến nay).
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nhập khẩu, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhập khẩu của Cục Xuất nhập khẩu –Bộ Công Thương.Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công Thương bao gồm thực trạng hoạt động quản lý nhập khẩu và đưa ra những giải pháp thích hợp để hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu.
- Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu –Bộ Công Thương và các doanh nghiệp nhập khẩu và có tính thực tiễn cao.
- d) Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thông qua nguồn Bộ Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan và thu thập các tài liệu của các đơn vị, chuyên gia kinh tế.
- Sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, chứng minh, tổng hợp, thống kê, so sánh trong quá trình nghiên cứu.
- sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá kết quả nghiên cứu.
- sử dụng phương pháp trực quan để trình bày kết quả nghiên cứu.
- e) Kết luận Ngoài ý nghĩa luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu để Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công Thương tham khảo áp dụng, góp phần hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu của Bộ Công Thương, của Cục Xuất nhập khẩu, làm tài liệu cho các đơn vị và doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu tham khảo trong quá trình quản lý hoạt động nhập khẩu của đơn vị.
- Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhập khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nhập khẩu của Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công Thương giai đoạn 2007-2015.
- Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhập khẩu tại Cục Xuất nhập khẩu –Bộ Công Thương giai đoạn 2016-2020

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt