« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Cao Tô Linh Từ khóa : Huyện Thanh Trì, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.
- Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính.
- Vì vậy, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy chương trình hành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bao gồm nhiều cấp.
- tuy nhiên, cán bộ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã) có tầm quan trọng bậc nhất.
- Lý do là mặc dù cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Trên thực tế, cán bộ cấp xã hàng ngày phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- vì vậy, nếu đội ngũ này thiếu phẩm chất và năng lực sẽ gây những hậu quả tức thời và nghiêm trọng về nhiều mặt cho các địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình.
- b, Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này phải đạt được các kết quả quan trọng, cụ thể sau.
- Kết quả thiết lập phương pháp đánh giá và các yếu tố trực tiếp quyết định tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.
- Kết quả đánh giá tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã huyện Thanh Trì trong thời gian qua cùng những nguyên nhân.
- Kết quả đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã huyện Thanh Trì trong thời gian tới.
- Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã huyện Thanh Trì trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã huyện Thanh Trì.
- Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, phường hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Đảng ủy, UBND huyện Thanh Trì, cho Đảng ủy, UBND cấp xã ở huyện Thanh Trì trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ.
- d, Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thống kế mô tả, điều tra – xin ý kiến .
- e, Kết luận Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH.
- tiếp tục đưa huyện Thanh Trì trở thành huyện có kinh tế - xã hội phát triển mạnh, bền vững.
- Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã ở huyện Thanh Trì trong giai đoạn tới.
- Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm của các cấp, các ngành, và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của từng cán bộ, công chức cơ sở.
- Với tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm hết sức nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, hoàn thiện đề tài, song do điều kiện về thời gian tập trung nghiên cứu cũng như trình độ năng lực có hạn, những giải pháp đề xuất của tác giả mới chỉ là bước đầu, chắc chắn còn nhiều hạn chế, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.
- Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và sớm được áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã huyện Thanh Trì.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt